Giáo án Ngữ văn 11 tiết 102 (đọc văn) Về luân lý xã hội ở nước ta (Trích "Đạo đức và luân lí Đông Tây" ) - Phan Châu Trinh

1. Đặt vấn đề:

- Luân lí xã hội và luân lí quốc gia là những quan niệm, nguyên tắc, quy định hợp lí lẽ thường chi phối mọi quan hệ, hoạt động và đi lên của xã hội.

- Luận điểm: " Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến. hơn nhiều"

=> Cách đặt vấn đề: trực tiếp, trực diện nhấn mạnh và phủ định tuyệt nhiên không ai biết đến .

 

docx8 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 7354 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 tiết 102 (đọc văn) Về luân lý xã hội ở nước ta (Trích "Đạo đức và luân lí Đông Tây" ) - Phan Châu Trinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15- 03- 2015
Ngày dạy: 18- 03- 2015
	Tiết 102: Đọc văn: VỀ LUÂN LÝ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA
	(Trích "Đạo đức và luân lí Đông Tây" )
	- Phan Châu Trinh-
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
	1. Kiến thức:
	- Vạch trần thực trạng đen tối của xã hội đương thời, đề cao tưởng đòa thể vì sự tiến bộ, hướng về một ngày mai tươi sáng của đất nước.
	- Phong cách chính luận độc đáo: lúc từ tốn, mềm mỏng, lúc kiên quyết, đanh thép, lúc mạnh mẽ, lúc nhẹ nhàng.
	2. Kĩ năng:
	- Đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
	- Rèn kĩ năng viết bài nghị luận.
	3. Thái độ:
	- Lên án những thói hư tật xấu, đề cao tình đoàn kết, những tư tưởng mới tiến bộ.
II. Phương tiện thực hiện:
	- SGK, SGV Ngữ Văn 11 tập 2, giáo án.
	- Thiết kế bài học.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Tổ chức:	
Ngày giảng
Lớp
sĩ số
học sinh vắng
18/03/2015
11A7
32/32
0
	2. Kiểm tra bài cũ: 
- Tư tưởng chủ đạo trong đoạn trích "Người cầm quyền và khôi phục uy quyền"?
- Vai trò của Phăng tin trong diễn biến cốt truyện?
	3. Bài mới:
	Ở Việt Nam đầu thế kỉ XX, các nhà hoạt động chính trị như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc đều ít nhiều dùng văn chính luận để tuyên truyền phổ biến, thể hiện chủ trương, đường lối cách mạng của mình. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một đoạn trích tiêu biểu của một tác phẩm chính luận để cảm nhận tinh thần yêu nước, tư tưởng tiến bộ của Phan Châu Trinh và hiểu hơn về nghệ thuật viết văn chính luận.
Hoạt động thầy và trò
Nội dung cần đạt
Gv phát vấn HS:
- Dựa vào phần tiểu dẫn SGK nêu những nét khái quát về cuộc đời Phan Châu Trinh?
Hs: Trả lời.
- Những tác phẩm tiêu biểu của Phan Châu Trinh?
- Quan niệm văn chương của Phan Châu Trinh?
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét bổ sung.
- Dựa vào SGK nêu hiểu biết của em về tác phẩm " Đạo đức và luân lý Đông Tây"?
Gv phát vấn Hs trả lời:
- Nêu vị trí đoạn trích "Về luân lý xã hội ở nước ta"?
- Đoạn trích thuộc thể loại gì?
- Văn chính luận là gì? Bố cục thông thường của bài văn chính luận? 
Hs: Nhắc lại kiến thức văn chính luận đã học.
- Bố cục đoạn trích?
Gv đặt câu hỏi HS suy nghĩ trả lời:
- Em hiểu luân lí xã hội là gì?
- Luận điểm tác giả đề cập ở phần 1?
- Nhận xétvề cách nêu luận điểm của tác giả?
- Tác giả làm rõ luận điểm bằng những lí lẽ dẫn chứng nào ?
- Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để làm rõ nguyên nhân nước ta chưa có luân lí xã hội? 
- Tác giả đưa ra dẫn chứng gì?
- Nguyên nhân của tình trạng đó?
