Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 55: Chí Phèo

1. Hình tượng nhân vật Chí Phèo.

1.2. Quá trình tha hoá của Chí Phèo.

 a) Trước khi đi tù:

 - Hoàn cảnh xuất thân:

 + Đứa con hoang (xám ngắt, trần truồng)

 + Không cha, không mẹ, không họ hàng thân thích.

 + Không một tấc đất.

 + Đi làm thuê, làm mướn.

 - Ước mơ: có một gia đình nho nhỏ “chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải.”.

 - Năm 20 tuổi: làm canh điền cho nhà bá Kiến.

 - Thấy nhục khi bị bà Ba gọi lên bóp chân.

=> Chí Phèo là một người nông dân lương thiện, chăm chỉ, trong sáng, giàu lòng tự trọng và có những ước mơ thật giản dị.

 b) Sau khi ra tù:

 - Nguyên nhân: vì sự ghen tuông vô cớ, bá Kiến đã đẩy Chí Phèo vào tù.

 - Ngoại hình: “cái đầu cạo trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết.Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ”

-> dáng vẻ của một thằng lưu manh, côn đồ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 2056 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 55: Chí Phèo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 55:
CHÍ PHÈO
- Nam Cao –
Lớp
Ngày dạy
HS vắng mặt
Ghi chú
11C
11D
Phần hai: tác phẩm
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Giúp HS nắm được:
1.Về kiến thức.
 - Hình tượng nhân vật Chí Phèo (những biến đổi về nhân hình, nhân tính sau khi ở tù; nhất là tâm trạng và hành động của Chí sau khi gặp Thị Nở cho đến lúc tự sát;
 - Gía trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm;
 - Những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện ngắn của Nam Cao như điển hình hoá nhân vật, miêu tả tâm lý, nghệ thuật trần thuật; ngôn ngữ nghệ thuật,...
2.Về kỹ năng.
Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
3. Về tư tưởng.
 - Có ý thức học tập và rèn luyện để biết cách phân tích, đánh giá một tác phẩm của Nam Cao.
II. PHƯƠNG PHÁP.
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, thảo luận nhóm.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- GV: SGK, chuẩn KT-KN, giáo án, tài liệu tham khảo, thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 – tập 1; Bài tập Ngữ văn 11 – tập 1.
- HS: vở soạn, vở ghi, SGK, soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1.Ổn định tổ chức lớp
2.Kiểm tra bài cũ (5’).
Câu hỏi:
- Truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) từng có những tên nhan đề nào ? Nêu xuất xứ và ý nghĩa của từng nhan đề ?
- Tóm tắt nội dung tác phẩm?
- Chí Phèo đã có “màn ra mắt” độc đáo ntn trong đoạn văn mở đầu thiên truyện? Ý nghĩa ?
3.Bài mới.
Người nông dân bị XH và hoàn cảnh dồn vào bước đường cùng sẽ có phản ứng theo những cách khác nhau: Cam chịu, nhẫn nhịn cho đến chết (Dì Hảo), Chọn cái chết để giữ được nhân phẩm (Lão Hạc), Bế tắc mất phương hướng, vùng lên phá phách thành lưu manh quỷ dữ (Chí Phèo). Nhưng Chí Phèo có hoàn toàn là quỷ dữ của làng Vũ Đại không? Cuộc đời của Chí có kết cục ra sao? Ta sẽ tìm hiểu tác phẩm.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
38’
Thảo luận nhóm (5’)
Nhóm 1:
1. Trước khi đi tù, Chí Phèo là người như thế nào? 
- Hoàn cảnh xuất thân.
- Mơ ước của Chí.
- Năm 20 tuổi: 
- Khi bị bà Ba gọi lên bóp chân, tâm trạng của Chí như thế nào?
2. Em có nhận xét như thế nào về nhân vật CP ở thời điểm trước khi đi tù?
Nhóm 2:
1. Vì sao Chí Phèo bị đẩy vào tù? 
2. Em hãy phác hoạ chân dung nhân vật Chí sau khi ở tù về? (tìm chi tiết)
- Ngoại hình?
- Tính cách? (Chí Phèo đến nhà bá Kiến mấy lần? Mục đích?)
3. Em có nhận xét như thế nào về sự thay đổi của Chí Phèo? Nguyên nhân?
4. Qua sự tha hoá của CP, tác giả muốn nói lên điều gì?
 Nhóm 3.
1. Điều gì đã làm thay đổi cuộc đời Chí?
2. Việc gặp thị Nở có ý nghĩa như thế nào đối với Chí Phèo? Nó đã thức tỉnh điều gì trong con người Chí?
3. Diễn biến tâm trạng của Chí sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở? 
- Sáng hôm sau, hắn cảm nhận được cái gì?
- Hắn nhận thức như thế nào về quá khứ, hiện tại và tương lai?
Nhóm 4: 
1. Chi tiết bát cháo hành có ý nghĩa như thế nào đối với Chí ? Tâm trạng Chí khi đón nhận nó? (tìm những chi tiết cụ thể)
