Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 60: Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận

- Yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn “Những điều . lòng người” và “Vậy mỗi chúng ta . lên đá”.

- Làm cho câu chuyện thêm sâu sắc, giàu tính triết lí và có ý nghĩa giáo dục cao: Bài học về sự bao dung, lòng nhân ái, biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa, ân tình .

 

docx6 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2705 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 60: Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 60:
Tập làm văn: LUYỆN TẬP 
VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN
Ngày soạn: 12.3. 2013
Ngày giảng: 
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS thấy rõ vai trò kết hợp của các yếu tố nghị luận vào bài văn tự sự và biết vận dụng viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
1. Kiến thức: 
- Đoạn văn tự sự.
- Các yếu tố nghị luận trong bài văn tự sự.
2. Kĩ năng: 
- Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận với độ dài trên 90 chữ.
- Phân tích được tác dụng của yếu tố lập luận trong đoạn văn tự sự.
3. Thái độ: Có ý thức rèn luyện viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
B/ Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng phụ và tài liệu liên quan.
	 Học sinh: Ôn kiến thức cũ; đọc, trả lời câu hỏi và bài tập SGK.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức:( 1 phút) – 
2. Bài cũ: 
H: Nghị luận là gì? Trong văn tự sự, nghị luận thường được thể hiện ở đâu?
H: Hình thức thể hiện của yếu tố nghị luận như thế nào (câu văn, từ ngữ)?
H: Vai trò, tác dụng của các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự?
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu và vào bài…
Nội dung bài học 
Hoạt động của thầy
HĐcủatrò
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới .
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự:
Mục tiêu: HS nắm được vai trò của các yếu tố nghị luận vào bài văn tự sự.
Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh họa, phân tích, cắt nghĩa, nêu và gqvđ.
Thời gian: 18 phút.
I/ Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự:
1. Đọc đoạn văn:
 Lỗi lầm và sự biết ơn.
2. Nhận xét:
- Yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn “Những điều ... lòng người” và “Vậy mỗi chúng ta ... lên đá”.
- Làm cho câu chuyện thêm sâu sắc, giàu tính triết lí và có ý nghĩa giáo dục cao: Bài học về sự bao dung, lòng nhân ái, biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa, ân tình ...
GV: Hướng dẫn HS thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn “Lỗi lầm và sự biết ơn”.
- Gọi HS đọc đoạn văn. 
H: Yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn nào?
H: Chỉ ra vai trò của các yếu tố ấy trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn?
H: Nếu tước bỏ những yếu tố nghị luận ấy đi thì đoạn văn sẽ như thế nào?
- Thì tính tư tưởng của đoạn văn sẽ giảm và do đó ấn tượng về câu chuyện cũng sẽ nhạt nhòa.
HS lắng nghe.
- HS đọc
- Trả lời câu hỏi.
- HS lớp nhận xét bổ sung.
- Trả lời câu hỏi.
- Trả lời câu hỏi. 
Hoạt động 3: Thực hành luyện tập. 
Mục tiêu: HS vận dụng được những kiến thức vào thực tiễn.
Phương pháp: Thực hành, vấn đáp, giải bài tập.
Thời gian: 15 phút.
II/ Thực hành viết đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận.
Bài 1: Viết đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt đó, em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là người bạn tốt.
* Gợi ý: Chứng minh Nam là người bạn rất tốt.
Bài 2: Viết đoạn văn kể về những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em cảm động (trong đoạn có sử dụng yếu tố nghị luận).
* Gợi ý: Viết đoạn văn kể về bà.
- Yêu cầu: Tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
- Từ 1 lời dạy “ Con hư tại mẹ, cháu hư tai bà”, tác giả bàn về “ tấm gương” và hiệu quả của nó trong giáo dục gia đình: “ Bà như thế… U tôi như thế…”. Đây là yếu tố nghị luận “ suy lí”.
- Từ cuộc đời và những lời răn dạy của bà, tác giả bàn về một “ nguyên tắc” giáo dục: “ Người ta như cây…nó gãy”. Đây là yếu tố nghị luận “ khái quát hóa”.
- Có thể, các yếu nghị luận trong đoạn văn trên chính là những “ suy ngẫm” của tác giả về các nguyên tắc giáo dục, về phẩm chất và đức hi sinh của người làm công tác giáo dục…
GV: Hướng dẫn HS thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
ĐHTL: Chứng minh Nam là người bạn rất tốt.
- Buổi sinh hoạt lớp diễn ra thế nào (thời gian, địa điểm, ai điều khiển, không khí buổi sinh hoạt lớp ra sao ...)
- Nội dung buổi sinh hoạt là gì? Em đã phát biểu về vấn đề gì? Tại sao phát biểu?
- Em đã thuyết phục cả lớp như thế nào (lí lẽ, ví dụ, lời phân tích ...)?
GV: Yêu cầu HS viết đoạn văn (10 phút).
Gọi 1 HS đọc đoạn văn và hướng dẫn cả lớp phân tích, góp ý. GV nhận xét, đánh giá
- HS đọc mục 2: Viết đoạn văn kể về những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em cảm động (trong đoạn có sử dụng yếu tố nghị luận).
ĐHTL:
- Người em kể là ai?
- Người đó đã để lại một việc làm, lời nói hay ý nghĩ; trong hoàn cảnh nào?
- Nội dung cụ thể là gì? Nội dung đó giản dị mà sâu sắc, cảm động như thế nào?
- Suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện trên?
GV: Yêu cầu HS viết đoạn văn (10 phút).
Gọi 1 HS đọc đoạn văn và hướng dẫn cả lớp phân tích, góp ý. GV đánh giá, nhận xét.
GV cho HS phân tích yếu tố nghị luận trong đoạn văn.
H: Tác giả đã lồng ghép các yếu tố nghị luận như thế nào?
GV tổng kết, rút kinh nghiệm chung cho cả tiết học, nhất là viết đoạn văn.
HSviết 
HS nêu kếtquả.
HSđọc
HS:Trả lời câu hỏi.
- HS
nhận xét.
-HS trả lời
HS viết
HS đọc
-HS trả lời
Hoạt động 4: Củng cố bài học.
Mục tiêu: HS vận dụng được những kiến thức vào thực tiễn.
Phương pháp: “ Động não”
Thời gian: 7 phút.	
- Đoạn văn được sắp xếp nhằm mục đích tự sự, các yếu tố tự sự được đưa vào bài chỉ khi cần thiết và không làm anhả hưởng tới việc kể chuyện.
H: Nhắc lại vai trò và tác dụng của các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
H: Trong văn tự sự, nghị luận thường được thể hiện bằng những hình thức gì?
H: Rút ra bài học trong việc viết đoạn văn tự sự có sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự
HS động nãosuy nghĩ và trả lời
Hoạt động 5: hướng dẫn HS học bài ở nhà. 
Thời gian: 2 phút.
III/ Hoạt động nối tiếp:
	- Hoàn chỉnh các bài tập vừa làm.
 - Viết 1 đoạn văn tự sự kể lại một sự việc trong 1 câu chuyện đã học.
	- Tham khảo các bài văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
	- Chuẩn bị bài mới: Văn bản : Làng
D. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docxTiết 60 luyện tập viết đoạn văn trong văn bản tự sự sử dụng yếu tố nghị luận.docx