Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 82+83: Tràng Giang (Huy Cận)
1/ Khổ 1: Nỗi buồn lạc loài trước cảnh sông nước mênh mông.
- K/g: mênh mông (tràng giang).
- T/g: triền miên (điệp điệp).
→ gợi ấn tượng về một buồn triền miên kéo dài theo k/g và t/g.
- Từ láy: điệp điệp, song song → gợi âm hưởng cổ kính.
- Hình ảnh:
+ “Thuyền về nước lại”: thủ pháp đối lập → gợi cảm giác cô đơn, xa vắng, chia lìa.
+ “Củi một cành khô lạc mấy dòng”: bp đảo ngữ → vừa là hình ảnh thực rất đời thường, vừa gợi lên nỗi buồn về kiếp người nhỏ bé, bơ vơ.
=> Thi liệu và cảm xúc vừa cổ điển, vừa mới mẻ thể hiện một “cái tôi” lạc lõng, với một nỗi buồn triền miên, lan tỏa.
2/ Khổ 2: Nỗi buồn cô đơn trước không gian vô biên, hoang vắng.
- Từ láy: “lơ thơ”, “đìu hiu” → gợi sự buồn bã, quạnh vắng, cô đơn.
- Hình ảnh: “chợ chiều” đã vãn + “bến cô liêu” → gợi sự buồn tẻ, vắng vẻ, cô tịch.
- K/g:
+ Nắng/ xuống, trời/ lên; sông/ dài, trời/ rộng → phép đối: vũ trụ dường như tự vận động, kg được nới rộng ra thêm.
+ Sâu chót vót: gợi ấn tượng thăm thẳm, hun hút khôn cùng.
Ngày dạy: //, lớp 11A Ngày dạy: //, lớp 11A Tiết 82-83 / tuần 22 TRÀNG GIANG Huy Cận MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên tràng giang và tâm trạng nhà thơ. - Đôi nét phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận: sự kết hợp giữa hai yếu tố cổ điển và hiện đại; tính chất suy tưởng, triết lý 2. Kĩ năng - Đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. - Phân tích, bình giảng tác phẩm trữ tình. - Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận, về màu sắc cổ điển và hiện đại của bài thơ, về vẻ đẹp của nỗi buồn thể hiện trong bài thơ. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, tình cảm cá nhân trước hình ảnh quê hương, đất nước, cảm xúc, tâm trạng của tác giả qua bài thơ. 3. Thái độ Có t/y đối với quê hương, đất nước; trân trọng tấm lòng của các nhà thơ mới đối với non sông. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: tranh ảnh minh họa cảnh tràng giang (nếu chuẩn bị được). 2. Học sinh: đọc phần TD, chia bố cục, xác định những từ ngữ, bpnt cần PT, trl câu hỏi HDHB và làm bài LT2. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ – đặt vấn đề vào bài mới O: Trong quyển Thi nhân Việt Nam, khi tổng kết về phong trào Thơ mới, hai tác giả Hoài Thanh – Hoài Chân nhận định quả quyết rằng: “Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lúc một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo nảo như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên và thiết tha, băn khoăn, rạo rực như Xuân Diệu”. Tại sao khi nói đến hai tác giả này lại dùng từ “ảo nảo” để xem nó như một đặc trưng tiêu biểu nhất trong thơ Huy Cận. Ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài thơ rất nổi tiếng của Huy Cận: bài thơ Tràng giang. 