Giáo án Ngữ văn 11 tiết 99: (Đọc thêm) Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác (Ăng – ghen)

1. Phần mở đầu: Sự ra đi của Các – Mác.

- Thời gian: Chiều ngày 14 tháng 3, vào lúc ba giờ kém 15 phút. Vẻn vẹn chỉ có hai phút.

- Không gian lúc ra đi:

+ Văn phòng của Các – Mác

+ Trên chiếc ghế bành.

=> Không gian, thời gian cụ thể đến mức chi tiết gợi nên cái trang trọng, thiêng liêng của khoảnh khắc Mác qua đời.

- Sự ra đi của Mác rất nhẹ nhàng : Ngủ thiếp đi trên chiếc ghế bành nhưng là giấc ngủ nghìn thu.

- Nghệ thuật:

+ Những câu văn với giọng điệu trầm lắng, nhẹ nhàng.

+ Biện pháp nói giảm, nói tránh

→ Góp phần xoa dịu đau thương nhưng không làm phai nhạt vị trí và tầm vóc Mác

=> Niềm tiếc thương và kính trọng đối với Các – Mác.

 

doc10 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 4980 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 tiết 99: (Đọc thêm) Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác (Ăng – ghen), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo sinh thực tập: Lê Thị Tâm
Ngày soạn: 03/03/2015
Ngày thực hiện:
Lớp giảng dạy:
Tiết 99:
Đọc thêm: BA CỐNG HIẾN VĨ ĐẠI CỦA CÁC MÁC
(Ăng – ghen)
A – MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Nhận thức được nội dung và tầm vóc ba cống hiến vĩ đại của Các – Mác đối với lịch sử tư tưởng nhân loại.
- Hiểu được tình cảm thương tiếc vô hạn của Ăng – ghen đối với Các – Mác.
- Hiểu được nghệ thuật so sánh tầng bậc để làm tăng sức mạnh và sự chặt chẽ của lập luận trong bài viết.
2. Kĩ năng: Giúp học sinh phân tích được tình cảm tiếc thương vô hạn của Ăng – ghen đối với Mác qua bài điếu văn.
3. Thái độ: Giúp học sinh biết ơn và trân trọng những thành quả cách mạng mà các bậc tiền bối đã tạo ra.
B – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên: 
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, các tài liệu tham khảo, máy chiếu.
- Sử dụng phương pháp phát vấn, giảng bình, thảo luận nhóm.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn (chuẩn bị bài học qua hệ thống câu hỏi sách giáo khoa).
C – TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
1. Ổn định tổ chức lớp (lớp, sĩ số)
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Câu hỏi: Em hãy tóm tắt tiểu thuyết “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” (V. Huy – gô). Phân tích và nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Giăng Van – giăng trong tiểu thuyết?
- Dự kiến trả lời: Tóm tắt, hoàn cảnh, số phận, tính cách, phẩm chất của Giăng Van – giăng.
3. Bài mới
	Trong lịch sử cách mạng thế giới đã xuất hiện hai nhà tư tưởng vĩ đại đó là Các – Mác và Ăng – ghen. Cống hiến của các bậc vĩ nhân ấy đối với lịch sử nhân loại là vô cùng to lớn và quan trọng. Trong tiết học này, chúng ta sẽ biết được ba cống hiến vĩ đại của Các – Mác do Ăng – ghen viết để đọc được trước mộ Các – Mác. Bài điếu văn thể hiện sự tiếc thương vô hạn trước tổn thất nặng nề không thể bù đắp được của cách mạng thế giới. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.
GV: Yêu cầu học sinh đọc phần tiểu dẫn (SGK/84). 
HS: Đọc phần tiểu dẫn.
GV: Qua phần tiểu dẫn em hãy trình bày những hiểu của em về Ăng – ghen?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
Một số tác phẩm nổi tiếng của Ăng – ghen: Phép biện chứng tự nhiên, Chống Đuy-rinh). Ăng – ghen là người viết tiếp và hoàn chỉnh tác phẩm nổi tiếng của Mác: bộ Tư bản, cùng Mác soạn Tuyên ngôn Đảng cộng sản; là người giúp đỡ Mác rất nhiều khi Mác gặp khó khăn. Tình bạn bền lâu của hai ông là tình bạn vĩ đại và cảm động của hai bậc thiên tài, hai nhà cách mạng.
GV: Em hãy nêu một vài nét về Các – Mác?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhận định mình là học trò của Các Mác, Lê Nin.
