Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 65: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm

A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi người.

 1. Kiến thức: - Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động.

 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện: miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên.

 3. Thái độ: ý nghĩa và niềm vui của lao động tự giác.

B/ Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Bảng phụ và tài liệu liên quan.

 - Học sinh: Đọc bài mới, trả lời câu hỏi SGK.

C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:

1. Ổn định tổ chức:( 1 phút) – 9a5: 9a8:

2. Bài cũ: Tại sao nói tâm trạng của ông Hai trong truyện ngắn “Làng” là một tâm trạng diễn biến khá phức tạp và độc đáo? Phân tích, chứng minh?

 

docx8 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3550 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 65: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 65: Tập làm văn: LUYỆN NÓI
TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM
Ngày soạn: 20.3. 2013 
Ngày giảng::
A/ Mục tiêu cần đạt: 
 - Hiểu được vai trò của tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
 - Biết kết hợp tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện.
 1. Kiến thức:
 - Tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện.
 - Tác dụng của việc sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong một văn bản.
- Sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện.
3. Thái độ: Thể hiện được suy nghĩ, nhận xét, đánh giá của bản thân về sự việc được kể.
B/ Chuẩn bị:
 Giáo viên: Bảng phụ và các bài văn mẫu, các bài văn hay cùng nội dung.
 HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK (phần chuẩn bị ở nhà).
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: 9a4: 
2. Bài cũ: (5 phút)
H: Nghị luận trong văn bản tự sự là gì? Vai trò của nghị luận trong văn bản tự sự?
H: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là gì? Các hình thức miêu tả nội tâm?
H: Phân biệt đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
3. Giới thiệu bài mới: GV nêu vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng nói và nói trước tập thể đối với mỗi người. GV nêu yêu cầu phần luyện nói trên lớp (mục II).
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Tổ chức cho HS chuẩn bị nội dung nói và luyện nói.
Mục tiêu: HS luyện nói trước lớp.
Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh họa, phân tích, cắt nghĩa, nêu và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 32 phút.
Nội dung bài học 
Hoạt động của thầy
HĐcủatrò
1. Tổ chức cho HS chuẩn bị nội dung nói.
2: Tổ chức cho HS nói trước lớp.
3: Tổ chức nhận xét bài nói.
- GV chia lớp làm bốn tổ, mỗi tổ làm một bài tập (tổ 1 làm bài tập 1, tổ 2 làm bài tập 2, tổ 3 và 4 làm bài tập 3).
- Sau khi chia tổ, GV yêu cầu các tổ chuẩn bị đề cương nói chung cho tổ mình. Nhắc nhở cho HS ba lưu ý ở SGK tr.179. HS đã chuẩn bị bài ở nhà nên thời gian này chủ yếu là trao đổi trong tổ để có một đề cương nói thống nhất, hợp lí.
- Mỗi tổ cử một đại diện lên bảng, quay xuống phía các bạn và trình bày bài nói của tổ mình. Yêu cầu cả lớp theo dõi và chuẩn bị nhận xét.
- GV cho HS các tổ nhận xét về phần trình bày của các tổ khác (theo yêu cầu nội dung và hình thức ở mục II- SGK tr.179). Cần chỉ rõ ưu, nhược điểm của mỗi HS nói trước lớp. GV tổng kết và nhắc nhở những lỗi cần tránh trong việc nói trước tập thể. HS nói và cả lớp rút kinh nghiệm cho lần trình bày sau.
HS lắng nghe.
- HS trao đổi.
- HS trình bày miệng.
- HS lớp nhận xét bổ sung
Hoạt động 3: Củng cố và hướng dẫn HS học bài ở nhà. 
Thời gian: 5 phút.	
III/ Hoạt động nối tiếp:
- Hoàn chỉnh lại các bài làm vừa nói trước lớp.
- Rút kinh nghiệm các lỗi sai về nội dung (nhất là các yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự; các lỗi dùng từ, diễn đạt...) để làm bài viết số 3.
- Chuẩn bị: Tiết 66, 67: Văn bản: Lặng lẽ Sa Pa.
 Tiết 68, 69: Viết bài Tập làm văn số 3.
D. Rút kinh nghiệm: …………
Tiết 66
Văn bản: LẶNG LẼ SA PA
Ngày soạn: 21.11. 2011 (Nguyễn Thành Long) 
Ngày giảng: 9a5:	9a8:	
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi người.
 1. Kiến thức: - Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện: miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên.
 3. Thái độ: ý nghĩa và niềm vui của lao động tự giác.
B/ Chuẩn bị: 
 - Giáo viên: Bảng phụ và tài liệu liên quan.
