Giáo án Ngữ văn 11 - Tôi yêu em
Trong thơ Puskin có một số bài thơ không đặt tiêu đề. Vì thế có người gọi đó là Vô đề. Dịch giả Thúy Toàn đã lấy điệp khúc “Tôi yêu em” làm tiêu đề cho bài thơ này
- Đại từ Tôi có nhiều nghĩa:
+ Có thể là Puskin
+ Có thể là trái tim yêu của những chàng trai, Puskin là người thư kí trung thành
của những trái tim ấy.
- Cặp đại từ nhân xưng “ Tôi – em”
+ Gợi mối quan hệ giữa nhân vật trữ tình với đối tượng có khoảng cách vừa gần vừa xa, vừa đằm thắm vừa dang dở
+ Là tình yêu đơn phương của chàng trai
dành cho nhân vật “em”
TÔI YÊU EM A.Pu-skin A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: Kiến thức: - Giúp học sinh biết được những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp thơ của Pu-skin - Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng của bài thơ cả về nội dung lẫn ngôn từ nghệ thuật. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản - Phân tích được vẻ đẹp giản dị, trong sáng, tinh tế về hình thức ngôn từ và nội dung tâm tình. - Kĩ năng trình bày quan điểm của mình trước đám đông. 3. Thái độ: - Có cái nhìn đúng đắn về một tình yêu đích thực và hướng đến một tình yêu cao thượng, chân thành và thủy chung. - Nhận thức về quan niệm tốt đẹp, đúng đắn và cách ứng xử có văn hóa trong tình yêu. B. Phương pháp và phương tiện thực hiện 1. Phương pháp Phương pháo giao tiếp. Phương pháp bình giảng. Phương pháp vấn đáp. Phương pháp nêu vấn đề. Phương pháp gợi mở. 2. Phương tiện thực hiện: - Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 tập 2 - Phiếu học tập cho học sinh. - Giáo án điện tử PPT. C. Cách thức tiến hành - Học sinh phải chuẩn bị bài Tôi yêu em của Pu-skin ở nhà, trả lời hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa và sách bài tập. Ngoài ra còn phải tìm hiểu những nét chính về cuộc đời tác giả Puskin - Giáo viên: Phải chuẩn bị kĩ nội dung kiến thức về A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin và bài thơ Tôi yêu em ( Mở rộng các bài thơ khác về chủ đề tình yêu của Pu-skin). Tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, cho học sinh trình bày về sự cảm thụ bài thơ. D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức - Cho học sinh ổn định tổ chức. ( 1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ, thay vào đó giáo viên sẽ chiếu cho học sinh xem một clip giới thiệu một vài nết cơ bản về nhà thơ Pu-skin và những mối tình trong cuộc đời của ông. ( 3 phút) 3. Bài mới: Lời vào bài: ( 3 phút) Người ta thường nói, trên đời này có một thứ tình cảm đau đớn nhất nhưng cũng vĩ đại nhất, thứ tình cảm mà bạn cố gắng đến mấy cũng không thể nào đạt được. Đó là tình yêu đơn phương. Còn gì đau đớn hơn khi tình yêu chẳng được đáp trả, cho đi mà người ta chẳng buồn nhận. Chỉ biết lặng lẽ ngắm nhìn cuộc sống của người ta từ một nơi rất xa, bởi biết rằng mình không thể bước vào cuộc sống đó. Hay chăng đó là thứ tình yêu khi ta chạm vào nó sẽ hệt như chạm vào xương rồng – sẽ cảm thấy đau đớn và rỉ máu. Puskin – “Mặt trời của thi ca Nga” cũng vậy. Ông cũng đã trải qua mối tình đơn phương thầm kín để rồi viết lên những lời thơ chan chứa cho tình cảm đó qua “Tôi yêu em”. Nhưng nếu thông thường ta thường thấy những hờn giận, trách móc trong tình yêu không được đền đáp thì chàng trai trong “Tôi yêu em” lại có cách thể hiện đầy văn hóa của một trái tim chân thành và nồng nhiệt nhưng không kém phần cao thượng. