Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 97,98: Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Trong tác phẩm, nhà văn Huy-gô từng nhận xét nhân vật Giave như một con chó sinh ra từ những con sói. Giave sinh ra trong ngục, mẹ là một mụ bói bài tây, cha là một tù khổ sai phục dịch chiến hạm.Mũi Giave tẹt, có hai lỗ sâu hoắm. Lần đầu nhìn hai cái rừng ấy và hai cái hang ấy ai cũng thấy khó chụi. Khi hắn cười thì đôi môi mỏng dính dang ra, phơi bày nào răng, nào lợi.lúc ấy xung quanh cái mũi là một vết nhăn nhúm đáng sợ trông như mõm á thú. Giave mà nghiêm nét mặt thì trông như một con chó dũ, khi cười thì như một con cọp Cả người hắn toát ra một thứ quyền uy tàn ác.

doc7 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 8596 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 97,98: Người cầm quyền khôi phục uy quyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:………………. Xác nhận của tổ trưởng
Ngày soạn: 11/03/2012
Tiết 97, 98
NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN
(Trích Những người khốn khổ)
 V. Huy – gô
 I/ Mục tiêu cần đạt
- Phân tích, chứng minh được những nét đặc trưng cơ bản của bút pháp Huy-gô qua hư cấu nhân vật và diễn biến cốt truyện: nghệ thuật phóng đại trong so sánh và ẩn dụ,.
- Hiểu được sức mạnh và sự cảm hóa của lòng yêu thương và căm giận của những người khốn khổ
- Phát huy tín chủ động, đầu óc phê phán qua việc khẳng định tình thương như một giải pháp xã hội được tác giả đề xuất.
- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
 II/ Phương pháp, phương tiện dạy học
- Phương pháp: sử dụng phương pháp thuyết trình, phương pháp tháo luận, phương pháp làm việc nhóm
- Phương tiện: phấn ,bảng, sách giáo khoa, giáo án
 III/Chuẩn bị của giáo viên, học sinh
1.Giáo viên
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, soạn bài
- Tác phẩm “Những người khốn khổ” của Huy-gô
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở soạn…
 IV/ Tiến trình bài dạy
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ
Tóm tắt truyện Người trong bao
Người trong bao là kiểu tích cách như thế nào?
3. Giới thiệu bài mới
Được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỷ 19, Những người khốn khổ (Les Misérables) của văn hào Pháp Victor Hugo là một bức tranh hiện thực về xã hội nước Pháp, những câu chuyện về số phận của con người...Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu một trích đoạn tiêu biểu trong tiểu thuyết nổi tiếng này để thấy được chân dung, phẩm chất của con người Pháp trong xã hội chịu sự quản chế cứng nhắc của luật pháp, của giáo điều. Đó là trích đoạn Người cầm quyền khôi phục uy quyền.
 4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
Gọi HS đọc tiểu dẫn
Phần tiểu dẫn cung cấp cho em những tri thức gì?
Gọi HS đọc
Nêu vị trí đoạn trích?
Nêu ý nghĩa nhan đề?
I/ Đọc hiểu tiểu dẫn
Tác giả
- (1802-1885) Là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch lãng mạn nổi tiếng của nước Pháp và thế giới.
- Ông phải trải qua một tuổi thơ vất vả, thiếu tình thương của bố mẹ nhưng ông vươn lên trở thành tên tuổi được cả thế giới ngưỡng mộ và truy tặng: Danh nhân văn hóa thế giới
- Các tác phẩm của ông thể hiện tình thương bao la đối với tầng lớp nghèo khổ trong xã hội.
 2. Tác phẩm
- Xuất bản năm 1862, được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỷ 19.
- Tóm tắt tác phẩm:
 II/ Đọc hiểu văn bản
 1. Vị trí đoạn trích: 
Người Cầm quyền khôi phục uy quyền nằm ở cuối phần 1 tác phẩm, khi Giăng Van giăng vì muốn cứu 1 nạn nhân bị Giave bắt oan nên phải tự thú mình là nguời tù khổ sai. Ông vội đến từ giã Phăng tin khi nàng chưa biết gì về sự thật tàn nhẫn. Giave mang lính tráng đến bắt Giăng Van Giang ngay tại phòng bệnh của Phăng Tin. Đoạn trích được kể lại dưới cái nhìn vừa ngạc nhiên vừa tuyệt vọng của Phăng tin và cảnh bắt người diễn ra hết sức kì lạ của Giave.
 2. Đọc
 3. Nhan đề:
+ Người biên soạn giữ nguyên tên của chương truyện do Huy-gô đặt
+ Chữ “người cầm quyền” trong trường hợp này còn có thể hiểu là người có uy tín, chứ không chỉ là nhà cầm quyền.
