Giáo án Ngữ văn 11 (Tự chọn) - Nguyễn Văn Hòa

A. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức: Giúp HS cảm nhận và phân tích được vẻ đẹp của hình tượng li khách, đồng thời hiểu được thái độ tình cảm của người đưa tiễn Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.

 2. Kĩ năng: Khái quát, tổng hợp, đánh giá, đọc-hiểu văn bản thơ.

 3. Thái độ: Tình cảm quý trọng những người thân yêu.

B. Chuẩn bị:

 1. Chuẩn bị của thầy: Tài liệu tự chọn, soạn giáo án.

 2. Chuẩn bị của trò: Soạn bài theo hướng dẫn của SGK.

C. Hoạt động:

 1. Kiểm tra bài cũ: Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Giải đi sớm?

 2. Giới thiệu bài mới:

 

doc69 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3867 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 (Tự chọn) - Nguyễn Văn Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chiến.
- Thể loại: Hành-một thể thơ cổ TQ, có âm điệu trầm hùng...
II. Đọc-hiểu văn bản:
1. Hình tượng người đưa tiễn:
- Không gian: có sông, sóng mà cũng chẳng có một chút gì.
- Thời gian: là chiều mà cũng không phải là chiều.
→ Không gian, thời gian mờ nhòe, khó xác định: đó chính là không gian, thời gian của tâm trạng, một tâm trạng buồn tê tái.
- Tâm trạng ấy được biểu hiện qua:
+ " Có tiếng sóng ở trong lòng": bâng khuâng , xao xuyến.
+ " Sao đầy...trong mắt trong": Đôi mắt thể hiện một nỗi sầu chia li, một nỗi nhớ mênh mang, vời vợi.
- Nghệ thuật: điệp từ, sử dụng từ phủ định, câu hỏi tu từ: Tạo nên giai điệu đặc biệt, một giọng điệu vừa rắn rỏi, gân guốc vừa sâu lắng thiết tha.
* Người ở lại mang một tâm sự nhớ nhung da diết, khôn nguôi, một nỗi buồn, nỗi sầu chia li.
2. Hình tượng người ra đi:
- Quyết tâm ra đi: Một giã gia đình một dửng dưng; Chí nhớn...không mạnh mẽ, dứt khoát, sắt đá của một đấng trượng phu.
→ Đó là một thái độ, tư thế mang màu sắc cao cả, có sức hấp dẫn.
- Buồn thương, nhớ nhung, luyến tiếc, lo nghĩ:
+ Biết người buồn hôm trước, sáng nay... day dứt, dằn vặt.
+ Bị níu kéo từ nhiều phía: mẹ già, em trai, em nhỏ... lưu luyến khôn nguôi.
- Dứt khoát, lạnh lùng, trong nỗi day dứt.
+ Mẹ thà...chiếc lá.
+ Chị thà..hạt bụi
+ Em thà...men rượu say.
- NT: điệp từ, câu hỏi tu từ...làm nổi bật tình cảm lưu luyến, ngậm ngùi, thương nhớ của li khách.
→ Hình ảnh người ra đi mang một vẻ đẹp cao cả.
III. Tổng kết:
- Nội dung:
- Nghệ thuật:
	3. Củng cố: HS nắm vững hình tượng trung tâm của tác phẩm: Li khách, nghệ thuật của bài thơ.
	4. Luyện tập: GV cho HS bình giảng khổ thơ đầu của bài thơ.
Tiết 14 HƯỚNG DẪN ĐỌC-HIỂU MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC 	
Ngày soạn: 04/12/11 VIỆT NAM 
 THƠ DUYÊN
 --- Xuân Diệu---
A. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức: Giúp HS nắm được vẻ đẹp của mối tương giao giữa con người với con người, con người với vũ trụ. Cảm nhận được cái nhìn mới mẻ vào cõi sống huyền diệu và lối diễn đạt duyên dáng, độc đáo của bài thơ.
	2. Kĩ năng: Khái quát, tổng hợp, đánh giá, đọc-hiểu văn bản thơ.