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu khái quát về tác giả và tác phẩm. ( 15 phút) - Gọi HS đọc phần Tiểu dẫn trong SGK Giáo viên: -Em hãy nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Puskin? Học sinh trả lời: Cuộc đời: A-lếch-xan-đrơ Xéc- ghê-ê-vích Pu-skin (1799-1837) Puskin là “ Mặt trời của thi ca Nga”, là nhà thơ vĩ đại “có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lịch sử văn chương mà cả trong lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga” (N.A. Đô-brô-liu-bốp). Sự nghiệp: Là một thi sĩ lừng danh với hơn 800 bài thơ trữ tình, là tác giả của nhiều cuốn tiểu thuyết, trường ca, truyện ngắn, ngụ ngôn xuất sắc. Giáo viên nhận xét và chốt lại ý chính. Giáo viên: Dựa vào sách giáo khoa, em hãy giới thiệu vắn tắt về hoàn cảnh ra đời của bài thơ? Học sinh trả lời. Giáo viên nhận xét và chốt lại ý chính. - Nhìn vào nhan đề bài thơ gợi cho em những cảm nghĩ gì? Câu hỏi gợi mở: + Tôi ở đây là ai? + Cặp đại từ nhân xưng “tôi – em” giúp em nhìn nhận như thế nào về mối quan hệ giữa hai người này? Câu hỏi gợi mở: +Tại sao không phải là “ Anh yêu em” mà lại là “ Tôi yêu em”? Giáp viên nhận xét và chốt ý chính. Giáo viên đọc bài “Ngài và anh, cô và em để minh họa thêm” Nàng buột miệng đổi tiếng ngài trống rỗng Thành tiếng anh thân thiết đậm đà Và gợi lên trong lòng đang say đắm Bao ước mơ tràn hạnh phúc reo ca Trước mặt nàng tôi trầm ngâm đứng lặng Không thể rời ánh mắt khỏi nàng Và tôi nói: Thưa cô, cô đẹp lắm! Mà thâm tâm anh quá đỗi yêu em! Giáo viên: - Dựa vào bài thơ, bạn nào có thể cho biết kết cấu bài thơ được chia gồm mấy phần? Học sinh: Bài thơ có thể chia thành hai phần: - Có thể chia làm hai phần, phần một là bốn khổ thơ đầu, phần hai là bốn khổ thơ cuối. Giáo viên nhận xét và chốt ý chính: Giáo viên: Gọi học sinh đọc bản dịch của Thúy Toàn trong SGK trang 60 - Từ bản dịch nghĩa em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ và hình ảnh trong bản dịch thơ của Thúy Toàn? Câu hỏi gợi mở: Bản dịch thơ đã bám sát nội dung của bản dịch nghĩa chưa? Những từ ngữ, hình ảnh được sử dụng trong bản dịch thơ đã thể hiện được đầy đủ ý nghĩa của bản dịch nghĩa không? Dịch nghĩa: Tôi yêu em “Tôi đã yêu em: tình yêu vẫn, có lẽ Chưa tắt hẳn trong tâm hồn tôi; Nhưng hãy để nó không làm phiền em nữa; Tôi không muốn làm em buồn vì cứ điều gì. Tôi đã yêu em lặng thầm, vô vọng, Bị giày vò khi bởi sự rụt rè, khi bởi nỗi ghen tuông; Tôi đã yêu em chân thành như thế đó, dịu dàng như thế đó, Cầu trời cho em được người khác yêu thương cũng như thế.” Nhận xét: Có một số