Giáo án Ngữ văn 11 - Trần Thị Mai Thanh

NGỮ CẢNH

A. Mục tiêu bài học: - Giúp HS nắm được khái niệm, các yếu tố, vai trò của ngữ cảnh trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ.

- Nói và viết phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp, có năng lực lĩnh hội chính xác nội dung, mục đích lời nói, câu văn trong mối quan hệ ngữ cảnh.

B. Cách thức tiến hành: Dùng phương pháp qui nạp trong thảo luận và trả lời câu hỏi.

C. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài dạy.

D. Tiến trình bài học:

1. Kiểm tra bài cũ: Tâm trạng của Liên? Tình cảm của tác giả với người dân phố huyện?

2. Giới thiệu bài mới.

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Gọi HS đọc SGK/102.

Ngữ cảnh là gì?

Gọi HS đọc SGK?

Nhân vật giao tiếp là gì?

Trong ngữ cảnh có những nhân vật giao tiếp gì?

Khi giao tiếp, các nhân vật chú ý gì? Mối quan hệ: Trên, dưới, ngang nhau.

Bối cảnh ngoài ngôn ngữ chia làm mấy loại?

Bối cảnh giao tiếp hẹp là gì?

Hiện thực được nói đến là gì?

Văn cảnh là gì?

Vai trò của văn cảnh?

Ngữ cảnh có vai trò gì với quá trình nhận thức, tạo lập lời nói? I. Khái niệm: Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói.

VD: “Súng giặc .trời tỏ”.

Bối cảnh đau thương tủi nhục nhưng oanh liệt của dân tộc.

II. Các nhân tố của ngữ cảnh:

1. Nhân vật giao tiếp: - Nhân vật giao tiếp là những người trực tiếp tham gia nói (viết), nghe.

- Quan hệ của nhân vật giao tiếp luôn chi phối nội dung và hình thức giao tiếp.

2. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ:

a. Bối cảnh ngôn ngữ giao tiếp rộng: Bao gồm toàn bộ xã hội, địa lí, chính trị, kinh tế, văn hoá, phong tục tập quán của cộng đồng ngôn ngữ.

b. Bối cảnh giao tiếp hẹp: Là nơi chốn, thời gian phát sinh ra câu nói cùng với những sự việc, hiện tượng xảy ra xung quanh.

VD: SGK.

c. Hiện thực được nói tới: Đó có thể là hiện thực bên ngoài các nhân vật giao tiếp, có thể là hiện thực tâm trạng của con người.

3. Văn cảnh: - Văn cảnh là lời đối thoại hoặc đơn thoại, có thể ở dạng nói hoặc dạng viết.

- Văn cảnh là cơ sở cho việc sử dụng và lĩnh hội ngôn ngữ.

III. Vai trò của ngữ cảnh: Ngữ cảnh có vai trò quan trọng trong quá trình tạo lập và lĩnh hội lời nói.

 