	3. Thái độ: Nhạy cảm, tinh tế trong cuộc sống.
B. Chuẩn bị:
	1. Chuẩn bị của thầy: Tài liệu tự chọn, soạn giáo án.
	2. Chuẩn bị của trò: Soạn bài theo hướng dẫn của SGK.
C. Hoạt động:
	1. Kiểm tra bài cũ: Khung cảnh chia li, tiễn biệt của người ở lại và người ra đi trong bài thơ Tống biệt hành?
	2. Giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung.
 GV: Yêu cầu HS trình bày được xuất xứ của bài thơ?
*Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản
GV: Lưu ý HS khi cảm nhận về bài thơ phải giải thích ý nghĩa nhan đề.
GV: Gợi ý một số ý.
GV: Yêu cầu HS phân tích mối tương giao huyền diệu của tạo vật.
GV yêu cầu HS phát hiện, phân tích các yếu tố: thời gian, cảnh sắc, đường nét...
GV cho HS nhận xét chung về bức tranh thiên nhiên và nỗi lòng thi nhân?
GV: Yêu cầu HS phân tích sự khao khát hòa điệu tâm hồn:
GV gợi ý cách phân tích: Cảnh vật, lòng người được thể hiện như thế nào trong bài thơ?
GV: Mối tương quan giữa anh và em, giữa anh với thiên nhiên tạo vật?
GV: Yêu cầu HS phát hiện, nhận xét các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ.
* Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tổng kết.
I. Tìm hiểu chung:
1. Xuất xứ:
- Bài thơ được Xuân Diệu viết năm 1942, in trong tập Thơ thơ.
2. Thể thơ:
- Tự do: 7 chữ.
II. Đọc-hiểu văn bản:
1. Nhan đề:
- Duyên: Sự hòa hợp trong tình cảm lứa đôi, mối tình định sẵn do sự tác hợp của cơ trời.
- Thơ duyên: 
+ Mối (quan hệ) tương giao hòa hợp con người với con người, con người với thiên nhiên.
+ Thơ để làm duyên, để bắc cầu tình yêu.
2. Mối tương giao huyền diệu của tạo vật:
a. Thời điểm:
- Chiều mộng: êm ả, thơ mộng→ mới mẻ, sang tạo.
- Lần đầu rung động: Lòng người hòa hợp ý nhi trong cảnh chiều thần tiên , một buổi gặp gỡ bất ngờ.
b. Cảnh sắc:
- Âm thanh: ríu rít cặp chim chuyền; động tiếng huyền.
→ Nhạc điệu rất vui tươi, rạo rực.
- Màu sắc: xanh ngọc, nắng trở chiều, mây biếc, cò trắng...
 → Màu sắc trong trẻo, hài hòa, tươi tắn, lấp lánh ánh sáng và tràn đầy sự sống.
- Đường nét: nhánh duyên, cặp chim chuyền, con đường nhỏ nhỏ, lả lả cành hoang...
→ Cảnh đẹp thướt tha, uyển chuyển, hòa nhịp.
* Bức tranh thiên nhiên thật êm đềm, thơ mộng, rất sinh động, cuốn hút, bộc lộ một tâm trạng say sưa, ngây ngất.
3. Sự khao khát hòa điệu tâm hồn:
- Luận giải về những rung động ban đầu:
 Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn
Lần đầu rung động nỗi yêu thương
→ Lời thổ lộ mang nét duyên dáng học trò: mãnh liệt mà rụt rè; khát khao mà không can đảm...
- Anh, em xuất hiện khó hiểu:
+ Em bước điềm nhiên: vô tư, thanh thản, trong trắng.
+ Anh đi lững thững: ngập ngừng, e ấp.
+ Anh-em: như một cặp vần: so sánh độc đáo, diễn tả được tình cảm trong sáng, tụ nhiên.
- Tổng hòa vũ trụ:
+ Không gian và cảnh sắc mênh mông, vô tận: mây biếc..gấp gấp, con cò...phân vân.
+ Lòng người: phân vân, ngơ ngẩn, ngây ngất: Không biết đi về phương nào, nuối tiếc ngỡ ngàng và bị giục giã.