từ , ngữ, hình ảnh chưa sát với phần dịch nghĩa - Dòng 1,5 và dòng 7: Ở phần dịch thơ, động từ yêu được dùng ở thì hiện tại. Nhưng nếu xét trong nguyên tác, chúng ta cần hiểu rõ rằng Puskin đang nói đến động từ “yêu” ở thì quá khứ. Có nghĩa rằng tình yêu ấy đã đi qua và trở thành kỉ niệm, còn nếu nó ở thì hiện tại thì sự chuyển biến lại hoàn toàn khác, nó sẽ có nghĩa là đang yêu. - Dòng 2: Ở phần dịch thơ: lời thơ bóng bẩy nhờ hình ảnh “ ngọn lửa tình”, đó là do dịch giả suy ra từ chữ “tắt” trong nguyên tác. Thực ra “tắt” đó chính là chấm dứt, nó không liên quan đến sự suy luận lửa và lụi tàn. - Dòng 3 và 4: Ý nghĩa khẳng định được nhấn mạnh hơn ở phần dịch nghĩa. Sự quyết tâm tâm cả lý trí thể hiện trên bề mặt ngôn từ: nhưng, hãy, để, không. - Dòng 8: Câu dịch của Thúy Toàn mang hàm ý so sánh. Nhưng trong nguyên tác lại không so sánh giữa nhân vật tôi và người khác mà là sự thừa nhận rằng tôi không thể mang lại hạnh phúc cho em. Đó chính là sự tột cùng của một tình yêu cao thượng, tột cùng đớn đau. Giáo viên nhận xét và chốt ý chính. I. Đọc và tìm hiểu chung: 1. Tác giả: ( học sinh tự gạch ý trong SGK để ghi vào phiếu học tập). 2. Tác phẩm “ Tôi yêu em” - Đề tài: tình yêu – chủ đề lớn trong thơ Puskin a. Hoàn cảnh sáng tác: Tôi yêu em là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Puskin, được khơi gợi cảm xúc từ mối tình không thành của tác giả với Ô-lê-nhi-na(con gái của A.N.Ô-lê-nhin. b. Nhan đề bài thơ: Trong thơ Puskin có một số bài thơ không đặt tiêu đề. Vì thế có người gọi đó là Vô đề. Dịch giả Thúy Toàn đã lấy điệp khúc “Tôi yêu em” làm tiêu đề cho bài thơ này - Đại từ Tôi có nhiều nghĩa: + Có thể là Puskin + Có thể là trái tim yêu của những chàng trai, Puskin là người thư kí trung thành của những trái tim ấy. - Cặp đại từ nhân xưng “ Tôi – em” + Gợi mối quan hệ giữa nhân vật trữ tình với đối tượng có khoảng cách vừa gần vừa xa, vừa đằm thắm vừa dang dở + Là tình yêu đơn phương của chàng trai dành cho nhân vật “em” c. Kết cấu bài thơ: Bài thơ được sắp xếp liền mạch 8 câu, không chia khổ mà chia thành hai câu thơ lớn và đều được bắt đầu bằng điệp ngữ “Tôi yêu em”. Bốn dòng thơ đầu: Lời giãi bày và mâu thuẫn trong tình yêu. Hai dòng thơ giữa: Tình yêu với nhiều cung bậc cảm xúc. Hai câu thơ cuối: Tình yêu chân thành, vị tha, cao thượng. d. Tìm hiểu bản dịch nghĩa và bản dịch thơ: Tuy ý nghĩa bản dịch thơ chưa hoàn toàn sát với nguyên tác nhưng đây là bản dịch khá hay và nó thể hiện tư tưởng của người sáng tác. Hoạt động 2: Tìm hiểu bốn dòng câu thơ đầu tiên của bài Tôi yêu em. (20 phút) Giáo viên: - Trong câu mở đầu, nhân vật trữ tình muốn nói điều gì? Em có nhận xét gì về cách thổ lộ tình cảm của nhân vật trữ tình? Học sinh trả lời. Giáo viên nhận xét và chốt ý chính. Giáo viên - Em có nhận xét gì về dấu “:” được đặt ở dòng thơ đầu? Học sinh trả lời. Giáo viên nhận xét và chốt ý chính. Giáo viên: - Cảm nhận của em về hình ảnh “ngọn lửa tình” như thế nào? Học sinh: thể hiện tình yêu