- Tác giả so sánh như vậy nhằm mục đích gì? 
Hs: Rút ra kết luận
Gv: Bổ sung.
- GV: Tìm dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề?
Hs: Tìm dẫn chứng trong SGK.
- GV: Thái độ của tác giả đối với bọn trí thức, quan lại và nhân dân như thế nào?
- Hs: Trả lời
-GV: Phan Châu Trinh đưa ra mấy giải pháp để khắc phục tình hình trên? Nội dung các giải pháp đó là gì?
- Hs: trả lời.
- Gv: Khái quát nội dung của đoạn trích?
- Hs: Trả lời.
- Gv: Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích?
- Hs: Trả lời.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
a. Cuộc đời:
 - Tên: Phan Châu Trinh ( 1872- 1926)
 - Quê: Làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kì.
 - Gia đình:
 + Cha: Phan Văn Bình làm quản sơ sơn phòng, sau tham gia phong trào Cần Vương.
 + Mẹ: Lê Thị Trung con gái nhà vọng tộc, thông thạo chữ Hán.
 - Con người: 
 + Ông là nhà nho, nhà chiến sĩ yêu nước và cách mạng tiêu biểu nhất trong giai đoạn 30 năm đầu TK XX
 + 1901
 + 1908 SGK trang 84
 + Ba năm sau
 + 1925
 =>Đám tang Phan Châu Trinh trở thành một phong trào vận động ái quốc rộng khắp cả nước.
b. Sự nghiệp sáng tác:
 - Tác phẩm chính: SGK (tr 84)
 - Quan niệm văn chương:
 + Thơ văn của cụ : Tỏ chí, tuyên truyền vận động đòng bào làm cách mạng cứu dân cứu nước.
 + Dùng thơ văn làm cách mạng thấm nhuần tư tưởng yêu nước và tinh thần dân chủ.
2. Tác phẩm "Đạo đức và luân lý Đông Tây"
 - Được Phan Châu Trinh diễn thuyết vào đêm 19- 11- 1925 tại nhà hội thanh niên ở Sài Gòn.
 - Gồm 5 phần chính kể cả nhập đề và kết luận
3. Đoạn trích: "Về luân lí xã hội ở nước ta":
a. Vị trí: Thuộc phần ba của bài Đạo đức và luân lý Đông Tây.
b. Thể loại:
 - Văn bản diễn thuyết (văn chính luận).
c. Bố cục: 3 phần
 - Phần 1: Đặt vấn đề: Tình trạng nước ta chưa có luân lí xã hội.
 - Phần 2: Giải quyết vấn đề: Nguyên nhân nước ta chưa có luân lí
- Phần 3: Kết thúc vấn đề: Giải pháp của Phan Châu Trinh.
=> Chủ đề tư tưởng: Cần phải tuyên truền XHCN ở Việt nam để xây dựng đoàn thể hướng tới mục đích giành độc lâp, tự do cho đất nước.
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Đặt vấn đề:
- Luân lí xã hội và luân lí quốc gia là những quan niệm, nguyên tắc, quy định hợp lí lẽ thường chi phối mọi quan hệ, hoạt động và đi lên của xã hội.
- Luận điểm: " Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến... hơn nhiều"
=> Cách đặt vấn đề: trực tiếp, trực diện nhấn mạnh và phủ định tuyệt nhiên không ai biết đến .
- Làm rõ vấn đề:
+ Đưa ra phép lí luận so sánh: " So với quốc gia luân lí thì người mình còn dốt nát ".
+ Quan hệ bạn bè không thể thay thế cho luân lí xã hội mà chỉ là một biện pháp nhỏ của luân lí xã hội.
+ Quan niệm nho gia bị hiểu sai, hiểu lệch đi: bình thiên hạ là cai trị là đè nén mọi người đem lại quyền lợi cho cá nhân mình. Thực ra bình thiên hạ (xã hội) là làm cho xã hội (mọi người) an cư lạc nghiệp, no đủ, giàu có, hạnh phúc.
=> Tóm lại: Cách nêu vấn đề và phân tích luận điểm của tác giả bộc lộ quan điểm của một nhà nho uyên bác, sắc sảo, thức thời.
2. Giải quyết vấn đề:So sánh luân lí xã hội ở Châu Âu và nước Đông Tây.
- Theo tác giả luân lí xã hội là nghĩa vụ trong quan hệ cộng đồng xã hội, giữa người với người, nước này với nước khác.
Luân lí xã hội Đông Tây ( nước ta)
luân lí xã hội Châu Âu (nước Pháp)
