Giáo án Ngữ văn 11 tiết 17: (Đọc thêm) Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu)
1. Sáu câu đầu:
a. Hai cầu đề
Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây
Một bàn cờ thế phút sa tay
- giặc đến:
+ Thời điểm: tan chợ
-> nơi đông đúc, thời khắc hướng về sự đoàn viên, sum họp, quây quần
+ Âm thanh: súng Tây
-> lần đầu xuất hiện trong văn học
-> gợi sự tàn bạo, hủy diệt hàng loạt
=>sự hoảng loạn, kinh hoàng của con người trước âm thanh ghê rợn, gây tàn sát trong thời điểm không ngờ tới.
- Đất nước: bàn cơ thế/phút/sa tay
-> tình thế bất ngờ thất thế, mất chủ động
giặc đến phá tan cuộc sống yên bình của nhân dân. Đất nước rơi vào tình trạng nguy ngập.
Tiết 17 Ngày soạn: 15/9/2014. Đọc thêm: CHẠY GIẶC ( Nguyễn Đình Chiểu ), I. Mục tiêu cần đạt Giúp HS: - Cảm nhận được tình cảnh “tan đàn xẻ nghé”; những mất mát của nhân dân khi giặc đến và tình cảm, thái độ của tác giả. - Hiểu được nghệ thuật tả thực kết hợp khái quát qua việc sử dụng hình ảnh, ngôn từ. Trọng tâm - Kiến thức + Đất nước rơi vào tay giặc, cảnh “xẻ nghé tan đàn”, thái độ của tác giả + Lựa chọn từ ngữ, kết hợp tả thực, tạo hình ảnh. - Kĩ năng: đọc hiểu bài thơ theo thể loại. II. Chuẩn bị của thầy và trò - Thầy: - Sách giáo khoa Ngữ Văn 11 - tập 1. - Sách giáo viên Ngữ Văn 11 - tập 1. - Sách thiết kế. - Trò: - Sách giáo khoa Ngữ Văn 11 - tập 1. - Bài soạn chuẩn bị ở nhà III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Không có 3. Bài mới: : Nguyễn Đình Chiểu không chỉ là nhà giáo, thầy thuốc; ông còn là người khởi xướng chống giặc bằng văn thơ. Từ đây ông được mệnh danh là “thư sinh giết giặc bằng ngòi bút”. Và ‘Chạy giặc’ là bài thơ mở đầu cho sự nghiệp này. Cụ thể bài thơ thế nào chúng ta cùng tìm hiểu. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌC - GV: yêu cầu hs đọc tiểu dẫn sgk - HS đọc và trả lời câu hỏi + GV hỏi: Nội dung hai câu đề, phân tích một số từ ngữ trong hai câu để thấy được cục diện của đất nước? + GV : Cảnh chạy giặc của nhân dân ta được miêu tả như thế nào qua hai câu thực? Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh trong hai câu để thấy rõ điều đó? + GV hỏi: Tội ác của thực dân Pháp còn được miêu tả như thế nào trong hai câu luận? + GV hỏi: Tâm trạng của nhà thơ trong hai câu kết? + GV :Nêu một vài nét về nội dung và nghệ thuật bài thơ. B. BÀI CA PHONG CẢNH HƯƠNG SƠN v Hoạt động 4: Tìm hiểu về tác giả Chu Mạnh Trinh, xuất xứ và thể loại bài thơ + GV : Gọi HS đọc Tiểu dẫn giới thiệu về tác giả Chu Mạnh Trinh, yêu cầu HS gạch SGK những nét chính về tác giả. + GV nêu xuất xứ, thể loại của bài thơ. v Hoạt động 5: Yêu cầu HS đọc bài thơ và chia đoạn, nêu nội dung từng đoạn. v Hoạt động 6: Tìm hiểu nội dung bài thơ. + GV : Cảnh Hương Sơn được tác giả giới thiệu như thế nào? + GV: Không khí thần tiên của Hương Sơn được tác giả thể hiện như thế nào? + HS: Phát hiện, trả lời + GV : Bổ sung, giảng. + GV : Vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn được tác giả miêu tả như thế nào? Qua biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? + GV : Qua bài thơ tác giả thể hiện tâm sự gì? v Hoạt động 7: Tìm hiểu chủ đề. + GV : qua việc phân tích trên em hãy nêu chủ đề bài thơ. I. Tìm hiểu chung 1. Hoàn cảnh sáng tác Có thể được viết ngay sau khi thành Gia Định bị giặc Pháp bắt đầu tấn công năm 1859 2. Bố cục - 6 câu đầu: giặc đến, cảnh chạy giặc, hậu quả - 2 câu cuối: tâm trạng, thái độ của tác giả II. Đọc hiểu văn bản 1. Sáu câu đầu: a. Hai cầu đề Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây Một bàn cờ thế phút sa tay - giặc đến: + Thời điểm: tan chợ -> nơi đông đúc, thời khắc hướng về sự đoàn viên, sum họp, quây quần + Âm thanh: súng Tây -> lần đầu xuất hiện trong văn học -> gợi sự tàn bạo, hủy diệt hàng loạt =>sự hoảng loạn, kinh hoàng của con người trước âm thanh ghê rợn, gây tàn sát trong thời điểm không ngờ tới. - Đất nước: bàn cơ thế/phút/sa tay -> tình thế bất ngờ thất thế, mất chủ động à giặc đến phá tan cuộc sống