- Học thuyết về chủ nghĩa cộng sản của Mác đã mở đường cho nhân loại bước vào kỉ nguyên CNXH và Cộng sản chủ nghĩa. Đây là mô hình xã hội lý tưởng mà đất nước ta đang cố gắng xây dựng.
- Kế thừa những tinh hoa của triết học cổ điển Đức và những di sản của triết học của nhân loại, bằng những nghiên cứu tổng kết thực tiễn cách mạng và khả năng sáng tạo thiên tài, Mác đã đặt nền móng cho sự ra đời của triết học Mác-xít. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của Việt Nam. 
GV: Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời bài điếu văn?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
Bài điếu văn không chỉ biểu hiện tình cảm tiếc thương của Ăng- ghen và những người cộng sản trước một tổn thất to lớn không thể bù đắp mà còn là bản tổng kết ngắn gọn, súc tích sự nghiệp và những cống hiến vĩ đại của Các Mác.
Nhan đề do người biên soạn đặt.
GV: Đọc mẫu. Yêu cầu học sinh đọc với giọng chậm, hơi buồn (đoạn đầu), nhưng nhiều câu, đoạn tiếp theo phải trang nghiêm, dứt khoát, mạnh mẽ, trầm hùng và tự hào. Đó là giọng đọc chính của bài văn điếu này, không nên đọc với giọng quá bi thương. GV cho 3 – 4 học sinh đọc nối tiếp, nhận xét cách đọc.
GV: Yêu cầu học sinh chú ý các từ khó được giải nghĩa trong sách giáo khoa. Giải thích rõ, dễ hiểu khái niệm giá trị thặng dư (m) – một trong những khái niệm quan trọng của học thuyết kinh tế của Mác.
Giá trị thặng dư là giá trị do lao động sống tạo thêm ra ngoài giá trị sức lao động không công của người công nhân làm thuê.
GV: Văn bản được sáng tác theo thể loại văn tế (điếu văn): là bài viết để đọc trong buổi lễ truy điệu, đám tang hoặc trước mộ người mới qua đời. Như bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu), Văn tế Phan Châu Trinh (Phan Bội Châu), Điếu văn Hồ Chủ tịch (BCHTƯ ĐCSVN), Các bài văn tế trung đại thường được viết theo thể phú Đường luật hoặc thơ song thất lục bát (Văn chiêu hồn – Nguyễn Du). Các bài văn tế hiện đại thường được viết bằng văn xuôi chính luận.
GV: Em hãy cho biết, bài văn điếu này được chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
Bài văn tế này có sự đặc biệt về bố cục so với các bài văn tế thông thường. Giảm thiểu các phần ai văn, kể lể, nói nỗi xót xa thương tiếc để tập trung vào phần thực tế, đánh giá tổng hợp về công lao, sự nghiêp của mỗi người quá cố.
I – Đọc – hiểu khái quát
1. Tác giả
* Ăng – ghen (1820 – 1895)
- Là nhà triết học, lí luận chính trị xuất sắc người Đức.
- Là nhà hoạt động cách mạng của phong trào Quốc tế cộng sản, người bạn thân thiết của Các – Mác.
- Ăng – ghen đã cùng Các – Mác soạn thảo “Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản” (1848).
* Các – Mác (1818 – 1883)
- Là nhà triết học và lí luận chính trị vĩ đại người Đức.
- Là lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới.
- Ông sáng tạo chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, xây dựng học thuyết kinh tế Mác – xít, chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Học thuyết của ông là vũ khí lí luận và hành động của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống ách thống trị tư sản
2. Tác phẩm
Văn bản “Ba cống hiến vĩ đại của Các – Mác” là bài điếu văn của Ăng – ghen đọc trước mộ Các – Mác. Được sáng tác vào tháng 3/1883, sau khi Các – Mác qua đời.
3. Bố cục
- Thể loại: văn tế (điếu văn).
- Bố cục: 3 phần.
+ Phần 1: Từ đầu đến “vĩ nhân ấy gây ra”: Nhắc lại thời điểm Các – Mác qua đời, tiên lượng sự mất mát, trống vắng của giai cấp vô sản, nhân dân thế giới và khoa học lịch sử trước cái chết của ông.
+ Phần 2: Tiếp đến “không làm gì thêm nữa”: đánh giá ba cống hiến vĩ đại của Các – Mác.
+ Phần 3: Phần còn lại: Giải thích vì sao Mác bị nhiều người thù ghét và vu khống nhất nhưng lại không có kẻ thù cá nhân – đánh giá sự bất tử của Mác.