- Không hiểu, chưa hiểu, điềm nhiên như ngủ, chẳng biết gì (thờ ơ) 
* Dẫn chứng: 
+ Phải ai nấy hay, ai chết mặc ai
+ Đi đường gặp người bị nạn, gặp người yếu bị kẻ mạnh bắt nạt cũng ngơ mắt đi qua
* Nguyên nhân: Chưa có đoàn thể ý thức dân chủ kém
- Rất thịnh hành và phát triển
* Dẫn chứng: 
+ Khi có người quyền thế, hoặc chính phủ, lấy sức mạnh đè nén quyền lợi riêng của một người hoặc một hội nào, thì người ta hoặc kêu nài, hoặc chống cự, hoặc thị oai
* Nguyên nhân: Có đoàn thể, có ý thức sẵn sàng làm việc chung (công đức) có ăn học (văn hóa), có tinh thần dân chủ biết nhìn xa trông rộng. 
=> Lên án, đả kích bọn vua chúa quan lại Nam triều, bọn trí thức tây học háo danh, háo quyền, tham lam chà đạp lên dân quyền. Nhân dân ta vốn có truyền thống cộng đồng, đoàn kết từ xa xưa (Nhiều tay vỗ nên bộp, không thể bẻ đũa cả nắm) Nhưng bấy lâu nay tình hình đất nước thay đổi, truyền thống ấy bị mai một đi bởi bọn vua quan phong kiến, bọn học trò mặt trắng sa đọa, trụy lạc, tham lam, ích kỉ, hám danh lợi mà quên đạo lí cha ông, luồn cúi miễn sao giữ được vị trí giàu sang.
=> Theo tác giả đây là nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề dân ta không biết đoàn thể, không trọng công ích, không hiểu luân lí xã hội.
(Dẫn chứng):
+Một người làm quan cả nhà có phước. 
+ Quan lại là lũ cướp có giấy phép. 
+Những hiện tượng vô đạo đức, luân lí, tham nhũng, nịnh hót, chạy chức, mua quan bán tước... được xem là bình thường, thậm chí đắc thời, thượng lưu,...
- Thái độ của tác giả:
+ Đối với quan lại, trí thức Tây học: căm ghét cao độ, đả kích mạnh mẽ.
+ Đối với nhân dân: vừa đau xót, mỉa mai, cảm thông.
- Kết luận bằng hai câu cảm thán: Với thực trạng ấy thì nhân dân làm sao có thể có tư tưởng cách mạng, và tinh thần dân chủ, XHCN, tư tưởng đôàn thể, ý thức cộng đồng của nước ta làm sao có được.
3. Kết thúc vấn đề:
 - Tác giả nêu giải pháp rõ ràng, thuyết phục, ngắn gọn: mục đích để hướng tới một nước Việt Nam tự do, độc lập bằng hai con đường:
+ Trước mắt: nhân dân phải xây dựng đoàn thể.
+ Lâu dài: đẩy mạnh, chuyển bá tư tưởng trong nhân dân.
-> Đây là vấn đề cấp thiết đối với xã hội nước ta lúc bấy giờ.
-> Trạng thái cảm xúc và phẩm chất của người diễn thuyết: Tác giả không chỉ phát biểu chính kiến bằng lí trí tỉnh táo mà còn bằng trái tim tràn trề cảm xúc thể hiện nỗi đau về tình trạng của đất nước. Từ đó chúng ta thấy được lòng yêu nước phẩm chất trung thực cứng cỏi của một nhà cách mạng, toàn tâm toàn trí chiến tranh vì sự tiến bộ của xã hội.
III. Tổng kết:
1. Nội dung: Phản ánh tình trạng trì trệ lạc hậu của đất nước, kêu gọi truyền bá xã hội chủ nghĩa. Xây dựng đoàn thể tạo sức mạnh giành độc lập tự do, xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.
2. Nghệ thuật: Lập luận mạch lạc chặt chẽ kết hợp giữa yếu tố biểu cảm và yếu tố nghị luận làm cho những lí lẽ không cứng nhắc giáo điều mà tác động tới cả tư tưởng và tình cảm của người đọc và người nghe.
4. Củng cố:
	- Tư tưởng dân chủ của Phân Châu Trinh thể hiện qua đoạn trích.
	- Giá trị bài luận đối với đương thời và hiện nay.
5. Hướng dẫn về nhà:
Soạn bài đọc thêm: "Tiếng mẹ đẻ- nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức" ( Nguyễn An Ninh).
	Phê duyệt của giáo viên hướng dẫn

File đính kèm:

  • docxTuan_29_Ve_luan_li_xa_hoi_o_nuoc_ta_20150725_040608.docx