doc106 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1036 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Trần Thị Mai Thanh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác so sánh.
- Mục đích: Nhằm cho người tự kiêu ra tác hại của nó.
àVận dụng hai phương pháp trong một đoạn văn là cách lập luận tốt nhất.
2. Bài tập 2:
- Từ đầuànhất là 2 câu 3-4, tác giả sử dụng lập luận phân tích.
- Phần còn lại: Lập luận so sánh.
àLập luận phân tích là chủ yếu.
- Để làm rõ vấn đề tác giả đã sử dụng thao tác phân tích để người đọc hiểu rõ. Sau đó so sánh nâng cao vấn đề.
3. Bài tập 3:
* Củng cố- Dặn dò: Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia.
Tiết 45+46:
Đọc văn: HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA
 Vũ Trọng Phụng 
A. Mục tiêu bài học: Giúp HS thấy và hiểu được bản chất lố lăng đồi bại của xã hội tư sản thành thị trước CMT8 và nghệ thuật trào phúng đặc sắc của Vũ Trọng Phụng qua đoạn trích.
B. Cách thức tiến hành: GV hướng dẫn HS đọc và trả lời câu hỏi thảo luận. 
C. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài dạy.
D. Tiến trình bài học:
1. Ổn định kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Nêu nét cơ bản về nhà văn Vũ Trọng Phụng?
Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của Vũ Trọng Phụng mà em biết?
GV có thể nọi dung chính của một số tiểu thuyết: Vỡ đê, giông tố.
Tiểu thuyết “Số đỏ” được sáng tác vào năm nào?
Hãy tóm tắt tác phẩm “Số đỏ”?
Đoạn trích “Hạnh phúc một tang gia” được trích từ chương mấy của tác phẩm?
Nêu nội dung chính của đoạn trích?
Theo em nhan đề của đoạn trích nói lên vấn đề gì?
Niềm hạnh phúc chung của gia đình cụ cố Hồng khi cụ cố tổ chết là gì?
Niềm hạnh phúc của cụ cố Hồng được thể hiện qua chi tiết nào?
Tại sao vợ chồng Văn Minh lại hạnh phúc khi cụ tổ mất?
Bộ mặt buồn, đăm chiêu của văn minh nói lên điều gì?
Tại sao tuyết có vẻ mặt buồn của người nhà có đám?
Cậu Tú Tân và ông Phán tại sao lại hạnh phúc khi cụ tổ mất?
Cảnh đưa đám được diễn ra như thế nào?
Tâm trạng, thái độ của tang gia và những người nhà buôn vỡ nợ.
Tham gia đưa đám ra sao?
Em có nhận xét gì về cảnh đưa đám và hạ huyệt của cụ tổ?
Nêu nghệ thuật của đoạn trích?
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK?
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả: - Vũ Trọng Phụng (1912-1939) tại Hà Nội, quê gốc Hưng Yên.
- Ông sinh ra trong một gia đình nghèo, cha mất sớm, học hết tiểu học, Vũ Trọng Phụng phải đi làm.
- Ông sống chủ yếu bằng nghề viết báo, viết văn.
- 25 tuổi bị bệnh lao, 27 tuổi mất.
- Ông căm ghét xã hội thực dân nửa phong kiến. Đây là cơ sở để tạo nên nhiều tác phẩm hay của ông.
- Gần 10 năm cầm bút, Vũ Trọng Phụng đã để lại số lượng tác phẩm khá lớn (SGK).
- Ông được xem là nhà văn hiện thực xuất sắc 1936-1939 và được mệnh danh là “Vua phóng sự Bắc Kì”.
2. Tiểu thuyết Số đỏ: 
a. Xuất xứ: Báo Hà Nội 7/10/1936; in thành sách năm 1939. 
b. Tóm tắt: SGK.
3. Đoạn trích: 
a. Xuất xứ: Chương XV của tác phẩm.
b. Nội dụng: cái chết của cụ cố Hồng và niềm hạnh phúc của một gia đình đại bất hiếu.
II. Đọc hiểu:
1. Nhan đề: - Chứa đựng nghịch lý ở đời.
- Làm nổi bật mâu thuẫn giữa hạnh phúc và bất hạnh. Từ đó toát lên tiếng cười phê phán, phơi bày thức chất của tầng lớp thượng lưu tư sản thành thị.
2. Niềm hạnh phúc của gia đình đại bất hiếu:
- Tất cả những thành viên trong gia đình không đau lòng trước cái chết mà trái lại hết thảy đều sung sướng hạnh phúc.