* Hoạt động 2: Đọc – hiểu chi tiết văn bản.
GV: Yêu cầu học sinh đọc lại đoạn mở đầu và trả lời câu hỏi.
Sự ra đi của Mác được diễn tả qua không gian và thời gian như thế nào?
HS: Đọc và trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
→ một giây phút như bao giây phút khác nhưng giây phút Các – Mác ra đi nó đánh dấu một tổn thất lớn → Đó là sự mất của nhà tư tưởng vĩ đại nhất: “Nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong những nhà tư tưởng vĩ đại”.
GV: Để diễn tả sự ra đi nhẹ nhàng của Mác, Ăng – ghen đã sử dụng các bịên pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của chúng ra sao?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Sự thương tiếc sâu xa vì sự tổn thất, trống vắng không sao lường trước được, mang tầm thế giới, nhân loại: với giai cấp công nhân và nhân dân lao động, với khoa học lịch sử.
GV: Ngay trong phần mở đầu, Ăng – ghen đã đánh giá rất cao về Mác “Nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại”. Dựa vào đâu mà Ăng- ghen có thể nhận định về người bạn của mình như vậy?
GV: Cống hiến đầu tiên của Các Mác được Ăng-ghen đề cập đến trong tác phẩm là gì?
GV: Quy luật đó được đề cập cụ thể như thế nào? 
GV: Em hãy diễn đạt cách hiểu của mình về quy luật đó (Gợi ý: Trong mối quan hệ giữa Cái ăn, chỗ ở với làm chính trị, nghệ thuật, tôn giáo thì cái nào có trước, cái nào quyết định cái nào?)
GV : Luận điểm đó sau này đã được Mác khái quát thành vấn đề lý luận triết học : “Cơ sở hạ tầng gồm tư liệu sản xuất, cách sản xuất tư liệu sản xuất, trình độ phát triển kinh tế sẽ quyết định kiến trúc thượng tầng của xã hội bao gồm các hình thức, thể chế nhà nước, tôn giáo, văn học nghệ thuật”. Kiến trúc thượng tầng lại tác động lại cơ sở hạ tầng.
GV: Em hãy nhận xét về nghệ thuật lập luận của tác giả ?
GV: Sau khi đưa ra mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, Mác đã khẳng định điều gì?
GV: Kết luận của Mác có ảnh hưởng như thế nào tới cách giải thích về lịch sử của xã hội đương thời? Tại sao nó lại ảnh hưởng to lớn đến vậy?
GV: Cống hiến thứ hai của Mác được Ăng-ghen trình bày sau câu nói: “Nhưng không chỉ có thế thôi”, theo em câu nói đó có tác dụng gì?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Đây là câu nói có tác dụng chuyển đoạn, nhấn mạnh tầm quan trọng của cống hiến thứ hai với lịch sử nhân loại.
Nội dung quy luật mà Mác phát hiện ra là gì?
Giá trị thặng dư và quy luật của giá trị thặng dư là giá trị do lao động sống tạo thêm ra ngoài giá trị sức lao động. Là lao động không công của người công nhân làm thuê. Giai cấp tư sản bóc lột công nhân lao động làm thuê cho nó chính là ở giá trị thặng dư này. Chúng giàu lên nhanh chóng, giai cấp công nhân cũng bị bần cùng hóa từ đây – bản chất của phương thức sản xuất TBCN.
GV: Vậy theo em, việc chỉ ra bản chất của phương thức sản xuất TBCN có ý nghĩa gì với nhân loại?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Nếu cống hiến 1 mang tầm vĩ mô, khái quát hết sức lớn thì cống hiến thứ hai mang tầm vi mô, rất mới mẻ và rất tinh vi, sâu sắc. Đó là quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đương thời và của xã hội tư sản so phương thức ấy đẻ ra.
GV: Với chỉ một trong hai cống hiến này, Mác đã trở thành nhà tư tưởng vĩ đại của mọi thời đại, huống chi ông lại có cả hai. Rõ ràng Mác xứng đáng là nhà tư tưởng lớn nhất trong các nhà tư tưởng đương thời. Nhưng hai cống hiến đó chưa phải là những cống hiến lớn nhất của Các – Mác. Vậy cống hiến thứ ba được Ăng – ghen nhắc tới là gì?
GV: Yêu cầu học sinh đọc 2 đoạn văn tiếp theo và trả lời câu hỏi.
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, chốt ý.
