Giáo án Ngữ văn 11 - Nguyễn Thị Bé Hương - Tiết 38: Phong cách ngôn ngữ báo chí

- Bản tin : cần có thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác nhằm cung cấp những tin tức mới cho người đọc.

- Phóng sự : là bản tin được mở rộng có tường thuật chi tiết sự kiện, có hình ảnh minh họa để cung cấp cho người đọc một cái nhìn đầy đủ sinh động, hấp dẫn.

- Tiểu phẩm : tiểu phẩm trên báo chí thường có giọng văn thân mật, dân dã, thường có sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa một chính kiến về thời cuộc.

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4831 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Nguyễn Thị Bé Hương - Tiết 38: Phong cách ngôn ngữ báo chí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH NGƠN NGỮ BÁO CHÍ
Tuần : 10
Tiết : 38
Ngày soạn : 16. 10. 2014
Ngày dạy : 20. 10. 2014
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :
- Nắm được khái niệm ngơn ngữ báo chí, phong cách ngơn ngữ báo chí, các đặc trưng cơ bản của phong cách ngơn ngữ báo chí, phân biệt với các phong cách ngơn ngữ khác.
- Có kĩ năng lĩnh hợi và phân tích văn bản thơng dụng thuợc phong cách ngơn ngữ báo chí.
- Bước đầu biết viết mợt sớ loại văn bản báo chí ở mức đơn giản : tin ngắn, phỏng vấn, quảng cáo.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ :
 1. Kiến thức :
- Hiểu biết sơ bợ về mợt sớ loại báo chí, phân biệt theo phương tiện, theo định kì xuất bản, theo lĩnh vực...
- Khái niệm ngơn ngữ báo chí, các đặc trưng cơ bản của phong cách ngơn ngữ báo chí, đặc điểm về phương tiện ngơn ngữ.
 2. Kĩ năng :
- Nhận diện mợt sớ thể loại báo chí chủ yếu.
- Nhận biết và phân tích những biểu hiện về ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngơn ngữ báo chí, phân biệt với các phong cách ngơn ngữ khác.
- Phân tích đặc điểm của ngơn ngữ báo chí về từ ngữ, câu văn, biện pháp tu từ.
- Biết viết mợt tin ngắn, mợt thơng báo, mợt bài phỏng vấn đơn giản.
 3. Thái độ :
- Ý thức sử dụng ngơn ngữ báo chí theo đặc trưng. 
 C.PHƯƠNG PHÁP.
 - Nêu vấn đề, phát vấn, phân tích ngữ liệu. 
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1.Ổn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ: Khái niệm ngữ cảnh ? Các nhân tớ của ngữ cảnh? Vai trò của ngữ cảnh?
- Phân tích các nhân tố của Ngữ cảnh biểu hiện qua bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương ?
 3.Bài mới : 
 Ngơn ngữ Việt Nam vớn phong phú và đa dạng. Mỡi lĩnh vực có mợt đặc trưng riêng về ngơn ngữ. Bài học hơm nay giúp ta hiểu đặc trưng cơ bản của phong cách ngơn ngữ báo chí.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV định hướng cách phân loại kết hợp giới thiệu một số báo, tạp chí minh họa.
- HS thống kê những loại báo chí mà em biết ? Những sản phẩm báo chí đó được phân loại theo những tiêu chí nào?
- GV cung cấp cho mỗi nhóm một số tờ báo/tạp chí.
- HS trao đổi trả lời : trên báo chí em thường gặp những loại bài nào?
- GV khái quát một số thể loại văn bản báo chí.
- HS đọc ngữ liệu 1: SGK/129.
 + Bản tin cung cấp cho em biết những điều gì?
 + Nhận xét chung về cách thức trình bày. 
- HS đọc ngữ liệu 2: SGK/ 130.
 + Bài phóng sự trình bày nội dung gì? + Cách trình bày có gì khác so với bản tin?