 - Học sinh: Đọc bài mới, trả lời câu hỏi SGK.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức:( 1 phút) – 9a5: 9a8:
2. Bài cũ: Tại sao nói tâm trạng của ông Hai trong truyện ngắn “Làng” là một tâm trạng diễn biến khá phức tạp và độc đáo? Phân tích, chứng minh?
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu và vào bài…
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về văn bản.
Mục tiêu: HS nắm được xuất xứ, bố cục và phương thức biểu đạt của bài?
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện thông qua hoạt động tri giác ngôn ngữ.
Thời gian: 20 phút.
Nội dung bài học 
Hoạt động của thầy
HĐcủatrò
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả: (SGK)
- Nguyễn Thành Long (1925- 1991).
- Quê: Duy Xuyên- Quảng Nam
- Chuyên viết truyện ngắn và bút kí.
2. Tác phẩm: SGK
- In trong tập “ Giữa trong xanh”
- Kể theo ngôi thứ 3.
- Đặt vào nhân vật ông họa sĩ.
- Tác dụng: Giữ cho câu chuyện vẻ đẹp chân thật và khách quan, làm nổi bật chất trữ tình, đào sâu tư duy của nhân vật
- Cốt truyện đơn giản, kể lại cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư, bác lái xe với người thanh niên…
3. Bố cục: 3 đoạn
GV hướng dẫn tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.
- GV cho HS quan sát chân dung tác giả.
H: Những hiểu biết của em về tác giả?
H: Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm?
- Hướng dẫn HS đọc.
- GV và HS đọc nối tiếp tác phẩm
- Giải thích từ khó (SGK)
H: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? H: Điểm nhìn trần thuật được đặt vào nhân vật nào?
H: Tác dụng của lối kể này?
- Tác phẩm này, theo lời tác giả, là “một bức chân dung”. Đó là bức chân dung của ai, hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của những nhân vật nào? (chưa được xây dựng thành tính cách, chưa có cá tính).
H: Nhận xét về cốt truyện và hệ thống nhân vật trong truyện?
- Cốt truyện rất đơn giản, chỉ tập trung vào cuộc găp gỡ tình cờ của mấy người khách trên chuyến xe với người thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh cao Yên Sơn ở Sa Pa. Truyện không sử dụng cách kể từ ngôi thứ nhất nhưng được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn và ý nghĩ của nhân vật ông hoạ sĩ.
 - Tuy có nhiều nhân vật nhưng nhân vật trung tâm của truyện là anh thanh niên - hiện ra qua cái nhìn và cảm nghĩ của các nhân vật khác và qua sự xuất hiện của anh trong cuộc gặp gỡ tình cờ, ngắn ngủi với ông hoạ sĩ và cô kĩ sư.
H: Bố cục của bài?
- Đoạn 1:Vừa qua Sa Pa, xe dừng nghỉ lấy nước, bác lái xe giới thiệu họa sĩ già với cô kĩ sư.
- Đoạn 2: Cuộc gặp gỡ trò chuyện...
- Đoạn 3: Họ chia tay, họa sĩ và kĩ sư trẻ xuống đồi, cứ vấn vương vì sao anh thanh niên không tiễn ra tận xe.	
-HS lắng nghe.
- HS trả lời 
- HS trả lời 
- HS đọc
- HS đọc 
- HS trả lời.
- HS trả lời. 
- Trả lời câu hỏi.
- HS trả lời. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản. 
Mục tiêu: HS nắm được giá trị nội dung đặt ra trong văn bản.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, phân tích, cắt nghĩa, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu
Thời gian: 10 phút
II/ Tìm hiểu văn bản
1/ Nhân vật, chủ đề và cách miêu tả của tác giả.
- Truyện đưa ra bốn nhân vật: bác lái xe, ông hoạ sĩ, cô kĩ sư mới ra trường và anh thanh niên ở trạm khí tượng. 
- Anh thanh niên là nhân vật chính chỉ hiện ra trong chốc lát, đủ để các nhân vật khác kịp ghi nhận một ấn tượng; để cho mọi người cảm nhận được rằng 
- “Trong cái lặng im của Sa Pa ... Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người đang làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu chủ đề và cách miêu tả của tác giả.
H: Truyện có những nhân vật nào? 
H: Nhân vật nào là chính, nhân vật nào là quan trọng? 
H: Tình huống nhân vật xuất hiện? quan hệ với các nhân vật khác như thế nào? 
H: Cách biểu hiện nhân vật chính có gì đặc biệt và góp phần thể hiện chủ đề truyện như thế nào?
-HS thảo luận.
- HS trả lời cá nhân.
-HS thảo luận và trả lời cá nhân.
- HS: Trả lời câu hỏi.
Hoạt động 4: Liên hệ thực tế, thực hành luyện tập. 
Mục tiêu: HS vận dụng được những kiến thức vào thực tiễn.
Phương pháp: So sánh, đối chiếu.
Thời gian: 5 phút.
*/Luyện tập:
Tóm tắt cốt truyện vừa học.	
-HS tóm tắt
Hoạt động 5: Củng cố và hướng dẫn HS học bài ở nhà. 
Thời gian: 5 phút.
* Hoạt động nối tiếp:
H: Tóm tắt cốt truyện vừa học.	
- Chuẩn bị bài mới: Học tiếp văn bản: Lặng lẽ Sa Pa
D. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docxTiết 65 LUYỆN NÓI.docx