GV: Ăng – ghen đã sử dụng những dẫn chứng nào để chứng minh?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Có thể đưa ra kết luận gì về con người Mác?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV : Những cống hiến vĩ đại của Mác đã được trình bày với cách thức lập luận chặt chẽ.
Em hãy chú ý vào phần hai trong SGK để phát hiện ra cách thức lập luận của Ăng- ghen? Tác dụng của nghệ thuật lập luận?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Đoạn văn: “Con người khoa họclịch sử nói chung?” vừa có tính chất tổng kết, khẳng định ý của 2 đoạn trên vừa liên kết để giới thiệu và sơ bộ đánh giá cống hiến thứ 3 vĩ đại hơn nữa của Các – Mác. Với Mác, khoa học là động lực lịch sử, là lực lượng cách mạng. Mác không chỉ là một nhà bác học, nhà tư tưởng vĩ đại mà còn là nhà cách mạng, con người suốt đời sống và tranh đấu để phổ biến, tuyên truyền và thực hiện tư tưởng của mình với quan niệm: hành động đấu tranh cách mạng là niềm vui, là hạnh phúc, say sưa, kiên cường, là sứ mệnh của cuộc đời, là lẽ sống tự nhiên của Mác.
Theo Mác, hạnh phúc là làm cho nhiều người khác hạnh phúc, càng nhiều người khác hạnh phúc, thì cá nhân Mác càng hạnh phúc.
GV: Tầm vóc vĩ đại của Mác trong lịch sử nhân loại đã được thể hiện sâu sắc qua những cống hiến vĩ đại của Mác cho lịch sử nhân loại. Còn thái độ và tình cảm của Ăng-ghen đối với Mác lại được thể hiện rõ nét hơn sau khi trình bày những cống hiến vĩ đại của Mác.
GV: Em hãy cho biết tác giả đưa ra lí do vì sao Mác lại là người bị vu khống,căm ghét nhiều nhất?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Vậy nhưng bên cạnh những vu khống mà Mác phải đón nhận , vẫn còn những con người rất thương xót Mác, đó là những ai? Điều đó khẳng định gì về học thuyết Mác?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Em hãy cho biết, tại sao Ăng-ghen lại khẳng định rằng Mác có nhiều kẻ đối địch nhưng chưa chắc đã có kẻ thù riêng?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Hàng triệu triệu người cộng sự, giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới kính yêu, thương tiếc ông, chính là bằng cứ hùng hồn nhất chứng tỏ sức mạng và học thuyết Mác.
II – Đọc – hiểu văn bản
1. Phần mở đầu: Sự ra đi của Các – Mác.
- Thời gian: Chiều ngày 14 tháng 3, vào lúc ba giờ kém 15 phút. Vẻn vẹn chỉ có hai phút.
- Không gian lúc ra đi:
+ Văn phòng của Các – Mác
+ Trên chiếc ghế bành.
=> Không gian, thời gian cụ thể đến mức chi tiết gợi nên cái trang trọng, thiêng liêng của khoảnh khắc Mác qua đời.
- Sự ra đi của Mác rất nhẹ nhàng : Ngủ thiếp đi trên chiếc ghế bành nhưng là giấc ngủ nghìn thu.
- Nghệ thuật:
+ Những câu văn với giọng điệu trầm lắng, nhẹ nhàng.
+ Biện pháp nói giảm, nói tránh
→ Góp phần xoa dịu đau thương nhưng không làm phai nhạt vị trí và tầm vóc Mác
=> Niềm tiếc thương và kính trọng đối với Các – Mác.
2. Phần 2: Những cống hiến vĩ đại của Các – Mác.
a) Cống hiến thứ nhất: 
- Mác là người đã tìm ra “Quy luật phát triển của lịch sử loài người”. 
- Quy luật đó được đề cập cụ thể như sau : “con người trước hết cần có cái ăn, cái uống, quần áo và chỗ ở, rồi sau đó mới có thể làm chính trị, khoa học,nghệ thuật, tôn giáo”.
→Trong mối quan hệ giữa “cái ănchỗ ở” với “làm chính trịtôn giáo” thì “cái ănchỗ ở” có trước và quyết định đến “làm chính trịtôn giáo”
- Nghệ thuật lập luận của tác giả :
+ Lập luận chặt chẽ
+ So sánh tương đồng (giữa Mác và Đác - uyn).
- Mác đã khẳng định phải dựa vào cơ sở hạ tầng để giải thích sự phát triển của kiến trúc thượng tầng chứ không phải làm ngược lại.
- Kết luận của Mác đã làm đảo lộn và phá sản tất cả các cách giải thích về lịch sử xã hội trước đó và đương thời.
- Sở dĩ có ảnh hưởng lớn như vậy là bởi tính đúng đắn, chính xác, khoa học của kết luận trên.
b) Cống hiến thứ hai:
- Mác đã phát hiện ra quy luật vận động của phương thức sản xuất TBCN đương thời của xã hội tư sản do phương thức ấy đẻ ra.