 - “Người cầm quyền” ở đây có thể hướng đến cả hai đối tượng, tùy theo sự lựa chọn của người đọc: Giăng Van-giăng và Gia-ve. Giave trong những chương trước là tôi đòi của Giăng Van Giăng. Sau khi đích thân Giăng Van-giăng ra tự thú thì Giave đã giành lại quyền lực trước người tù khổ sai. Đó là việc khôi phục uy quyền của ông ta được hiểu như là quyền lực nhà nước. Mặt khác, có một sự chuyển đổi thế và lực giữa các cảnh trong truyện. Nhân vật Giăng Van-giăng trước tiên là một ông thị trưởng có uy tín trong những chương trước nhưng ở chương truyện này, ông tự đặt mình vào vị trí tội phạm, không quyền lực, không sức mạnh, phải van xin Giave. Nhưng cho đến cuối đoạn trích, ông lại trở thành người nắm giữ sự chủ động, giành lại quyền lực của mình khiến Giave khiếp sợ.
Chia lớp làm 2 n hóm
Nhóm 1 hoàn thành phiếu học tập số 1, tìm hiểu về nhân vật Gia-ve
Nhóm 2 hoàn thành phiếu học tập số 2, tìm hiểu về nhân vật Giăng Van-giăng
HS làm việc, cử đại điện lên trình bày
 Mở rộng:
Trong tác phẩm, nhà văn Huy-gô từng nhận xét nhân vật Giave như một con chó sinh ra từ những con sói. Giave sinh ra trong ngục, mẹ là một mụ bói bài tây, cha là một tù khổ sai phục dịch chiến hạm.Mũi Giave tẹt, có hai lỗ sâu hoắm. Lần đầu nhìn hai cái rừng ấy và hai cái hang ấy ai cũng thấy khó chụi. Khi hắn cười thì đôi môi mỏng dính dang ra, phơi bày nào răng, nào lợi.lúc ấy xung quanh cái mũi là một vết nhăn nhúm đáng sợ trông như mõm á thú. Giave mà nghiêm nét mặt thì trông như một con chó dũ, khi cười thì như một con cọp… Cả người hắn toát ra một thứ quyền uy tàn ác.
Giave là nỗi kinh hoàng của thế giới tội phạm. Hắn thẳng như mực tàu ngay cả ở một nhiệm vụ ngặt nghèo nhất. Ví thử cha hắn mà vượt ngục, hắn vẫn cứ bắt. Mẹ hắn mà phạm pháp, hắn vẫn cứ tố cáo. Tóm lại. Giave được miêu tả là một ác thú, đại diện cho chính quyền tư sản lạnh lùng và là một hung thần, một ác thú
 4. Đọc hiểu chi tiết
 a) Nhân vật Giave 
* Chân dung Giave
- Ngoại hình
+ Bộ mặt gớm ghiếc
+ Cặp mắt của hắn phóng vào tội nhân như cái móc sắt quen kéo giật vào bao kẻ khốn khổ
+ Cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng
- Giọng nói : 
+ “có gì đó man rợ, điên cuồng”, “không còn là tiếng người nói mà là tiếng thú gầm”
+Lời lẽ : Mày tao thô bạo
- Hành động, thái độ: 
+ Với Giăng Van – giăng: “hét lên”, “nắm lấy cổ áo ông thị trưởng”, “giậm chân”, “túm lấy cổ áo và ca-vát của Giăng Văn-giăng”
-> hành động lỗ mãng, ngạo ngược, tác oai tác quái
+ Thái độ trước Phăng-tin: Giave không một chút động lòng thương cảm nào mà hoàn toàn coi cô là một con điếm mạt hạng
-> thái độ, cách cư xử hết sức tàn nhẫn, vô lương tâm, mất hết tính người 
=> Đó là chân dung của một con kẻ nham hiểm độc ác, một con thú ghê tởm, một con chó giữ nhà trung hành của chính quyền Pháp.
* Biện pháp nghệ thuật
- Kết hợp so sánh, phóng đại, lời bình ngoại đề
-> dựng chân dung nhân vật sinh động, qua đó tô đậm sự tàn bạo, bản tính ác thú của Giave
-> gián tiếp thái độ ghê tởm, căm ghét của nhà văn với loại người như hắn.
HS hoàn thành phiếu học tập số 2. Cử đại diện lên phát biểu. Nhóm khác bổ sung
 Hoàn cảnh của Giăng Van – giăng gặp phải?
Đối lập với Gia-ve, chân dung nhân vật Giăng Van – giăng được miêu tả qua những chi tiết nào?
- Thái độ trước khi Phăng – tin chết
Tại sao Giăng Van – giăng có thái độ đó? Có phải do ông biết vỏ bọc của mình đã bị lộ diện và chuẩn bị đưa ra tòa không?