- Trên cái chung của niềm hạnh phúc là mọi người đều được hưởng gia tài, khi tờ di chúc của cụ tổ được thực hiện thì mỗi thành viên trong gia đình còn có niềm sung sướng riêng.
+ Con trai trưởng của cụ Hồng thì mơ được mặc áo xô gai, vừa khóc vừa lụ khụ chống gậy để được người ta khen già dù mới 50 tuổi.
+ Bà vợ ông Hồng không lo tang ma mà chỉ lo hạnh phúc của cô con út. Ông cố Hồng không biết gì cũng chỉ nói mãi “Biết rồinói mãi”.
+ Vợ chồng Văn Minh thì vui vì số đồ tang tân thời của họ được lăng xê, quảng cáo. Văn thì còn rất hài lòng về tấm di chúc đã thực hiện, duy chỉ có điều khiến ông băn khoăn là không biết xử lý Xuân ra sao khiến ông phân vân, vò đầu, bứt tai, đăm chiêu hợp với hoàn cảnh nhà có đám tang.
àTrong suy nghĩ của Văn Minh về xuân “Hai cái tội nhỏ, một cái ơn to” àQuan hệ con người biểu hiện qua những tính toán giả dối, bộ mặt đăm chiêu là để toan tính riêng tư đâu để xót thương người chếtàtình người đâu còn.
- Tuyết thì sung sướng vì được mặc áo tang tân thời.
- Cậu Tú Tân hạnh phúc vì được dùng cái máy ảnh đã chuẩn bị từ lâu.
- Ông Phán mọc sừng hạnh phúc vì được chia thêm vài ngàn đồng.
3. Cảnh đưa đám: - Diễn ra huyên náo, to tát đến nỗi người nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng nếu không gật gật cái đầu.
- Đám tang là một sân khấu lớn và mỗi thành viên là một diễn viên.
+ Người đi đưa đám mặt ai cũng buồn, nhưng kì thực họ đến để gặp gỡ, hẹn hò, ghen tuông nhau
+ Tang gia thì khóc lóc mỉa mai nhau.
+ Tác giả miêu tả hai tiếng khóc là tiếng của cụ cố Hồng và của ống cháu rể quí hoá “Hứt!...Hứt!...Hứt!” nhưng thực tế là để trao đổi làm ăn với Xuân tóc đỏ.
àBộ mặt giả dối của tầng lớp tư sản thành thị.
4. Nghệ thuật:- Nghệ thuật miêu tả đặc sắc.
- Lời văn trào phúng.
- Giọng văn đầy chất trào phúng.
III. Tổng kết: Học ghi nhớ SGK.
Tiết 47:
Tiếng Việt: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
A. Mục tiêu bài học: - Giúp HS nhận rõ đặc điểm của “Ngôn ngữ báo chí” và “Phong cách ngôn ngữ báo chí”.
- Có kĩ năng viết tin, phân tích bài bình luận hay phóng sự báo chí.
B. Cách thức tiến hành: GV hướng dẫn HS thảo luận, trả lời câu hỏi . 
C. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài dạy.
D. Tiến trình bài học:
1. Ổn định kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Cho HS quan sát một số tờ báo quen thuộc: Tuổi trẻ, Thế giới Phụ nữ.
Thế nào là văn bản báo chí?
Báo chí tồn tại ở dạng nào?
Gọi HS đọc bản tin SGK.
GV đọc 2 bản tin trong báo.
Bản tin là gì?
Gọi HS đọc phóng sự trong SGK.
GV cho HS đọc một phóng sự trong báo.
Phóng sự là gì?
Cho HS đọc tiểu phẩm trong SGK.
GV đọc một tiểu phẩm trong báo.
Tiểu phẩm là gì?
Cho HS đọc SGK.
Ngôn ngữ báo chí là gì?
Hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 3 SGK.
I. Tìm hiểu chung: 
1. văn bản báo chí:
- Báo chí có nhiều thể loại: Bản tin, phóng sự, phỏng vấn, bình luận, quảng cáo.
- Báo chí tồn tại ở các dạng: Nói, viết, hình, điện tử.
2. Một số thể loại báo chí:
a. Bản tin: Có thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác.
b. Phóng sự: Thực chất là bản tin được mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện, cung cấp cho người đọc cái nhìn cụ thể.
c. Tiểu phẩm: Là một thể loại báo gọn nhẹ, dân dã, có sắc thái mỉa mai, hàm chứa chính kiến về thời cuộc.
3. Ngôn ngữ báo chí: 
- Ngôn ngữ báo chí dùng để thông báo tin tức, thời sự, chính trị, xã hội. Cập nhật, phản ánh dư luận quần chúng, quan điểm chính kiến của tờ báo, thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