- Cụ thể: Mác đã đưa ra quy luật về giá trị thặng dư (m).
- Giai cấp tư sản bóc lột công nhân lao động làm thuê cho chúng chính là ở giá trị thặng dư này => bản chất của phương thức sản xuât TBCN.
- Ý nghĩa : Là tiền đề khoa học quan trọng để xây dựng một xã hội tốt đẹp, không có hiện tượng người bóc lột người.
c) Cống hiến thứ ba
- Đó là sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, biến lí thuyết cách mạng khoa học thành hành động thưc tiễn.
- Các dẫn chứng tiêu biểu :
+ “Khoa học với Mác là một động lực lịch sử”
+ “Đấu tranh là một hành động tự nhiên”
+ “Bằng cách này hay cách khác ” Mác đã “tham gia vào việc lật đổ xã hội tư sản ”
→ Như vậy, Mác không chỉ là một nhà lí luận mà còn là nhà hoạt động cách mạng kiệt xuất.
- Nghệ thuật lập luận
+ So sánh tăng tiến (So sánh tầng bậc)
Cụ thể : “Giống như”, “nhưng không chỉ có thế thôi”
+ So sánh tương đồng (với các vĩ nhân cùng thời đại)
→ Nói lên tầm vóc vĩ đại của Mác. Các Mác là vĩ nhân, là đỉnh cao của thời đại.
=> Với ba cống hiến đó, Các – Mác đã trở thành một nhà khoa học, một nhà cách mạng lỗi lạc và người tiên phong trong sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản hiện đại. Là “nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong các nhà tư tưởng hiện đại”.
3. Phần ba: Thái độ và tình cảm của Ăng – ghen đối với Các – Mác.
- Mác bị căm ghét nhiều nhất vì tất cả những xấu xa trong xã hội đương thời đã bị Mác phơi bày ra trước ánh sáng.
- Giai cấp công nhân, cộng sự, nhân dân lao động trên toàn thế giới kính yêu, thương tiếc ông.
→ Đây là bằng chứng hùng hồn cho thấy sức mạnh và sự bất tử của học thuyết Mác.
- Mục tiêu phê phán, đấu tranh suốt đời Mác là chủ nghĩa tư bản, là tư tưởng, học thuyết phản động, duy tâm, bất công xã hội chứ không phải một cá nhân cụ thể nào.
* Hoạt động 3: Tổng kết
GV: Em hãy nêu nội dung chính, ý nghĩa của văn bản này?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV:
Nét đặc biệt của bài văn tế này là hài hòa giữa đề cao và ca ngợi với tiếc thương. Chủ yếu là ca ngời tự hào, tiếc thương tự đáy lòng, chân thành và kìm nén, không nặng nề, bi ai hoặc khuôn sáo.
GV: Em hãy nêu vài nét về nghệ thuật được sử dụng trong văn bản?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Sử dụng biện pháp so sánh, cách lập luận tăng tiến để làm nổi bật nên những cống hiến của Các – Mác và tầm của một nhà tư tưởng vĩ đại đối với thời đại.
GV: Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ (SGK/95).
III – Tổng kết
1. Nội dung
- Mác là nhà tư tưởng vĩ đại nhất, nhà hoạt động cách mạng lớn, những cống hiến của Mác trở thành tài sản chung cho cả nhân loại.
- Cảm hứng tiếc thương nhưng chủ yếu nghiêng về khẳng định, ngợi ca công lao và những cống hiến vĩ đại của Mác.
2. Nghệ thuật
- Lập luận chặt chẽ, luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng.
- Mô hình 3 phần của văn nghị luận.
- So sánh tăng tiến, trùng điệp.
* Ghi nhớ (SGK/95)
4. Củng cố
Yêu cầu học sinh:
- Nêu cảm nghĩ của anh (chị) về những đóng góp của Mác đối với nhân loại?
- Nét đặc biệt của bài văn tế này là gì?
- Nắm được ba cống hiến vĩ đại của Các – Mác: 
+ Tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người qua các thời kì lịch sử.
+ Tìm ra quy luật về giá trị thặng dư.
+ Kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, biến các lí thuyết cách mạng khoa học thành hành động cách mạng.
- Nắm được nghệ thuật được sử dụng và tác dụng của nó.
5. Dặn dò
Yêu cầu học sinh:
- Học nội dung, nghệ thuật của bài, nắm rõ được ba cống hiến của các Mác
- Soạn bài tiết sau: “Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt”.

File đính kèm:

  • docTuan_30_Ba_cong_hien_vi_dai_cua_Cac_Mac_20150725_040620.doc