nồng nàn, cháy bỏng của nhân vật “tôi” dành cho “em”. Giáo viên nhận xét và chốt ý chính. Giáo viên bình thêm về hình ảnh ngọn lửa tình: - Em có nhận xét gì về giọng điệu của 2 câu thơ đầu? Giáo viên Gợi ý: Qua một số từ ngữ: “có thể”; “chưa hoàn toàn” Học sinh: giọng điệu ngập ngừng, dè dặt Giáo viên nhận xét và chốt ý chính. Giọng thơ có sự dè dặt, ngập ngừng trong lời thổ lộ: “có thể”, “chưa hẳn” - Qua đó em thấy rằng tình yêu của chàng trai như thế nào? Học sinh trả lời. Giáo viên nhận xét và chốt ý chính. Giáo viên: Những từ ngữ “ nhưng”, “ không thể” giúp em cảm nhận như thế nào về tâm trạng của nhân vật trữ tình? Học sinh: Mẫu thuẫn giữa lí trí và tình cảm của nhân vật trữ tình. Giáo viên nhận xét và chốt ý chính. Giáo viên: Em thấy những nét đáng quý nào ở nhân vật tôi trong 4 dòng thơ đầu? Học sinh trả lời. Giáo viên nhận xét và chốt ý chính Chàng trai có tình yêu trung thực, chân thành và biết vượt qua thói vị kỉ để dành sự thanh thản cho người mình yêu. Hoạt động 3: (20 phút) Trước khi tìm hiểu bốn câu thơ cuối của bài thơ Tôi yêu em, để thay đổi một chút không khí cho tiết học thì giáo viên sẽ cho cả lớp lắng nghe bài hát Tôi yêu em được nhạc sĩ Hải Thanh phổ nhạc từ bài thơ Tôi yêu em của Puskin. ( 20 phút) Mời một học sinh đọc 4 dòng thơ cuối Em hãy cho biết mạch cảm xúc ở bốn dòng thơ cuối khác gì so với 4 dòng đầu? Câu hỏi gợi mở: Bốn dòng thơ đầu cảm xúc bị dồn nén hay được bộc lộ một cách mạnh mẽ? Học sinh trả lời. Giáo viên nhận xét và chốt ý chính. Nếu như bốn dòng thơ đầu tiên cảm xúc của nhân vật trữ tình có phần được kèn nén thì đến bốn dòng thơ cuối cảm xúc bỗng tuôn trào mạnh liệt với điệp từ “ tôi yêu em” lặp lại lần hai khẳng định một tình yêu chân thành, mãnh liệt. Giáo viên: Diễn biến tâm trạng phức tạp của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào qua bốn câu thơ cuối? Câu hỏi gợi mở: Từ ngữ nào được tác giả sử dụng?( âm thầm, không hi vọng, rụt rè, hậm hực lòng ghen) Nhịp thơ nhanh hay chậm? Học sinh trả lời. Giáo viên nhận xét và chốt ý chính. Giáo viên bình thêm về “ lòng ghen” trong tình yêu. Lòng ghen là một thứ gia vị cần có trong tình yêu. Nó làm cho tình yêu có thêm nhiều màu sắc và thú vị hơn. Tuy nhiên nếu như ghen tuông mù quáng và không có giới hạn thì sẽ mang lại những ảnh hưởng tiêu cực cho tình yêu. Nó làm cho con người mất bình tĩnh và không thể phân biệt đúng-sai, dễ dẫn tới bi quan và tuyệt vọng. Cuối cùng vì ghen tuông quá mức mà người ta có thể làm những điều không tốt đối với chính người mình yêu, dẫn tới sự tan rã trong tình yêu. Giáo viên: Theo em nhân vật trữ tình trong bài thơ có bị lòng ghen tuông hạ thấp hay không? Câu hỏi gợi mở: Nhân vật trữ tình có để những cảm xúc của mình làm phiền người mình yêu hay không? Học sinh trả lời. Giáo viên nhận xét và chốt ý chính. Giáo viên: Cụm từ “ tôi yêu em” được lặp lại lần thứ 3 nhằm khẳng định tình yêu của nhân vật trữ tình như thế nào? Học sinh trả lời. Giáo viên nhận xét và chốt ý