yên bình của nhân dân. Đất nước rơi vào tình trạng nguy ngập. b.Hai câu thực - “ Bỏ nhà”, “lơ xơ chạy”, “mất ổ”, “dáo dát bay”" sự tan nát, tán loạn, hãi hùng - “ Lũ trẻ”, “đàn chim”" hai hình ảnh điển hình cho nỗi đau thương của nhân dân - Nghệ thuật đảo ngữ nhấn mạnh: bỏ nhà, mất ổ " tạo nỗi ám ảnh bi thương về cảnh chạy giặc của dân lành. ² Cảnh chạy giặc trong nỗi kinh hoàng của nhân dân. c.Hai câu luận Bến Nghé: của tiền -> tan bọt nước - Đồng Nai: tranh ngói -> nhuốm màu mây à Địa danh nổi tiếng, cảnh bị hủy diệt Trù phú, sàm uất, tươi >< kiệt cùng, 1 màu Đẹp, bình yên đen tối, tan hoang à Cảnh quê hương trước và sau khi giặc đến đối lập kinh hoàng: sự tận diệt, tận hủy của quân thù. à Sáu câu thơ với hình ảnh chân thực, tiêu biểu đã vẽ lại toàn cảnh quê hương khi giặc đến. Một cuộc sống an bình ko còn. Thế vào đó là sự kinh hoàng, đau thương, tan hoang 2. Hai câu thơ cuối: Tâm trạng của tác giả - Bộc lộ qua câu hỏi tu từ Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng Lỡ để dân đen mắc nạn này -> Tái hiện hiện thực: quê hương ngập tràn bóng giặc nhưng triều đình ko động thái biểu hiện nào. Tâm trạng phẫn uất, thất vọng. -> Nỗi chờ mong khắc khoải sự xuất hiện của trang dẹp loạn cứu nước. -> Lời kêu gọi tha thiết lòng yêu nước có trong mọi người để hành động chống lại kẻ thù à Tấm lòng yêu nước sâu sắc của Đồ Chiểu III. TỔNG KẾT -ND: Cảnh quê hương chân thực khi giặc đến tàn sát - NT: + từ ngữ giản dị, tiêu biểu, giàu sức gợi hình, biểu cảm + Nghệ thuật câu, từ tiêu biểu cho thơ Nôm Đường luật B. BÀI CA PHONG CẢNH HƯƠNG SƠN . Giới thiệu: 1. Tác giả: SGK. 2. Xuất xứ: Là một trong ba bài thơ viết về Hương Sơn, sáng tác khi ông đứng coi trùng tu, tôn tạo Hương Sơn. 3.Thể loại: Hát nói 4. Bố cục: 3 đoạn: - 4 câu đầu: Giới thiệu Hương Sơn - 10 câu giữa: Tả cảnh Hương Sơn + 4 câu trên: không khí thần tiên, cái thần của Hương Sơn + 6 câu dưới: vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn - 5 câu cuối: Suy niệm của tác giả trước cảnh đẹp Hương Sơn. II. Đọc hiểu văn bản: Giới thiệu Hương Sơn: - Cảnh thần tiên, thoát tục “Bầu trời cảnh bụt” - Nghệ thuật: điệp từ + câu hỏi tu từ, Hương Sơn được giới thiệu từ nhiều gốc độ, rất hấp dẫn, thú vị, rất đẹp. " Niềm ao ước, khát khao của tác giả, niềm thích thú, vui mừng khi đặt chân đến Hương Sơn. Cảnh đẹp Hương Sơn: a. Không khí thần tiên, cái thần của Hương Sơn: - Nghệ thuật: miêu tả + nhân hoá " cảnh tĩnh lặng, nghiêm trang, cảnh vật, không gian, con người say sưa ngây ngất trong khí đạo mùi thiền. - Cảnh đẹp khiến con người thánh thiện, thanh cao. b. Vẻ đẹp phong cảnh: Nghệ thuật: liệt kê khắc hoạ vẻ đẹp hùng vĩ của một quần thể: suối, chùa, hang động đậm màu sắc đường nét " tạo ấn tượng trập trùng, cao, thấp, nhiều tầng của quần thể. ² Vẻ đẹp tuyệt vời, siêu thoát, gợi khao khát cho những ai chưa được chiêm ngưỡng. Suy niệm của tác giả: Với câu hỏi tu từ, khẳng định và trả lời ẩn, đó là lòng yêu nước kín đáo, mặc dù câu chữ còn mang nặng màu sắc tôn giáo. III. Chủ đề: Với những từ ngữ chọn lọc, tinh tế, nghệ thuật tả cảnh điêu luyện, tác giả làm nổi rõ cảnh thần tiên của Hương Sơn, vẻ đẹp gợi khao khát cho mỗi con người muốn đến Hương Sơn. Qua đó gửi gắm tâm sự yêu nước kín đáo của mình. V. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI – BÀI MỚI: 1. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI: - Cảnh chạy giặc và tâm trạng NĐC trong bài “ Chạy giăc” - Cảnh Hương Sơn và tâm sự của Chu Mạnh Trinh. 2. BÀI MỚI: - Soạn bài “ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”. + Giới thiệu về cuộc đời nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. + Nêu nội dung thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. + Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài “ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”. + Chia bố cục bài văn tế và nội dung mỗi phần. + Hình tượng người nghĩa sĩ nông dân trong trận công đồn.
File đính kèm:
- chay_giac_20150725_040435.doc