+ Lòng anh thôi đã cưới lòng em: Từ dùng rất mới lạ, nó khẳng định sự đắm đuối, say mê hạnh phúc.
III. Tổng kết:
- Nội dung.
- Nghệ thuật
	3. Củng cố: GV khắc sâu cho HS năm vững các nội dung của bài học: Vẻ đẹp, của mối tương giao giữa người với người, người với thiên nhiên, tạo vật.
	4. Luyện tập: GV cho HS bình giảng khổ thơ cuối.
Tiết 15,16: TÁC GIA XUÂN DIỆU, NAM CAO:	
Ngày soạn: 04/12/11 
 TÁC GIA NAM CAO 
A. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức: Nắm được những nét chính về cuộc đời Xuân Diệu, giá trị nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của Nam Cao. Thấy được những đóng góp của Nam Cao về quan điểm, chủ đề, và phong cách nghệ thuật .
	2. Kĩ năng: Khái quát, tổng hợp, đánh giá.
	3. Thái độ: Yêu quý thơ văn Nam Cao.
B. Chuẩn bị:
	1. Chuẩn bị của thầy: Tài liệu tự chọn, soạn giáo án.
	2. Chuẩn bị của trò: Soạn bài theo hướng dẫn của SGK.
C. Hoạt động:
	1. Kiểm tra bài cũ:
	2. Giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về tiểu sử Nam Cao.
GV yêu cầu HS trình bày lại tiểu sử của Nam Cao? Và chỉ ra điểm quan trọng nhất về cuộc đời Nam Cao?
GV: Những đặc điểm về con người Nam Cao?
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về sự nghiệp văn học 
GV: Nêu quan điểm sáng tác của Nam Cao? Cho ví dụ?
GV: Quan điểm sáng tác của Nam Cao sau CMT8?
GV: Nêu nội dung chính của đề tài người tri thức nghèo? Ví dụ minh họa?
GV: Giá trị trong những sáng tác của ông về đề tài người tri thức?
--- Hết tiết 15, chuyển sang tiết 16---
GV: Em biết những tác phẩm của Nam Cao về đề tài người nông dân nghèo?
GV yêu cầu HS kể tên những tác phẩm viết về đề tài người nông dân?
GV: Nội dung của đề tài viết về người nông dân là gì? 
GV: Sau cách mạng ngòi bút Nam Cao có gì khác với trước cách mạng? 
GV: Vì sao nói Nam Cao là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo?
* Hoạt động 3: GV hướng dẫn cách tìm hiểu truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao:
GV: Yêu cầu HS giải thích nhan đề của tác phẩm?
GV: Yêu cầu HS tóm tắt lại tác phẩm
GV: Gợi ý HS cách phân tích truyện ngắn Chí Phèo.
I. Vài nét về tiểu sử và con người
1. Tiểu sử:
- Tên thật Trần Hữu Tri: (1915 - 1951)
- Quê làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. 
- Bút danh Nam Cao do ghép hai chữ đầu tên huyện và tổng mà thành.
- Ông sinh ra trong một gia đình đông con, ông là người duy nhất học hết bậc thành chung.
- Nam Cao vào đời với cuộc sống gieo nao, vất vả: đi làm ở nhiều nơi: Sài Gòn, Hà Nội. Cuối cùng thất nghiệp, sống bằng nghề viết văn và làm gia sư.
- 1943 tham gia Hội Văn hóa cứu quốc.
- 1945 tham gia Tổng khởi nghĩa và cướp chính quyền.
- Sau CMT8 tham gia kháng chiến chống Pháp.
- 1950 ông tham gia chien dịch biên giới.
- 1951 hi sinh trên con đường đi công tác.
2. Con người:
- Bề ngoài: có vẻ lạnh lùng, khó gần "Cái mặt không chơi được".
- TG nội tâm: rất phong phú:
+ Có tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương.