chính. - Lời chúc cuối bài thơ cho thấy nhân vật trữ tình là người như thế nào? Học sinh trả lời Giáo viên nhận xét và chốt ý chính. Giáo viên bình thêm. Trong tình yêu, người ta chỉ muốn nửa bên kia là của riêng mình, dù tình yêu không thành họ vẫn không muốn người kia san sẻ tình yêu cho bất cứ người nào khác: Tôi muốn cô đừng nghĩ đến ai Đừng hôn dù thấy cánh hoa tươi Đừng ôm gối chiếc đêm nay ngủ Đừng tắm chiều nay biển lắm người ( Ghen - Nuyễn Bính) Họ trách móc khi không đến được với nhau. Bởi vì ta có được em đâu Tay kia sẽ ấp nhiều tay khác Môi ấy vì ai sẽ đượm màu Họ sẽ ôm em với cánh tay Và em yêu họ đến muôn ngày. ( Bên ấy bên này- Xuân Diệu) Chia tay nhưng vẫn muốn người mình yêu được hạnh phúc bên người khác như nhân vật trữ tình trong bài thơ Tôi yêu em là một điều hết sức cao thượng. Giáo viên: - Em có nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ? Học sinh trả lời. Giáo viên nhận xét và chốt ý chính. II. Đọc – hiểu văn bản 1. Lời giãi bày và những mâu thuẫn trong tình yêu. Lời giãi bày của tình yêu: ( hai câu đầu) - Mở đầu bằng những lời tự nhủ trực tiếp, chân thành, không ồn ào mà giản dị: “Tôi yêu em” - Cách xưng hô: “tôi”- “em” trang trọng, có phần xa cách. - Dấu: “:” => tôi và tình yêu là 2 chủ thể hoàn toàn khác, tình yêu vừa là một phần trong tôi vừa là một cái gì độc lập tương đối. - Hình ảnh ẩn dụ: “ Ngọn lửa tình” thể hiện tình yêu vẫn còn rạo rực, cháy bỏng như thưở ban đầu. - “ Chưa hẳn tàn phai”: phủ định để khẳng định tình yêu vẫn còn da diết, dai dẳng. - Giọng thơ có sự dè dặt, ngập ngừng trong lời thổ lộ: “có thể”, “chưa hẳn” - Tình yêu của tôi dành cho em là tình yêu say mê, âm thầm, dai dẳng, dấu hiệu của cảm xúc vững bền và một trái tim thủy chung, khác hoàn toàn với những đam mê bộc phát nhất thời. => 2 dòng đầu: Tình yêu của nhân vật Tôi được thể hiện một cách tự nhiên và chân thành. Những mâu thuẫn trong tình yêu. ( câu 3, 4) - “Nhưng”: ( không để em bận lòng, u hoài) thể hiện mâu thuẫn giữa tình cảm và lí trí của chàng trai. - “Không”: quyết định dứt khoát, tự tự tự nguyện rút lui vì tôn trọng tình cảm của người mình yêu, không muốn làm em buồn vì bất cứ điều gì. Tình cảm nhân vật trữ tình dành cho người mình yêu thật chân thành mãnh liệt mâu thuẫn lí trí chế ngự tình yêu để người mình yêu được thanh thản không phải “ bận lòng”, “ u hoài”. Chàng trai thấu hiểu và sẵn sàng hi sinh cho người mình yêu. -Giọng điệu hai câu thơ: mạnh mẽ và dứt khoát. Tiểu kết: => Bốn câu thơ đầu cho thấy vẻ đẹp nhân cách của nhân vật trữ tình đang dần được hé lộ, chàng trai có tình yêu trung thực, chân thành và biết vượt qua thói vị kỉ để dành sự thanh thản cho người mình yêu. 2. Những cung bậc cảm xúc của tình yêu(câu 5,6). - Điệp khúc “ tôi yêu em”: được lặp lại lần hai khẳng định một tình yêu nồng nhiệt, chân thành và giản dị đến cảm động. - Từ ngữ: “âm thầm”, “ không hi vọng”, “rụt rè” “hậm hực lòng ghen”: cho thấy rất nhiều cung bậc cảm xúc xuất hiện trong tâm trạng của