Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 109-110

diện, phản diện, thể hiện tính cách, xung đột kịch, chủ đề của vở kịch.

 +Ngôn ngữ kịch: mang tính hành động và tính khẩu ngữ cao, ngôn ngữ khắc họa tính cách.

 *Đối thoại: lời của n.vật nói với nhau.

 *Độc thoại: lời nhân vật tự bộc lộ.

 *Bàng thoại: lời nhân vật nói riêng với người xem.

 

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2175 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 109-110, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8 /4/2013
Tiết 109-110 	
 MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH, NGHỊ LUẬN 
I- Mục tiêu :
1-Kiến thức: Giúp HS:
- Hiểu khái quát một số thể loại văn học: kịch, nghị luận. 
- Vận dụng những hiểu biết đó trong việc học văn. 
2- Kĩ năng: RLKN đọc hiểu các tá phẩm văn học thuộc thể loại kịch, nghị luận.	
3- Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu văn chương. 
II- Chuẩn bị:	
1- Chuẩn bị của giáo viên:	 - Đọc tư liệu tham khảo.
 - Thiết kế giáo án.
2- Chuẩn bị của HS: Đọc kĩ SGK, trả lời câu hỏi hướng dẫn.
III- Hoạt động dạy học:
1- Ổn định lớp:
2- Kiểm tra bài cũ: 	7'
	-Câu hỏi: Phân tích vẻ đẹp của đoạn “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi ... Huy Cận”? 
-Y/c: HS chỉ ra được sự tinh tế và tài hoa của Hoài Thanh trong việc đánh giá cái chung của Thơ mới và nét phong cách của mỗi nhà thơ. 
3-Bài mới: 
 -Vào bài: Ở lớp 11, ta đã học vở kịch “Vũ Như Tô” nhưng để hiểu rõ về thể loại này với những nét đặc trưng nhất, ta đi sâu tìm hiểu thể loại văn học: kịch. 
	-Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
20’
18’
Tiết 
15’
15’
10’
 HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu thể loại văn học: kịch.
 Hỏi: Vì sao nói kịch là một thể loại hình nghệ thuật tổng hợp?
 Hỏi: Những đặc trưng cơ bản của kịch? Nội dung kịch khác gì với thơ và tiểu thuyết? 
 Hỏi: Xung đột kịch được xây dựng ntn? Cho vd?
 Vd: Rô-mê-ô và Ju-li-ét: xung đột giữa 2 dòng họ -> cao trào.
 GV cho vd: tính chất khẩu ngữ trong ng.ngữ kịch: “Làm gì mà quàng quạc cái mồm lên thế ...” (“Bài ca giữ nước” Tào Mạt) 
 Hỏi: Kết cấu của 1 vở kịch? 
 Hỏi: Thế nào là bi kịch, hài kịch, chính kịch? 
 Hỏi: Em hiểu thế nào là kịch thơ, kịch nói, ca kịch? 
 HĐ2: Hướng dẫn cách đọc – hiểu kịch:
 Hỏi: Những yêu cầu về đọc kịch bản văn học? 
 Cho vd minh họa.
 Cho vd: “Vũ Như Tô” tính cách VNTô: nghệ sĩ tài ba, say mê sáng tạo cái đẹp. 
 Bệnh Đan Thiềm: mê đắm người tài hoa. 
 Cả 2: sự đồng điệu trong cả mộng ước và nỗi đau ý thức sâu xa về bi kịch của tài – sắc. 
 HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu thể loại nghị luận.
 Hỏi: Em hiểu thế nào là văn nghị luận?
 Hỏi: Đặc trưng cơ bản của văn nghị luận? 
 Hỏi: Ngôn ngữ trong văn nghị luận có đặc điểm nổi bật gì? 
 Hỏi: Các kiểu loại văn nghị luận?
 Căn cứ để phân loại?
 Cho vd minh họa? 
 Hỏi: Ngoài yêu cầu chung như đ.với đọc 1 văn bản văn học, cần chú ý yêu cầu đặc thù gì khi đọc – hiểu văn bản nghị luận?
 HĐ3: Tổng kết và luyện tập.
 GV yêu cầu HS tổng kết bài học và đọc ghi nhớ SGK.
 HS đọc bài tập 1 và trình bày.
 Hỏi: Chỉ rõ lập luận chặt chẽ trong bài viết của Ăng-ghen?
 Hỏi: NT lập luận trong đoạn văn? 
HĐ1: Tìm hiểu thể loại văn học: kịch.
 HS: Lí giải 
 (VH-sân khấu – điện ảnh ...) 
 HS: trả lời. 
 Thơ: cảm xúc. 
 Tiểu thuyết: hiện thực c.sống.
 Kịch: xung đột trong đ.sống. 
 HS: trả lời. 