Nguyên nhân?
Chi tiết cuối: Giăng Van-giăng thì thầm điều gì bên tai Phăng – tin (lúc ấy đã chết rồi) đề rồi sau đó “gương mặt Phăng – tin sáng rỡ lên một cách lạ thường” -> 
 b) Nhân vật Giăng Văn-giăng
 * Hoàn cảnh và tâm trạng
Giăng Van Giăng bị đẩy vào hoàn cảnh hết sức ngặt nghèo, ông không muốn vì mình mà một người bị kết án oan nhưng ông lại không còn điều kiện để cứu mẹ con Phăng tin => tâm trạng đầy giằng co, mâu thuẫn, vừa sẵn sàng chụi bắt vừa cố sức năn nỉ hạn thêm mấy ngày để lo việc cho Phăng-tin, để thực hiện lời hứa với người sắp chết
* Chân dung nhân vật
- Thái độ với Gia-ve:
+ trước khi Phăng – tin chết: 
+) khi Gia – ve nắm lấy cổ áo, Giăng Van-giăng không những “cố gỡ bàn tay hắn” mà còn kính cẩn: “Thưa ông tôi muốn nói riêng với ông câu này”. Lúc tên mật thám bắt phải “Nói to! Nói to lên” thì Giăng Van – giăng vẫn nhẹ nhàngn “thì thầm: Tôi cầu xin ông một điều”
-> thái độ nhẹ nhàng, nhún nhường, hành động điềm tĩnh
+) Nguyên nhân: xuất phát từ sự lo ngại của ông đối với bệnh tình của Phăng – tin. Chỉ một cú sốc nhỏ cũng có thể khiến cô lâm vào tình trạng nguy kịch và dẫn đến cái chết.
+ sau khi Phăng – tin chết
+) “cầm lăm lăm cái thanh giường trong tay và nhìn Gia – ve trừng trừng”, “Tôi khuyên anh đừng quấy rầy tôi lúc này”
-> thái độ quyết liệt, kiên cường, đầy bản lĩnh khiến Gia –ve cũng phải chùn bước “run sợ”
+) nguyên nhân: do sức mạnh của tình yêu thương đối với con người, nhất là với người nghèo khổ đang dâng lên mạnh mẽ hơn lúc nào hết trong lòng Giăng Van – giăng. Lòng nhân ái luôn giúp con người có thêm can đảm để vượt qua các ranh giới của nỗi sợ hãi, quên đi hoàn cảnh của bản thân để hành động vì người khác.
- Thái độ với Phăng – tin:
- Lời nói : Nhũn nhặn
- Cử chỉ : Cúi đầu, hôn lên bàn tay của Phăng-tin
-> ân cần
-> Là thái độ yêu thương của những người cùng khổ với nhau
=> Chân dung Giăng Van – giăng: 
+ Giăng Van Giăng là hiện lên với tình yêu thương cao cả và bản lĩnh cứng cỏi chống lại cái ác. Phẩm chất nào cũng được thể hiện ở tầm vóc phi thường
+ Sự hiện diện của Giăng Van-giăng giống như một vị cứu tinh, một đấng cứu thế
 5. Tổng kết 
- ND: Đoạn trích đã khắc họa được sự đối lập giữa ác quỉ và thánh nhân, giữa cường quyền bạo lực và tấm lòng yêu thương mênh mông giữa những người cùng khổ. Kết cục là sự run sợ của cường quyền. Ánh sáng của tình thương có sức mạnh đẩy lùi bóng tối, dẫn dắt người cùng khổ đến với cái mà họ khao khát
-NT: Khắc họa tính cách nhân vật và đối lập nhân vật. Giàu xung đột kịch tính
- Bài học: “trên đời chỉ có một điều thôi, đó là thương yêu nhau”
5. Củng cố, dặn dò
- Học bài cũ
- Chuẩn bị bài mới
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
(Tìm hiểu về nhân vật Gia – ve)
Chân dung nhân vật Gia – ve đã được tác giả khắc họa qua những chi tiết nào? 
Về ngoại hình:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Về giọng nói
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
- Về hành động, thái độ
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Từ đó em rút ra nhận xét gì về nhân vật Gia-ve
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi xây dựng nhân vật này? Nhằm mục đích gì?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
(Tìm hiểu về nhân vật Giăng Van – Giăng)
Hoàn cảnh và tâm trạng Giăng Van – Giăng? 
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thái độ, hành động, cách cư xử của Giăng Van – Giăng?
Đối với Gia-ve? Nguyên nhân của cách cư xử đó?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Đối với Phăng-tin? Nguyên nhân của cách cư xử đó?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Từ đó rút ra nhận xét về nhân vật?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docNgười cầm quyền khôi phục uy quyền.doc