nhân vật trữ tình. -“ Hậm hực lòng ghen”: Một trạng thái tình cảm thường thấy ở bất cứ ai khi đang yêu. Puskin gọi ghen tuông là “ nỗi buồn đen tối làm mụ mẫm đầu óc”. Nhịp thơ nhanh, nhiều cách ngắt (3/2/3, 3/3/2,đã diễn tả thành công bi kịch tuyệt vọng giữa lý trí và tình cảm của nhân vật trữ tình. Tình yêu chân thành, vị tha, cao thượng của nhân vật trữ tình ( hai câu thơ cuối). - Điệp khúc “Tôi yêu em”: được lập lại lần thứ 3 để tiếp tục khẳng định bản chất của tình yêu tôi dành cho em - “Chân thành, đằm thắm”: là hai phẩm chất, hai tiêu chuẩn của một tình yêu đẹp. - Lời cầu chúc: thành tâm cầu chúc cho người mình yêu sẽ gặp được một người yêu tốt. - Sự so sánh: “tôi” và “ người tình” thể hiện nhân cách cao thượng của nhân vật “ tôi” mong muốn người khác cũng sẽ yêu em với tất cả tình cảm nâng niu và trân trọng. Chàng trai đã coi hạnh phúc của em như hạnh phúc của mình và thành tâm cầu chúc cho người mình yêu. Đó là một ứng xử cao thượng trong tình yêu. III. Tổng kết Nghệ thuật Ngôn ngữ giản dị, trong sáng mà tinh tế Nội dung: Thấm đượm nỗi buồn về một tình yêu đơn phương nhưng nỗi buồn đó xuất phát từ tâm hồn trong sáng với một tình yêu chân thành và cao thượng. E. CỦNG CỐ: NHANH TAY CÓ THƯỞNG. ( 5 phút) Câu 1: Tên đầy đủ của nhà thơ Pu-skin là gì? A.A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích-Pu-skin. B.A-lếch-xen-đrơ Xéc-ghê-vích-Pu-skin. C.A-lếch-xen-đrơ Séc-ghê-ê-vích-Pu-skin. D.A-lếch-xen-đrơ Séc-ghê-vích-Pu-skin. Câu 2: Tôi yêu em là một trong những bài thơ nổi tiếng của Pu-skin được khơi nguồn từ mối tình đầu của nhà thơ với ai? A.A.A.Ô-lê-nhi-na. ( con gái của A.N.N.Ô-lê-nhin Chủ tịch viện Hàn Lâm nghệ thuật Nga ) B.A.A.Ô-lê-ni-na. (con gái của A.N.N.Ô-lê-nhin Chủ tích viện Hàn Lâm nghệ thuật Nga ) C.A.A.Ô-lê-ni-nha. (con gái của A.N.N.Ô-lê-nhin Chủ tịch viện Hàn Lâm nghệ thuật Nga) D.A-A.Ô-lê-nhi-nha. (con gái của A.N.N.Ô-lê-nhin Chủ tịch viện Hàn Lâm nghệ thuật Nga) Câu 3: Nội dung chính của bài thơ Tôi yêu em là gì? A.Diễn tả tâm trạng đau khổ, tuyệt vọng của nhân vật trữ tình khi tình yêu cho đi không được đáp trả. B.Thể hiện tình yêu chân thành, vị tha và cao thượng của nhân vật trữ tình dành cho người mình yêu. C.Thể hiện nỗi buồn của một tình yêu đơn phương nhưng nỗi buồn đó xuất phát từ tâm hồn trong sáng với một tình yêu chân thành và cao thượng. D.Tình yêu bình dị, trong sáng của nhân vật trữ tình dành cho người mình yêu. Câu 4: Trong cuộc sống ngày nay, một số bộ phận thanh niên có ứng xử chưa được văn hóa trong tình yêu (tung hình ảnh của người yêu cũ lên mạng, đòi lại quà đã tặng cho người yêu cũ, tìm mọi cách để có được người mình yêu). Suy nghĩ của em như thế nào về những hành động này? F. Giáo viên dặn dò học sinh : + Học thuộc lòng bài thơ Tôi yêu em. + Nắm được nội dung và nghệ thuật của bài thơ. + Đọc thêm bài “Bài thơ số 28”/ trang 61 SGK + Chuẩn bị bài mới “Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt”.
File đính kèm:
- Tuan_26_Toi_yeu_em.docx