+ Gắn bó ân tình với quê hương, với người nghèo khổ bị áp bức, khinh miệt.
+ Luôn suy tư, trăn trở về bản thân, về cuộc sống.
II. Sự nghiệp văn học.
 1. Quan điểm nghệ thuật.
 a. Trước cách mạng tháng Tám:
 * Quan niệm sống và viết:
- Trước CMT8, Nam Cao đã từng tìm đến với VHLM, nhưng sau đó ông đã tìm đến với CNHT, Ông cho rằng rghệ thuật phải bám sát vào cuộc đời, gắn bó với đời sống nhân dân lao động: Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than ( Giăng sáng).
- Nhà văn phải có đôi mắt của tình thương, tác phẩm văn chương hay, có giá trị phải chứa đựng nội dung nhân đạo sâu sắc: Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca ngợi tình thương, lòng bác ái
- Văn chương nghệ thuật là lĩnh vực đòi hỏi phải khám phá, tìm tòi, sáng tạo: Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai có ( Đời thừa)
- Lao động nghệ thuật là một hoạt động nghiêm túc, công phu; người cầm bút phải có lương tâm, có trách nhiệm, có nhân cách xứng đáng với nghề nghiệp. Sự cẩu thả là bất lương, là đề tiện.
 b. Sau cách mạng: 
 * Quan niệm sống đã rồi hãy viết. 
- Ông coi lợi ích dân tộc là trên hết, lợi ích cách mạng là trên hết. Nam Cao từng nghĩ Muốn vứt cả bút đi để cầm lấy súng . Ông cho rằng Góp sức vào công việc không nghệ thuật lúc này chính là sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn (Nhật kí Ở rừng).
2. Các đề tài chính.
 a. Trước cách mạng: 2 đề tài chính.
* Người tri thức nghèo.
- Những tác phẩm tiêu biểu: Sống mòn, Đời thừa, Những chuyện không muốn viết, Giăng sáng, Quên điều độ, Nước mắt... 
- Nội dung: 
+ Tấn bi kịch tinh thần của những người tri thức tài năng, có hoài bão và nhân phẩm, nhưng lại bị gánh nặng của cơm áo, gạo tiền đè bẹp, phải sống mòn như một kẻ vô ích, một đời thừa…
+ Cuộc đấu tranh kiên trì của những người tri thức nghèo trước sự cám dỗ của lối sống ích kỉ, để thực hiện lí tưởng sống, vươn tới một cuộc sống cao đẹp.
+ Diễn tả hết sức chân thực tình cảnh nghèo khổ, dở sống, dở chết của những nhà văn nghèo. Ông đi sâu vào những bi kịch tâm hồn họ để từ đó tố cáo xã hội trà đạp lên ước mơ con người: 
- Phê phán xã hội phi nhân đạo đã tàn phá tâm hồn con người, thể hiện niềm khao khát cuộc sống có ích, thật sự có ý nghĩa.
* Người nông dân nghèo.
- Những tác phẩm chính: Chí phèo, Một bữa no, Tư cách mõ, Lang rận, Lão Hạc, Dì Hảo, Nửa đêm, Mua danh, Trẻ con không biết ăn thịt chó…
- Nội dung+ Bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám: Nghèo đói, xơ xác, bần cùng.
+ Kết án đang thép xã hội bất công tàn bạo đã khiến cho một bộ phận nông dân nghèo đói bần cùng, lưu manh hóa. Quan tâm đến số phận hẩm hiu, bị ức hiếp, bị xô đẩy vào con đường cùng của tội lỗi. Ông lên tiếng bênh vực quyền sống, và nhân phẩm của họ
 ( Chí phèo, Lang rận, Lão Hạc, Dì Hảo…)
+ Chỉ ra những thói hư tật xấu của người nông dân, một phần do môi trường sống, một phần do chính họ gây ra( Trẻ con không biết ăn thịt chó, rửa hờn…)