 + Nhận xét chung về thể loại phóng sự báo chí?
- HS đọc ngữ liệu 3 : SGk/130.
 + Nhận xét giọng văn, thái độ của người viết ?
 + GV giải thích: tiểu phẩm là bài báo ngắn về vấn đề thời sự, có tính châm biếm.
 + Nhận xét chung về thể loại tiểu phẩm trên báo chí?
- Qua tìm hiểu em rút ra nhận xét gì về các thể loại của báo chí? 
- Sự khác nhau giữa ba thể loại: bản tin, phóng sự, tiểu phẩm?
- Tuy khác nhau về thể loại nhưng các văn bản báo chí trên có chung chức năng đó là gì?
- Từ các vấn đề vừa tìm hiểu, em hãy rút ra khái niệm ngôn ngữ báo chí?
- Vậy thơ, truyện, văn bản luật, văn bản hành chính… in trên báo có sử dụng ngôn ngữ báo chí không? 
- Gv chốt lại nội dung bài học.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2 trong SGK .
+ Bài tập 3 làm theo nhĩm, các nhĩm trình bày, nhận xét, GV chốt. 
- GV hướng dẫn HS nội dung học bài và soạn bài mới.
I. TÌM HIỂU CHUNG :
 1. Ngôn ngữ báo chí :
 a. Tìm hiểu một số thể loại văn bản báo chí :
 * Cách phân loại báo chí hiện nay : 
+ Theo phương tiện : báo viết, báo nói, báo hình.
+ Theo định kỳ xuất bản : nhật báo, tuần báo …
+ Theo lĩnh vực hoạt động xã hội : văn nghệ pháp luật, khoa học đời sống, thương mại, giáo dục và thời đại, an ninh, nhân dân, đại đoàn kết …
+ Theo đối tượng độc giả : nhi đồng, thanh niên, tiền phong, phụ nữ, người cao tuổi …
* Một số thể loại báo chí thường gặp :
Trên báo chí ta thường gặp một số thể loại như : bản tin, phóng sự, tiểu phẩm, phỏng vấn, thư bạn đọc, quảng cáo, trao đổi ý kiến, bình luận thời sự …
* Phân biệt một số thể loại thường gặp:
- Bản tin : cần có thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác nhằm cung cấp những tin tức mới cho người đọc.
- Phóng sự : là bản tin được mở rộng có tường thuật chi tiết sự kiện, có hình ảnh minh họa …để cung cấp cho người đọc một cái nhìn đầy đủ sinh động, hấp dẫn.
- Tiểu phẩm : tiểu phẩm trên báo chí thường có giọng văn thân mật, dân dã, thường có sắc thái mỉa mai, châm biếm … nhưng hàm chứa một chính kiến về thời cuộc.
b. Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí :
 * Văn bản báo chí:
- Báo chí gồm nhiều thể loại, tồn tại ở dạng viết, dạng nói và dạng báo hình.
- Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ.
- Chức năng : cung cấp tin tức, thời sự nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
* Ngôn ngữ báo chí :
- Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.
- Ngôn ngữ báo chí được sử dụng ở những thể loại tiêu biểu là: bản tin, phóng sự, tiểu phẩm…
II. LUYỆN TẬP :
Bài 1 : 
Đọc một tờ báồ xác định những thể loại văn bản báo chí trên tờ báo đó.
Bài 2 : Phân biệt hai thể loại báo chí : bản tin và phóng sự.
Bài 3 : thực hành nhóm: 
 Tập viết một tin ngắn phản ánh tình hình thi đua của lớp trong đợt 1.
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
 1. H ọc bài : cần nắm được:
 - Nắm được mợt sớ văn bản báo chí.
 - Đặc điểm của văn bản báo chí và ngơn ngữ báo chí.
 - Cách viết một bản tin thơng thường
 2. Soạn bài :Tìm hiểu Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng : Nội dung, nghệ thuật.
 E. RÚT KINH NGHIỆM : 
* Ưu điểm :
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
* Tồn tại :
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 10(1).doc