- Ngôn ngữ báo chí đa dạng, mỗi thể loại có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ.
II. Luyện tập:
1. Bài tập 3.
*Củng cố - dặn dò: - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
- Soạn bài: Trả bài viết số 3.
Tiết 48:
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 3
A. Mục tiêu bài học: Giúp HS nhận ra lỗi sai để chuẩn bị tốt cho bài thi học kì.
B. Cách thức tiến hành: Luyện tập, thảo luận.
C. Phương tiện thực hiện: SGK, Bài làm của HS, Thiết kế bài học.
D. Tiến trình bài học: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV đọc những bài mắc nhiều lỗi sai, phân tích và sửa chung cho HS.
Gọi HS đọc đề.
Theo em với đề như thế ta phải làm gì?
Cho HS 5 phút để thảo luận?
HS phát biểu ý kiến, các HS khác bổ sung.
GV nhận xét, định hướng để HS rút ra vấn đề.
GV nhận xét chung bài viết số 3.
Gọi 2 HS có bài làm tốt đọc bài viết của mình trước lớp.
GV tiến hành gọi điểm vào sổ để kiểm tra độ trung thực của HS.
1. GV đưa ra nhận xét lỗi sai của HS: Lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi đặt câu, lỗi diễn đạt.
2. Đưa ra đáp án (dự kiến).
- Cảnh chiều tác động đến Liênà Cô buồn man mác.
- Trước giờ khắc ngày tàn, chứng kiến cuộc sống lam lũ nghèo khổ của những người dân, đặc biệt những đứa trẻ Liên cảm thương.
- Tâm trạng buồn chán trước cuộc sống đơn điệu nơi phố huyện khi màn đêm buông xuống.
- Sự đối lập ánh sáng đối lập với bóng tốià cuộc sống Hà Nội đối lập với cuộc sống phố huyện.
- Liên háo hức chờ đoàn tàu.
- Ý nghĩa đoàn tàuà khao khát, ước mơ cuộc sống mới của Liên.
- Sự cảm thông chân thành của tác giả.
3. GV nhận xét chung về bài số 3.
- Nhận xét về cách trình bày: Sạch sẽ.
- Kiến thức: Đa số HS đảm bảo kiến thức. Cần cố gắng phát huy để chuẩn bị tốt cho bài viết số 4.
4. Trả bài:
- Đọc bài làm tốt.
- Gọi điểm vào sổ.
* Củng cố- dặn dò:
- Soạn bài: Một số thể loại văn học: Thơ - Truyện.
Tiết 49: 
MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ - TRUYỆN
A. Mục tiêu bài học: - Giúp HS phân biệt được: Loại, thể trong văn học.
- Hiểu khái quát được đặc điểm của một số thể loại văn học.
B. Cách thức tiến hành: GV nêu câu hỏi, hướng dẫn HS thảo luận, trả lời câu hỏi . 
C. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài dạy.
D. Tiến trình bài học:
1. Ổn định kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Gọi HS đọc phần mở đầu SGK.
Loại là gì? VD?
Thể là gì? VD?
Thể và loại có mối quan hệ như thế nào?
Gọi HS đọc SGK.
Thơ là gì?
Thơ có những đặc trưng cơ bản nào?
Thơ có mấy kiểu?
Đọc thơ phải trải qua những bước gì để hiểu đúng bài thơ?
Ba bước đó, bước nào quan trọng nhất?
Truyện là gì?
Đặc trưng của truyện.
Truyện có những kiểu nào?
Đọc truyện như thế nào để đạt hiệu quả?
I. Tìm hiểu chung:
1. Loại thể văn học:
- Loại là phương thức tồn tại chung.
- Thể là sự hiện thực hoá của loại.
- Trong mỗi loại có nhiều thể. Trong một thể loại có nhiều kiểu.
Trữ tìnhà Thơà Thơ trữ tình, thơ tự sự.
(Loạià Thểà Kiểu).
2. Các thể tiêu biểu:
a. Thơ: 
- Khái niệm: Thơ là thể tiêu biểu của loại trữ tình. Thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng con người bằng ngôn ngữ cô đọng, gợi cảm, giàu hình ảnh nhạc điệu.
- Đặc điểm của thơ:+ Giàu chất trữ tình.
+ Giàu nhạc điệu.
- Phân loại:+ Theo nội dung: Tự sự, trữ tình, trào phúng.
+ Tổ chức: Cách luật, tự do, văn xuôi.
- Cách đọc: + Đọc kĩ xuất xứ, hoàn cảnh, mục đích, tác giả bài thơ.
+ Cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh.
+ Lí giải, đánh giá.
b. Truyện:
- Khái niệm: Ghi nhớ SGK trang 136
- Đặc trưng: + Mạng tính khách quan.
+ Cốt truyện được tổ chức một cách nghệ thuật.
+ Ngôn ngữ linh hoạt gần với đời sống.
- Phân loại: Truyện dân gian, truyện viết bằng chữ Hán - Nôm, truyện ngắn - vừa – dài.
- Cách đọc: + Tìm hiểu xuất xứ.
+ Phân tích cốt truyện.
+ Phân tích nhân vật.
+ Xác định ý nghĩa tư tưởng truyện.
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
- Nghệ thuật miêu tả cảnh:
+ Điểm nhìn: Caoà thấp, xaà gần.
+ Màu xanh trải dài.
- Lấy động tả tĩnh:
- Ngôn ngữ đặc sắc:
+ Cách gieo vần “eo”.
+ Giàu hình tượng.
- Tả cảnh ngụ tình.
2. Bài tập 2.
*Củng cố - dặn dò: - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK trang 136.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- Cho HS thảo luận 5 phút.
- GV nhận xét phần thảo luận của HS.
- GV gọi HS đọc bài tập 2.
- Hướng dẫn HS về nhà làm.
- Soạn bài Chí Phèo của Nam Cao.
Tiết 50+51:
CHÍ PHÈO
 Nam Cao
A. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
- Hiểu được những nét cơ bản về con người, sự nghiệp văn chương của Nam Cao.
- Thấy được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo mới mẻ qua các nhân vật Bá Kiến, Chí Phèo.
- Hiểu được điển hình hoá miêu tả tâm lý nhân vật, cách kể và kết thúc truyện của Nam Cao.
B. Cách thức tiến hành: GV nêu vấn đề, hướng dẫn HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
C. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
D. Tiến trình bài học: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Gọi HS đọc SGK phần I trang 137.
Khái quát về cuộc đời của Nam Cao?
Bút danh Nam cao được hình thành từ đâu?
Nam Cao hy sinh trong trường hợp nào?
Cuộc đời Nam Cao có ảnh hưởng như thế nào đến những sáng tác của ông?
Bề Ngoài Nam Cao là người như thế nào?
Bản chất con người Nam Cao ra sao?
Em có nhận xét gì về con người Nam Cao?
Nam Cao quan niệm như thế nào về nhà văn chân chính?
Theo Nam Cao thế nào là văn chương chân chính?
Gọi HS đọc phần II SGK?
Trước CMT8 Nam Cao viết về những đề tài gì?
Đề tài Người trí thức được Nam Cao phản ánh như thế nào?
Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu về đề tài Người trí thức nghèo?
Đề tài về Người nông dân được tác giả thể hiện ở những khía cạnh nào?
Kể tên các tác phẩm tiêu biểu về đề tài này?
Sau CMT8 Nam Cao đã viết đề tài gì? Kể tên các tác phẩm tiêu biểu?
Nghệ thuật viết văn của Nam Cao có những gì đặc sắc?
Em có nhận xét gì về giọng văn của Nam Cao? 
I. Cuộc đời và con người: 
1. Cuộc đời:- Nam Cao tên tên thật là Trần Hữu Tri (1917-1951).
- Ông sinh trong một gia đình nông dân nghèo ở Hà Nam.
- Bút danh Nam Cao lấy từ quê hương huyện Nam Sang tổng Cao Đà.
- Học hết bậc Thành trung, Nam cao vào Sài Gòn làm báo, không có sức khoẻ, ông ra Bắc sống bằng nghề dạy học và viết văn.
- Năm 1940, Nam Cao về quê dạy học.
- Năm 1943 ông tham gia Hội văn hoá cứu quốc.
- Năm 1945 tham gia cướp chính quyền ở Lý Nhân – Hà Nam, được bầu làm Chủ tịch xã lâm thời.
- Năm 1946 tham gia kháng chiến chống Pháp ở Nam trung bộ.
- Năm 1947 làm công tác báo chí ở Việt Bắc.
- Năm 1950 tham gia chiến dịch biên giới.
- Tháng 11 năm 1951 bị địch phục kích trên đường đi công tác, ông hy sinh tại Ninh Bình.
- Năm 1996 được Nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
à Bản thân Nam Cao là một trí thức nghèo trong xã hội cũ, lại sống gắn bó với cuộc sống nông thôn. Đó là nhân tố làm nên giá trị cho các tác phẩm về người nông dân, người trí thức nghèo của ông.