 Phát triển liên tục, không gián đoạn, có mở nút, thắt nút. 
 HS: lắng nghe. 
 HS: trả lời.
 HS: trả lời. 
 HS: trả lời. 
HĐ2: Hướng dẫn cách đọc – hiểu kịch:
 HS trả lời
 HS: lắng nghe. 
 HĐ1: Tìm hiểu thể loại nghị luận.
 HS: trả lời. 
 HS: trả lời. 
 HS trả lời
 HS trả lời.
 HS: so sánh. 
 HĐ3: Tổng kết và luyện tập. 
 HS tự tổng kết bài học.
 HS đọc ghi nhớ. 
 HS làm bài tập 1.
 HS: phát hiện. 
 HS: trả lời. 
 I- Kịch: 
 1- Khái lược về kịch: 
 a- Khái niệm kịch và những đặc trưng chủ yếu của kịch: 
 -Khái niệm: Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp gồm kịch bản văn học, sân khấu, điện ảnh.
 -Đặc trưng: 
 +Lựa chọn những xung đột trong đời sống làm đối tượng mô tả: những xung đột ấy được chọn lọc, dồn nén, qui tụ phát triển thành xung đột kịch. 
 +Xung đột kịch tạo nên tính kịch, xung đột phát triển có chiều sâu được giải quyết hợp lý và bất ngờ -> sức hấp dẫn
 Có 2 xung đột kịch: xung đột bên ngoài (xung đột giữa nhân vật này với nhân vật khác); xung đột bên trong (nội tâm).
 +Xung đột kịch được cụ thể hóa bằng hành động kịch, đó là sự tổ chức cốt truyện với các tình tiết, sự kiện, biến cố theo một diễn biến lôgic, chặt chẽ, nhất quán.
 +Nhân vật kịch: có chính, phụ, chính diện, phản diện, thể hiện tính cách, xung đột kịch, chủ đề của vở kịch. 
 +Ngôn ngữ kịch: mang tính hành động và tính khẩu ngữ cao, ngôn ngữ khắc họa tính cách. 
 *Đối thoại: lời của n.vật nói với nhau. 
 *Độc thoại: lời nhân vật tự bộc lộ.
 *Bàng thoại: lời nhân vật nói riêng với người xem.
 b- Bố cục và phân loại kịch: 
 -Bố cục: Tác phẩm kịch thường được gọi là vở kịch: màn (hồi): 1,2,3... trong màn kịch có lớp kịch (cảnh) 1,2,3 ... 
 -Phân loại kịch: 
 +Căn cứ vào tính truyền thống hay hiện đại có: 
 *Kịch truyền thống dân giân: chèo, tuồng, cải lương.
 *Kịch cổ điển: trước thế kỉ XX.
 *Kịch hiện đại: từ thế kỉ XX.
 +Căn cứ nội dung, ý nghĩa của xung đột: 
 *Bi kịch: phản ánh xung đột giữa nhân vật cao thượng với thế lực đen tối.
 *Hài kịch: khai thác những tình huống khôi hài -> tiếng cười chế giễu, mỉa mai.
 *Chính kịch: phản ánh những mâu thuẫn xung đột trong cuộc sống hàng ngày với bi hài, buồn vui lẫn lộn.
 +Căn cứ vào hình thức ngôn ngữ có: 
 *Kịch thơ: lời thoại bằng thơ. 
 *Kịch nói: lời thoại bằng ngôn ngữ đời thương. 
 *Ca kịch: lời thoại bằng hát, múa như tuồng, chèo, cải lương. 
 -> Kịch tập trung miêu tả xung đột trong đ/sống. Hành động kịch được tổ chức qua cốt truyện, được thực hiện bởi các nhân vật, ngôn ngữ kịch mang đặc điểm khắc họa tính cách, có tính hành động, có tính khẩu ngữ cao. 
 2- Yêu cầu về đọc kịch bản văn học: 
 -Đọc kĩ lời giới thiệu, tiểu dẫn để hiểu về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, vị trí đoạn trích. 
 -Cảm nhận lời thoại của các nhân vật: 
 +Chú ý tính chất ngôn ngữ của từng n/v: giọng điệu (ác hay hiền) dùng từ (giản dị hay bóng bẩy) kiểu câu (cảm, hỏi hay cầu khiến).
 +Xác định đặc điểm, tính cách của n/v qua các kiểu lời thoại. 
 +Qua lời thoại xác địch mối quan hệ giữa các n/v. 
 -Phân tích hành động kịch: Tìm hiểu diễn biến cốt truyện với những tình tiết, sự kiện, biến cố -> xác định xung đột chủ yếu, phân tích diễn biến và kết quả của từng xung đột. 
 -Nêu chủ đề tư tưởng: Xác định giá trị, ý nghĩa của tp kịch qua xung đột kịch, thái độ, hành động số phận của các n/v kịch.
 II- Nghị luận: 
 1- Khái lược về văn nghị luận: 