+ Phát hiện và khẳng định được nhân phẩm và bản chất lương thiện của người nông dân, cho dù bị xã hội vùi dập, bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính.( Chí Phèo.)
b. Sau cách mạng:
- Sau cách mạng, Nam Cao là cây bút tiêu biểu của văn học giai đoạn kháng chiến chống Pháp. ( Nhật kí ở rừng, Đôi mắt, tâp kí sự Chuyện biên giới…).
3. Phong cách nghệ thuật.
- Là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo:
+ Đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần của con người.
+ Biệt tài phát hiện, miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật.
+ Rất thành công trong ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm.
+ Kết cấu truyện độc đáo, mới lạ, hấp dẫn, vừa phóng túng, linh hoạt vừa chặt chẽ, thống nhất.
+ Giọng văn: buồn thương, chua chát, dửng dưng, lạnh lùng mà đầy thương cảm, đằm thắm
III. Về kiệt tác Chí Phèo của Nam Cao:
1. Về nhan đề tác phẩm:
- Nhan đề thứ nhất: Cái lò gạch cũ : quẩn quanh, bế tắc.
- Nhan đề thứ hai: Đôi lứa xứng đôi: Mang tích chất giật gân, gây sự chú ý cho người đọc, phù hợp với thị hiếu của một bộ phận công chúng lúc bấy giờ.
- Nhan đề thứ ba: Chí Phèo: Làm nổi bật chủ đề tác phẩm.
2. Tóm tắt:
Chí Phèo là một đứa trẻ không cha không mẹ, được người ta nhặt đem về nuôi. Từ nhỏ đến năm 20 tuổi Chí Phèo là một nông dân hiền lành như đất, hắn làm canh điền cho nhà Lí Kiến. Lí Kiến ghen với Chí Phèo vì hắn được bà ba gọi lên bóp chân, xoa bụng,…Thế là một hôm Chí Phèo bị giải lên huyện rồi phải đi tù.
 Sau bảy, tám năm biệt tích, hắn trở về bộ dạng khác hẳn. Hắn uống rượu rồi cầm vỏ chai đến nhà bá Kiến (lúc này Lí Kiến đã là Bá Hộ) chửi bới, rạch mặt, ăn vạ,…Bá Kiến lại xử nhũn với hắn. Thế là Chí Phèo bị mua chuộc trở thành tay sai của bá Kiến . Hắn tác oai, tác quái với người dân làng Vũ Đại.
 Cuộc đời Chí cứ trượt dài trong tội lỗi. Cho đến khi Chí gặp Thị Nở, một người đàn bà xấu xí, dở hơi. Nửa đêm Chí Phèo đau bụng nôn mửa. Sáng hôm sau tỉnh dậy hắn bâng khuâng buồn. Hắn thấm thía nhận ra tình cảnh cô độc của mình. Thị Nở đến và bưng cho hắn một bát cháo hành. Hắn cảm động vì đây là lần đầu tiên hắn được một bàn tay đàn bà chăm sóc.Hắn khát khao làm người lương thiện và muốn lấy Thị Nở nhưng khi Thị Nở về xin ý kiến bà cô cho Thị lấy Chí Phèo thì bà cô đã ngăn cản.Bị từ chối, Chí Phèo lại uống rượu và ôm mặt khóc rưng rức, rồi hắn xách dao đến nhà bá Kiến đòi làm người lương thiện…và rút dao đâm chết bá Kiến sau đó đâm cổ tự sát.
3. Gợi ý cách phân tích:
- HS có thể chọn các cách phân tích sau:
+ Phân tích theo vấn đề ý nghĩa xã hội, nhân sinh của truyện.
+ Phân tích theo tuyến nhân vật.
+ Hoặc phân tích từng mối quan hệ giữa nhân vật chính Chí Phèo với làng Vũ Đại và các nhân vật có quan hệ trực tiếp.
- Chú ý đến kết cấu truyện: Kết cấu vòng tròn-Đầu cuối tương ứng. Hình ảnh cái lò gạch cũ.
- Ngôn ngữ truyện: Lời nhân vật và lời người kể chuyện.