2. Con người: - Bề ngoài ít nói, nội tâm phong phú, sống nghiêm khắc, trung thực.
- Giàu lòng yêu thương đôn hậu, sống gắn bó với người nông dân nghèo, hướng tới con đường “Nghệ thuật vị nhân sinh”.
à Con người trung thực, nghiêm khắc, vượt qua lối sống tầm thường vươn lên sống đẹp.
II. Quan điểm nghệ thuật:
- Nhà văn không nên quay lưng với hiện thực, phải quan tâm tới đời sống con người, nói lên nỗi khổ của họ. “Nghệ thuật không là ánh trăng lừa dối, và không nên là ánh trăng lừa dối”.
- Nhà văn phải biết đặt cuộc sống trên văn chương, phải có tình thương nhân cách và lương tâm nghề nghiệp “Cẩu thả trong bất cứ nghề nghiệp gì là bất lương, sự cẩu thả trong văn chương là đê tiện”
- Văn chương chân chính phải có lý tưởng nhân đạo, làm cho con người gần nhau hơn.
- Bản chất của văn chương là sáng tạo, không tìm tòi sáng tạo thì không phải là văn chương “văn chương không cần những người thợ khéo tay làm theo những kiểu mẫu có sẵn, văn chương cần những người khơi nguồn chưa ai khơi”.
- Sau CMT8 ông quan niệm “Sống rồi hãy viết”. Ông tận tụy trong mọi công việc với quan điểm “Bây gời tôi làm những việc không nghệ thuật để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn”
III. Sự nghiệp sáng tác:
1. Trước CMT8: 
a. Đề tài người trí thức nghèo: ông miêu tả chân thực cuộc sống nghèo nàn, mòn mỏi của những nhà văn nghèo, nhà giáo nghèo, học sinh. Họ là những người có ý thức, hoài bão, nhân phẩm nhưng lại bị cơm áo ghì chặt. Qua đó tác giả phê phán xã hội phi nhân đạo, bóp nghẹt cuộc sống, tàn phá tâm hồn tài năng của những người trí thức trong xã hội (Sống mòn, Đời thừa, Giăng sáng)
b. Đề tài người nông dân: Ông quan tâm đến những người bị ức hiếp có số phận bi thảm. Ông bênh vực người nông dân và kết án xã hội tàn bạo phá hoại thể xác tâm hồn của người lao động nghèo (Lão Hạc, Chí Phèo, Dì Hảo, Một bữa no).
2. Sau CMT8: Ông tự rèn luyện và sáng tác những tác phẩm thể hiện thái độ dứt khoát, từ bỏ lối sống cũ, con người cũ đi theo cách mạng “Đôi mắt, Nhật ký ở rừng, Chuyện Biên giới”
3. Nghệ thuật: - Giàu chất hiện thực, triết lý, trữ tình.
- Miêu tả, phân tích tâm lý nhân vật tinh tế, khám phá từng ngõ ngách sâu kín trong tâm hồn con người.
- Ngôn ngữ tự nhiên, sinh động, gần gũi nhưng xúc tích.
- Giọng văn: Khi lạnh lùng khinh bạc lúc trữ tình sôi nổi thiết tha.
*Củng cố - dặn dò: - Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK trang 142.
- Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo).
Tiết 52:
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ (Tiếp theo)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Gọi HS đọc SGK.
Ngôn ngữ báo chí có những phương tiện diễn đạt nào?
Từ vựng trong ngôn ngữ báo chí được thể hiện như thế nào?
Ngữ pháp trong ngôn ngữ báo chí được sử dụng như thế nào?
Ngôn ngữ báo chí sử dụng những biện pháp tu từ nào?
Ngoài ba phương tiện ngôn ngữ trên, khi sử dụng ngôn ngữ báo chí ta cần lưu ý vấn đề gì?
Nêu các đặc trưng của ngôn ngữ báo chí? Nêu đặc điểm, tác dụng của các đặc trưng đó?
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
Văn bản này thể hiện những đặc trưng nào của ngôn ngữ báo chí?
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
GV hướng dẫn cho HS viết.
HS ngồi viết bài làm của mình.
I. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí:
1. Các phương tiện diễn đạt:
a. Từ vựng: Hết sức phong phú, ở mỗi phạm vi phản ánh, mỗi thể loại báo chí đều có lớp từ dành riêng.
b. Ngữ pháp: Câu văn trong ngôn ngữ báo chí thường ngắn gọn, rõ ràng, sáng sủa, đảm bảo thông tin chính xác.