2. Dạy nội dung bài mới ?Nêu mục tiêu cần đạt của bài học? HOẠT ĐỘNG CHUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT Hoạt động 1 (10’): Tìm hiểu chung. - Hs đọc SGK phần tác giả. ? Nx? ? Xuất xứ? ? Theo em, bài thơ có thể được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Hoạt động 2 (65’): Đọc – hiểu văn bản. - Gv hướng dẫn HS đọc bài thơ (giọng ảo não). ? Theo em, tại sao tg lại không đặt là “Sông dài”? hay “trường giang”? ? Sau nhan đề của bài thơ là lời đề từ. Lời đề từ này có tác dụng gì? ? Có thể chia bố cục bài thơ ntn? ? Khổ 1 mở ra với bối cảnh t/g và kg ntn? ? ĐT sd những từ ngữ nào đặc biệt? Tác dụng? ? Trong ĐT, tg đã phác họa những hình ảnh nào? kết hợp với những bptt nào? tác dụng? ? Từ những điều trên, em nx ntn về ĐT này? ĐT đã thể hiện được điều gì về tâm trạng NVTT? ? HC đã dùng những từ ngữ ntn để miêu tả cảnh tn và cs trong ĐT này? ? Trong bức tranh thiên nhiên đó có những hình ảnh nào? Những hình ảnh này gợi lên điều gì? - Gv hướng dẫn thêm để Hs PT từ “đâu”. ? K/g trong ĐT được thể hiện ntn? ? Khi nói về độ cao của trời, HC đã dùng từ ngữ nào? Cách nói đó có td gì? ? Nói tóm lại, nỗi buồn của HC trong ĐT này là một nỗi buồn ntn? ? Khổ 3 được mở đầu bằng một hình ảnh đáng chú ý nào? Hình ảnh đó gợi lên điều gì? ? Trong bức tranh này, tg đã dùng bp phủ định để phủ định những yếu tố gì? Mục đích? ? Vậy những yếu tố nào có trong bức tranh này? Những yếu tố đó gợi lên điều gì? ? Qua những hình ảnh trong ĐT này, HC muốn thể hiện tình cảm, cx gì của mình? ? Tg đã phác họa cảnh thiên nhiên bằng những chi tiết nào? ? Những hình ảnh này ntn? Nó gợi lên điều gì ? Trước khung cảnh thiên nhiên đó, tâm trạng của con người ntn? (PT 2 câu cuối) ? Từ những điều trên, em nx ntn về những thi liệu được sd trong khổ thơ này? Từ đó, em nhận thấy giữa các nhà thơ cũ và thơ mới có gì khác biệt về cách biểu hiện cx? Hoạt động 3 (10’): Tổng kết. ? Câu 5 – SGK. ? Câu 2 – SGK. ? Câu 4 – SGK. TÌM HIỂU CHUNG 1/ Tác giả - Huy Cận là nhà thơ lớn, một trong những đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ mới với hồn thơ ảo não. - Thơ Huy Cận giàu chất suy tưởng, triết lí. 2/ Tác phẩm - Xuất xứ: rút từ tập Lửa thiêng (1940), tập thơ đầu tay và tiêu biểu nhất của HC trước CMTT. - Hcst: được viết vào mùa thu năm 1939, cảm xúc được khơi gợi từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN * Nhan đề + Hai từ HV: gợi âm hưởng cổ kính, trang nhã. + Hai vần “ang”: tạo dư âm vang xa, trầm buồn cho cả bài; gợi sự dài, rộng. * Lời đề từ + Cảnh: sông dài, trời rộng + Tình: bâng khuâng, thương nhớ. 1/ Khổ 1: Nỗi buồn lạc loài trước cảnh sông nước mênh mông. - K/g: mênh mông (tràng giang). - T/g: triền miên (điệp điệp). → gợi ấn tượng về một buồn triền miên kéo dài theo k/g và t/g. - Từ láy: điệp điệp, song song → gợi âm hưởng cổ kính. - Hình ảnh: + “Thuyền về nước lại”: thủ pháp đối lập → gợi cảm giác cô đơn, xa vắng, chia lìa. + “Củi một cành khô lạc mấy dòng”: bp đảo ngữ → vừa là hình ảnh thực rất đời thường, vừa gợi lên nỗi buồn về kiếp người nhỏ bé, bơ vơ. => Thi liệu và cảm xúc vừa cổ điển, vừa mới mẻ thể hiện một “cái tôi” lạc lõng, với một nỗi buồn triền miên, lan tỏa. 2/ Khổ 2: Nỗi buồn cô đơn trước không gian vô biên, hoang vắng. - Từ láy: “lơ thơ”, “đìu hiu” → gợi sự buồn bã, quạnh vắng, cô đơn. - Hình ảnh: “chợ chiều” đã vãn + “bến cô liêu” → gợi sự buồn tẻ, vắng vẻ, cô tịch. - K/g: + Nắng/ xuống, trời/ lên; sông/ dài, trời/ rộng → phép đối: vũ trụ dường như tự vận động, kg được nới rộng ra thêm. + Sâu chót vót: gợi ấn tượng thăm thẳm, hun hút khôn cùng. => K/g 3 chiều tô đậm một “cái tôi” cô đơn, chới với trong vũ trụ vô cùng, mang đậm “nỗi buồn thế hệ”. 