2. Câu nói « Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui » có dụng ý gì ?
3. Sau khi húp xong bát cháo hành, Chí khao khát điều gì?
HS thảo luận và cử đại diện trình bày.
GV nhận xét, chốt kiến thức.
GV giảng : Chính tình yêu thương sẽ giảm bớt thù hận, gìn giữ và nuôi dưỡng nhân tính, thậm chí có sức mạnh cảm hoá con người.
1. Hình tượng nhân vật Chí Phèo.
1.2. Quá trình tha hoá của Chí Phèo.
 a) Trước khi đi tù:
 - Hoàn cảnh xuất thân: 
 + Đứa con hoang (xám ngắt, trần truồng)
 + Không cha, không mẹ, không họ hàng thân thích.
 + Không một tấc đất.
 + Đi làm thuê, làm mướn.
 - Ước mơ: có một gia đình nho nhỏ “chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải...”.
 - Năm 20 tuổi: làm canh điền cho nhà bá Kiến.
 - Thấy nhục khi bị bà Ba gọi lên bóp chân.
=> Chí Phèo là một người nông dân lương thiện, chăm chỉ, trong sáng, giàu lòng tự trọng và có những ước mơ thật giản dị.
 b) Sau khi ra tù:
 - Nguyên nhân: vì sự ghen tuông vô cớ, bá Kiến đã đẩy Chí Phèo vào tù.
 - Ngoại hình: “cái đầu cạo trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết...Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ”
-> dáng vẻ của một thằng lưu manh, côn đồ.
 - Tính cách: 
 + Trạng thái: triền miên trong những cơn say.
 + Hành động: đến nhà bá Kiến :
 . Lần 1 : chửi bới, rạch mặt ăn vạ.
 . Lần 2 : hù doạ, xin đi tù.
-> trở thành tay sai của bá Kiến.
 Phá tan bao nhiêu cơ nghiệp
 Đập nát bao nhiêu cảnh yên vui 
 Làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người dân lương thiện.
 + Với người dân làng Vũ Đại, Chí Phèo là một kẻ lưu manh, một con quỷ dữ.
=> Chí Phèo -> người nông dân hiền lành, lương thiện -> thằng lưu manh -> con quỷ dữ. Nguyên nhân: chính nhà tù thực dân và xã hội đương thời. 
* Ý nghĩa:
 - Giá trị hiện thực: phản ánh hiện tượng người nông dân lương thiện bị chà đạp về tinh thần và thể xác, bị xã hội phi nhân tính cướp đi cả hình hài lẫn tính người.
 - Giá trị nhân đạo: tố cáo các thế lực tàn bạo tàn đã chà đạp lên quyền sống của con người.
1.3. Quá trình hồi sinh của Chí Phèo.
 - Mối tình Chí Phèo - Thị Nở : là sự gặp gỡ của hai con người khốn cùng trong xã hội.
 - Thị Nở tuy xấu nhưng có tấm lòng chân thành, Thị đã đánh thức bản chất lương thiện trong con người Chí . 
 - Diễn biến tâm trạng của Chí:
 + Tỉnh rượu: cảm nhận được những âm thanh trong cuộc sống. Lòng bâng khuâng, mơ hồ buồn. 
 + Cơ thể có sự thay đổi: miệng đắng, người bủn rủn, thấy sợ rượu.
 + Tỉnh ngộ: nhìn lại cuộc đời mình trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
 . Quá khứ: với ước mơ giản dị.
 . Hiện tại: nhận thức về tuổi già và sự cô đơn.
 . Tương lai: tuổi già, đói rét, ốm đau, và cô độc.
-> Chí đang thức tỉnh và bắt đầu hồi sinh.
 - Hình ảnh bát cháo hành:
 + Giúp Chí giải cảm, tỉnh hẳn người.
 + Tâm trạng : Chí ngạc nhiên -> mắt hình như ươn ướt -> ăn năn, lòng thành trẻ con, muốn làm nũng với thị như với mẹ -> hắn hiền lành đến khó tin. Bởi lần đầu tiên hắn được người ta cho mà không phải là cướp giật.
 + “Giờ ...nhỉ?”, “Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui”: câu nói như một lời cầu hôn giản dị, chân thành.
-> Chí ăn năn, hồi tỉnh, khao khát có được hạnh phúc và một mái ấm gia đình.
* Ý nghĩa:
 - Giá trị nhân đạo: nhà văn khẳng định sức sống bất diệt của thiên lương.
 - Bài học: sống trên đời cần có sự quan tâm, yêu thương, sẻ chia giữa con người với con người.
4.Củng cố bài giảng (1’).
Hệ thống kiến thức bài học.
5.Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà (1’).
 - Học bài cũ, tìm đọc trọn vẹn tác phẩm Chí Phèo.
 - Chuẩn bị : Chí Phèo (tiếp)
Câu hỏi bài soạn:
 1. Khao khát được hoàn lương của Chí có trở thành hiện thực không ? Vì sao ?
 2. Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi bị Thị Nở từ chối? Vì sao Chí Phèo lại có hành động như vậy?
 3. Ý nghĩa hành động đâm chết Bá Kiến và tự sát của Chí Phèo?
 4. Nhận xét về giá trị nghệ thuật của tác phẩm ?
V. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ GIẢNG.
..............................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTuan_13_Chi_Pheo.doc