	3. Củng cố: GV lưu ý HS nắm nội dung chính của bài học: Tiểu sử, quan điểm sáng tác, sự nghiệp văn học, phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao và cách tìm hiểu truyện ngắn Chí Phèo.
Tiết 17,18: TÁC GIA XUÂN DIỆU, NAM CAO:	
Ngày soạn: 04/12/11 
 TÁC GIA XUÂN DIỆU 
A. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức: Nắm được những nét chính về cuộc đời Xuân Diệu, giá trị nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của Xuân Diệu. Thấy được những đóng góp của của Xuân Diệu về tư tưởng thẩm mĩ và phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu.
	2. Kĩ năng: Khái quát, tổng hợp, đánh giá.
	3. Thái độ: Yêu quý thơ văn Xuân Diệu.
B. Chuẩn bị:
	1. Chuẩn bị của thầy: Tài liệu tự chọn, soạn giáo án.
	2. Chuẩn bị của trò: Soạn bài theo hướng dẫn của SGK.
C. Hoạt động:
	1. Kiểm tra bài cũ:
	2. Giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về tiểu sử Nam Cao.
GV: Yêu cầu HS trình bày những nét chính về tiểu sử của nhà thơ Tố Hữu?
HS: Trao đổi, suy nghĩ trình bày.
GV: Lưu ý các ý chính như: Về quê quán Cha đàng ngoài mẹ ở đàng trong; về quá trình học tập; về quá trình hoạt động… Đặc biệt là về tâm hồn Xuân Diệu, con người Xuân Diệu.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về sự nghiệp văn học 
GV: Nhận xét chung về sự nghiệp thơ văn của Xuân Diệu?
GV: Kể tên những tác phẩm chính của ông? Cho biết trong sáng tác của mình, ông có mấy thể loại? Trong đó loại nào là chủ yếu? Vì sao?
--- Hết tiết 17, chuyển sang tiết 18---
GV: Nêu tên những tập thơ chính của Xuân Diệu?
GV: Nêu những đặc điểm về nội dung trong thơ Xuân Diệu?
V: Nhận xét ngắn gọn về nghệ thuật thơ Xuân Diệu?
GV: Về văn Xuân Diệu có những tác phẩm nào? Kể tên những tác phẩm chính?
GV: Nêu đặc điểm văn của Xuân Diệu?
* Hoạt động 3: Gv hướng dẫn HS tổng kết chung.
I. Vài nét về tiểu sử và con người
1. Tiểu sử:
- Xuân Diệu (1916 – 1985) còn có bút danh là Trảo Nha, tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu. Ông thân sinh Xuân Diệu là một nhà nho, quê ở làng Trảo Nha (nay là xã Đại Lộc), huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh; mẹ thi sĩ quê ở Gò Bồi, xã Tùng Giản, huỵên Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Xuân Diệu lớn lên ở Quy Nhơn.
- Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy học tư và làm viên chức ở Mĩ Tho (nay là Tiền Giang), sau đó ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn, là thành viên của Tự lực văn đoàn. 
- Xuân Diệu tham gia Mặt trận Việt Minh từ trước cách mạng tháng Tám năm 1945. Ông hăng say hoạt động trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật. Cả cuộc đời ông gắn bó với nền văn học dân tộc.
- Ông là uỷ viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam các khoá I, II, III. Năm 1983,Xuân Diệu được bầu là viện sĩ thông tấn Viện Hàn Lâm nghệ thuật cộng hoà dân chủ Đức.
   - Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và của tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời mãnh liệt. Từ sau cách mạng, thơ Xuân Diệu hướng mạnh vào thực tế đời sống rất giàu tính thời sự. Ông cổ vũ và hăng hái thể nghiệm khuynh hướng tăng cường chất hiện thực trong thơ. Xuân Diệu hấp dẫn bởi một phong cách nghệ thuật độc đáo với ba đặc điểm chính:
-Một tâm hồn đặc biệt nhạy cảm trước sự vận động của thời gian.
-Một trái tim luôn hướng đến mùa xuân, tuổi trẻ, tình yêu nơi trần thế bằng niềm yêu đời, yêu sống cuồng nhiệt, sôi nổi.
-Một nghệ sĩ học tập nhiều ở cấu trúc thơ Tây Phương hoàn thiện thơ trữ tình điệu nói để hiện đại hoá thơ Việt.
   Xuân Diệu là một cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, dồi dào, bền bỉ, có đóng góp to lớn trên nhiều lĩnh vực đối với nền văn học Việt Nam hiện đại. Xuân Diệu xứng đáng với danh hiệu một nhà thơ lớn, một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hoá lớn. Ông được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).
II. Sự nghiệp văn học.
 - Suốt nửa thế kỷ lao động nghệ thuật, Xuân Diệu đã có những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp văn học nước nhà, được khẳng định trên nhiều phương diện: nhà thơ, nhà văn, người viết tiểu luận, phê bình và là nhà dịch thuật… ở cả hai chặng đường trước và sau cách mạng tháng Tám, Xuân Diệu đều có cống hiến to lớn cho nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông xứng đáng được coi là một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hoá lớn. 
   - Xuân Diệu để lại một sự nghiệp văn học lớn, tiêu biểu là các tập thơ: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Riêng chung (1960), Mũi cà Mau – Cầm tay (1962), Hai đợt sóng (1967), Tôi giấu đôi mắt (1970), Thanh ca (1982); Các tập văn xuôi: Phấn thông vàng (1939), Trường ca (1945); các tập tiểu luận phê bình, nghiên cứu văn học: Những bước đường tư tưởng của tôi (1958), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, hai tập (1981, 1982), Công việc làm thơ (1984)… 
   Có thể tìm hiểu sự nghiệp văn học của Xuân Diệu chủ yếu trên hai lĩnh vực: Thơ, văn ở hai giai đọan: trước và sau cách mạng tháng Tám.
1. Thơ (trước và sau cách mạng tháng Tám). 
   Xuân Diệu là nhà thơ lãng mạn tiêu biểu của phong trào Thơ mới và ông được đánh giá là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh) với những tác phẩm: Thơ thơ, Gửi hương cho gió.
   Chủ đề chính của thơ Xuân Diệu trước cách mạng là:
-Niềm say mê ngoại giới, khát khao giao cảm với đời và tình yêu cuộc sống.
-Nỗi cô đơn rợn ngợp của cá thể trước không gian mênh mông, thời gian xa thẳm.
-Một khát vọng tình yêu mạnh mẽ, cuồng nhiệt và cũng là nỗi đau của một trái tim yêu đắm say mà không được đền đáp.
   Sau cách mạng, Xuân Diệu đã có một sự đổi mới trong tâm hồn và trong thơ. Từ một nhà thơ lãng mạn bậc nhất của phong trào Thơ mới, ông trở thành nhà thơ cách mạng. Tình cảm yêu nước và trách nhiệm công dân đã chắp cánh cho hồn thơ Xuân Diệu. Ông say sưa viết  về Tổ quốc, Đảng, chủ tịch Hồ Chí Min

File đính kèm:

  • docGiao an tu chon Ngu van 11 ki 1.doc