 a- Khái niệm: Nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt dùng lý lẽ phán đoán, chứng cớ để bàn luận về 1 vấn đề nào đó (chính trị, xh, văn học nghệ thuật, triết học, đạo đức ... ).
 b- Đặc trưng: 
 -Luận là bàn về vấn đề đúng sai, phải trái, khẳng định hay bác bỏ -> sáng tỏ chân lý. 
 -Văn nghị luận ngoài trình bày, diễn giải còn có tranh luận, biện bác -> chính kiến rõ ràng.
 -Sức mạnh của văn nghị luận: sự sâu sắc của tư tưởng, tình cảm, tính mạch lạc, chặt chẽ của suy nghĩ và trình bày, sự thuyết phục của lập luận -> tác động vào lý trí, nhận thức và tâm hồn người đọc. 
 -Ngôn ngữ chính xác, mang tính xã hội, tính học thuật cao. 
 c- Các kiểu loại văn nghị luận: 
 -Căn cứ vào thời gian có:
 +Nghị luận dân gian: tục ngữ. 
 +Nghị luận trung đại: chiếu, cáo, hịch ... 
 +NL hiện đại: tuyên ngôn, lời kêu gọi, phê bình, xã luận, phân tích, bình giảng ... 
 -Căn cứ vào đối tượng và vấn đề nghị luận có: 
 +NL xã hội, chính trị (chính luận) 
 +NL văn học (phê bình, phân tích, bình giảng ...) 
 2- Yêu cầu đọc–hiểu văn bản nghị luận:
 -Tìm hiểu thân thế tác giả và hoàn cảnh ra đời của văn bản -> nhận xét: v.đề nêu lên trong tp xuất phát từ nhu cầu nào của thực tế, tầm q.trong ntn với c/sống, lĩnh vực được luận bàn. 
 -Phát hiện chính xác luận đề và hệ thống luận điểm. 
 -Đánh giá hệ thống luận điểm ở tính sâu sắc, đúng đắn, mới mẻ.
 -Tìm hiểu nghệ thuật lập luận.
 +Chứng cớ: chính xác, p.phú, phù hợp.
 +Lý lẽ: mạch lạc, lôgic, thuyết phục.
 +Sự kết hợp giữa chứng cớ và lý lẽ.
 -Đánh giá thái độ, cảm xúc, t/cảm của người viết thể hiện ở ngôn từ, nghệ thuật trình bày.
 -Nêu khái quát giá trị của tp ở hai phương diện: nghệ thuật biểu hiện và nội dung tư tưởng. Bài học từ văn bản.
 III- Tổng kết và luyện tập:
 1- Tổng kết: Ghi nhớ (SGK).
 2- Luyện tập: 
 a- Bài 1: Xung đột kịch trong “Tình yêu và thù hận” (Rômêô – Juliét của Sếchxpia).
 -Dễ cho rằng đoạn trích có xung đột giữa tình yêu với thù hận giữa 2 dòng họ. Thực ra không phải như vậy, Rô-mê-ô yêu Giu-li-ét không chút đắn đo. Trong tâm hồn chàng không có sự giằng co, vì tình yêu, chàng sẵn sàng từ bỏ tên họ của mình. Còn Giu-li-ét chỉ băn khoăn không biết Rô-mê-ô có vượt qua được thù hận gia đình không; trong tâm hồn nàng tràn ngập tình yêu với Rô-mê-ô.
 -Ở đây không có xung đột giữa tình yêu và thù hận; chỉ có t/y trong sáng, dũng cảm bất chấp thù hận, vượt lên thù hận.
 b- Bài 2: NT lập luận độc đáo của Ăng-ghen: 
 -Cấu trúc lập luận gồm 7 đoạn. Phần mở đầu đoạn 1,2; phần nội dung chính: 3,4,5,6; kết luận gồm đoạn 7, câu cuối.
 -Biện pháp lập luận ở nội dung chính là so sánh tăng tiến (hay so sánh tầng bậc):
 +nội dung đoạn sau có gái trị cao hơn đoạn trước.
 +”nhưng không chỉ có thế mà thôi”, “Nhưng đấy hoàn toàn không phải là điều chủ yếu chủ yếu ở Mác”, “... nhưng niềm vui của ông còn lớ hơn nữa”.
 c- Bài 3: (bổ sung) 
 NT lập luận trong “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi ... Huy Cận” 
 -Khái quát luận điểm chính xác, mới mẻ. 
 -Luận chứng phong phú. 
 -Hình ảnh khái quát ngắn gọn, cụ thể mà chính xác, tiêu biểu cho mỗi nhà thơ, hồn thơ, con đường thơ. 
 -Giàu cảm xúc, mến yêu trân trọng các thi nhân và thơ mới. 
	4- Dặn dò: 2'
	- Nắm vững: khái niệm, đặc trưng, và cách đọc – hiểu thể loại kịch, nghị luận. 
	- Đọc – soạn: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận. 
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: 

File đính kèm:

  • docT109-110.doc