c. Biện pháp tu từ: - Sử dụng từ ngữ thể hiện sự so sánh, liên tưởng, ẩn dụ, hoán dụ, đảo ngữ. Kết hợp câu ngắn dài xen kẽ.
- Dạng nói: Phát âm chuẩn.
- Dạng viết: Cỡ chữ, kiểu chữ, màu sắc, hình ảnh phong phú.
2. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí: 
a. Tính thông tin thời sự: Chính xác về thời gian, địa điểm, nhân vật, sự kiện.
b. Tính ngắn gọn: Lời văn ngắn, lượng thông tin cao.
c. Tính sinh động hấp dẫn: Nhằm kích thích sự tò mò hiểu biết của người đọc.
II. Luyện tập: 
1. Bài tập 1:
- Tính thông tin thời sự: Chính xác về thời gian, địa điểm và sự kiện.
- Tính ngắn gọn: Có 6 dòng, 107 tiếng nhưng mang lượng thông tin lớn.
2. Bài tập 2: 
*Củng cố - dặn dò: - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
- Soạn bài: Chí Phèo (Tiếp theo).
Tiết 53+54:
Đọc văn: CHÍ PHÈO (Tiếp theo)
A. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
- Hiểu được những nét cơ bản về con người, sự nghiệp văn chương của Nam Cao.
- Thấy được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo mới mẻ qua các nhân vật Bá Kiến, Chí Phèo.
- Hiểu được điển hình hoá miêu tả tâm lý nhân vật, cách kể và kết thúc truyện của Nam Cao.
B. Cách thức tiến hành: GV nêu vấn đề, hướng dẫn HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
C. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
D. Tiến trình bài học: 
1. Kiểm tra bài cũ: Đặc trưng của ngôn ngữ báo trí?
2. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV nhắc lại: Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao về đề tài người nông dân nghèo được ông viết trước CMT8.
Hãy tóm tắt tác phẩm?
*Đây là tác phẩm quan trọng, GV cho 2 đến 3 HS tóm tắt, sau đó GV tóm tắt lại lần nữa.
Theo em, chủ đề tư tưởng của tác phẩm này là gì?
Tìm những chi tiết miêu tả nhân vật Bá Kiến?
Theo em Bá Kiến là người như thế nào?
Tóm tắt lai lịch của Chí Phèo?
Quá trính lưu manh hoá của Chí Phèo diễn ra như thế nào?
Nguyên nhân nào giúp cho Chí Phèo thức tỉnh?
Sự thức tỉnh đó được diễn ra như thế nào?
Ý nghĩa của việc Nam Cao để cho Chí Phèo thức tỉnh trở lại?
Khát khao trở lại làm người của Chí Phèo có thực hiện được không? Tại sao?
Hành động tự kết thúc tấm bi kịch cuộc đời mình của Chí Phèo có ý nghĩa gì?
Theo em tại sao Nam cao không để cho Chí Phèo tiếp tục sống?
Em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ của tác phẩm?
*GV: Chí Phèo địa diện cho cả lớp người nông dân Việt Nam trước CMT8, đó là nhân vật điển hình, Làng Vũ đại cũng là xã hội nông thôn Việt Nam trước CMT8 được thu nhỏ. Bi kịch của Chí Phèo là bi kịch chung của bao số phận. Họ cứ rơi vào vòng luẩn quẩn của cuộc sống, cái lò gạch cũ ở đầu và cuối tác phẩm nói lên điều đó. 
I. Tìm hiểu chung:
1. Tóm tắt tác phẩm: Truyện kể về cuộc đời đen tối, bi thảm của người nông dân tên gọi Chí Phèo. Hắn là một đứa con hoang bị bỏ rơi, qua tay nhiều người, lớn lên làm công cho nhà Bá Kiến. Vì ghen vô cớ, Bá Kiến đã đẩy Chí Phèo vào tù. Khi ra tù, hắn bị Bá Kiến lợi dụng biến thành tay sai, dần dần Chí Phèo trở thành kẻ mất hết nhân hình, nhân tính bị mọi người xa lánh. Mối tình bất ngờ với Thị Nở khiến Chí Phèo muốn trở lại làm người nhưng định kiến xã hội làm Chí Phèp tuyệt vọng, đâm chết kẻ thù và kết liễu đời mình.
2. Chủ đề: Qua tấm bi kịch của cuộc đời Chí Phèo, tác giả đã tố cáo xã hội thối nát, không bảo vệ được cuộc sống của người dân lương thiện, đồng thời 

File đính kèm:

  • docTuan_6_Van_te_nghia_si_can_Giuoc.doc