3/ Khổ 3: Nỗi sầu nhân thế và khát khao được giao cảm với cuộc đời. - Hình ảnh “bèo dạt về đâu, hàng nối hàng”: sự vật nhỏ bé, nổi trôi gợi h.ảnh những kiếp người lênh đênh, vô định. - Bp phủ định “không”: cầu, đò ngang → cảnh vật thiếu gắn kết thể hiện nỗi buồn trước một k/g mênh mông, thiếu sự giao nối, thân mật giữa người với người. - Khẳng định có “bờ xanh”, “bãi vàng” nhưng “lặng lẽ”: cảnh đẹp nhưng buồn, chứa đựng sự mênh mông, lạnh vắng. => Những hình ảnh vừa thân quen, vừa giàu sức gợi bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình đã làm nổi bật lên một “cái tôi” khát khao sự đồng cảm, hòa nhập với cđ. 4/ Khổ 4: Nỗi buồn dâng cao trong nỗi nhớ nhà. - Hình ảnh: + “Mây cao đùn núi bạc” → hùng vĩ + Cánh chim chiều → bé nhỏ => Sự đối lập làm cho cảnh thiên nhiên trở nên bao la, gợi nỗi buồn xa vắng. - Tâm trạng: không cần ngoại cảnh tác động vẫn “dợn dợn” nhớ nhà → nỗi nhớ da diết, thường trực và cháy bỏng. => Những thi liệu vừa mang dấu ấn Đường thi vừa thấm đẫm tinh thần Thơ mới đã làm hiện lên một bức tranh hoàng hôn trên sông vừa quen thuộc vừa mới mẻ cùng với một “cái tôi” nội cảm, mang dấu ấn của thời đại. III. TỔNG KẾT 1/ Nghệ thuật - Sự kết hợp hài hòa giữa sắc thái cổ điển và hiện đại (sự xuất hiện của những cái tưởng như tầm thường, vô nghĩa và cảm xúc buồn mang dấu ấn cái tôi cá nhân). - Ngôn từ có sự phối thanh nhịp nhàng, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm (lơ thơ, đìu hiu, chót vót,) hòa hợp với nhịp thơ đăng đối tạo nên âm điệu trầm buồn, trôi chảy triền miên. 2/ Ý nghĩa văn bản Bài thơ thể hiện vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, niềm khát khao hòa nhập với cuộc đời và lòng yêu quê hương, đất nước tha thiết của tg. 3. Củng cố ? Bài thơ giáo dục em được những gì? 4. Hướng dẫn Hs tự học ở nhà - Học bài, học thuộc lòng bài thơ. - Theo Xuân Diệu, Tràng giang là bài thơ "ca hát non sông đất nước; do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn, Tổ quốc". Hãy làm rõ nhận định trên. - Chuẩn bị bài mới: trl các câu hỏi trong bài và làm Bt1, Bt2.. * Bạn nào cần giáo án trọn bộ hoặc HK2, kể cả giáo án 12 (chính khóa, tự chọn, phụ đạo, ôn tập), giáo án 10 (chính khóa, tự chọn, phụ đạo), SKKN để tham khảo thì liên hệ với mình qua số 0995.071658. Giáo án của mình soạn theo hướng giảm tải cho HS, trình bày cô đọng để GV mình dễ dạy (không bị cháy giáo án), HS học khỏe mà người dạy cũng đỡ mệt, nhưng vẫn đảm bảo kiến thức. Mình là GV giỏi cấp tỉnh năm 2014. Tỉ lệ TN của mình năm 2015 cao hơn của tỉnh 5%.
File đính kèm:
- 82-83 Tràng giang.docx