Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 94-95

 +Phục sức: rất khác người:

 *Tất cả: đồng hồ, dao nhỏ . tất cả đều ở trong bao.

 *Đeo kính râm, lỗ tai nhét bông, ngồi trên xe ngựa bao giờ cũng cho kéo mui lên.

 *Cả bộ mặt cũng như đang ở trong bao: luôn giấu sau cổ áo bành tô.

 *Ở trong nhà cũng mặc áo khoác ngoài đội mũ, đóng cửa, cài then.

 +Buồng ngủ như cái hộp chật chội: bưng bít, luôn kéo chăn trùm đầu kín mít, cửa sổ đóng kín mít .

 => Có khát vọng mãnh liệt thu mình trong cái vỏ, cái bao để ngăn cách, bảo vệ hắn khỏi ảnh hưởng bên ngoài.

 

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1256 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 94-95, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04. 3. 2009
Tiết 94-95	NGƯỜI TRONG BAO (A.P.Sê – khốp) 
I- Mục tiêu cần đạt:
1-Kiến thức: Giúp HS:
- Hiểu được sự phê phán của nhà văn đối với lối sống “thu mình vào trong bao” của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỉ XIX.
- Thấy được nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm: xây dựng biểu tượng và nhân vật điển hình, cách kể chuyện đặc sắc.
2- Kĩ năng: RLKN đọc hiểu một tác phẩm dịch.
3- Tư tưởng thái độ: Bồi dưỡng lối sống đúng đắn, nhận thức đúng sai. 
II- Chuẩn bị:	
1- Chuẩn bị của giáo viên: 
- Đọc tư liệu tham khảo.
- Thiết kế giáo án.
2- Chuẩn bị của HS: Đọc kĩ tác phẩm, trả lời câu hỏi hướng dẫn.
III- Hoạt động dạy học:
Tiết 1:
1’	1- Ổn định tình hình lớp:
6’	2- Kiểm tra bài cũ: 	
	-Câu hỏi: Quan niệm t/y của Tagor trong bài thơ số 28.
	-Y/c: HS lựa chọn chi tiết làm rõ quan niệm của Tagor. về t/y:
	+ T/y đòi hỏi sự hiểu biết khám phá chiều sâu tâm hồn.
	+ T/y là sự hiến dâng trái tim t/y, sự hiến dâng trọn vẹn, sự trọn vẹn trong t/y là vô hạn.
	+ T/y đẹp thánh thiện, duy nhất, trường tồn vĩnh cửu.
3-Bài mới: 
-Vào bài: Sê-khốp là tên tuổi nổi tiếng với những tr.ngắn đặc sắc. “Người trong bao” là một tác phẩm hay, nhà văn đã sáng tạo nhân vật điển hình mang tính biểu tượng để phê phán lối sống thu mình trong bối cảnh ngột ngạt của xã hội Nga cuối thế kỉ XIX.
	-Tiến trình tiết dạy:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
10’
15’
13’
Tiết 2
5’
15’
7’
8’
5’
3’
 HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
 Hỏi: Nêu nét cơ bản nhất về Sê-khốp?
 Hỏi: Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
 GV: Nguyễn Tuân “... là áng văn đả kích lên tuyệt đỉnh: hình thù, họ tên n.vật -> cái sự thành 1 hình dung, nay vẫn còn tác dụng”.
 HĐ2: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản.
 Hỏi:Tóm tắt tác phẩm? 
 GV: Nhận xét cách đọc và tóm tắt của HS.
 (đọc: chậm, hơi buồn, có chút mỉa mai châm biếm)
 Hỏi: Tp có thể chia làm mấy đoạn? Ý chính mỗi đoạn?
 Hỏi: Nhân vật Bê-li-cốp được miêu tả như thế nào? (Tìm những chi tiết minh họa Bêlicốp luôn luôn tạo ra cho mình cái bao ngăn cách với c.sống bên ngoài?)
 Hỏi: Chi tiết giày cao su, cái ô gắn liền với Bêlicốp tạo cho n.vật điều gì?
 Hỏi: Hình ảnh căn buồng của Bêlicốp được miêu tả ntn? Hình ảnh ấy gợi cho em điều gì?
 Ổn định lớp
 Kiểm tra bài cũ.
 Hỏi: Tính cách của Bêlicốp?
 Hỏi: Việc Bêlicốp say mê tiếng Hi Lạp nói lên điều gì?
 Hỏi: Câu “sợ nhỡ xảy ra chuyện gì” lặp lại 5 lần, có ý nghĩa gì?
 Hỏi: Cái mà Bêlicốp gọi là duy trì mối q.hệ tốt đẹp với đồng nghiệp là gì? Nhận xét? 
 Hỏi: Tình cảm của mọi người với Bêlicốp?
 Hỏi: Sự máy móc, giáo điều của Bêlicốp?
 GV: Thái độ của Côvalencô với Bêlicốp?
 Hỏi: Theo em, điều làm cho Bêlicốp trở nên kỳ quặc nhất, cô độc nhất là gì?
 Hỏi: Vì sao Bêlicốp chết? Chỉ rõ sự bất ngờ và hợp lôgic trong cái chết ấy?
 Hỏi: Chứng minh rằng Bêlicốp không phải là cá nhân quái đản, vô tiền khoáng hậu?
 Hỏi: Chi tiết Bêlicốp chết không bao lâu lại có Bêlicốp khác có ý nghĩa gì? Liên hệ 1 tp văn học Việt Nam? 
 Hỏi: Tác phẩm “Người trong bao” có những thành công nổi bật nào về nghệ thuật?
 Hỏi: H/a cái bao được lặp lại bao nhiêu lần? Có những lớp nghĩa nào?
 Hỏi: Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện?
 Hỏi: Nhận xét về NT xây dựng n/v trong tp?
 Hỏi: Câu kết thúc truyện? Ý nghĩa?
 Hỏi: Chủ đề tư tưởng cuảtruyện?
 HĐ3: Hướng dẫn tổng kết. 
 HĐ1:Tìm hiểu chung.
 HS đọc tiểu dẫn.
 HS: dựa vào SGK trả lời.
 HS: trả lời
 HĐ2: Đọc – hiểu văn bản.
 HS: đọc tp.
 HS: tóm tắt.
 HS trả lời
 HS phát hiện, trả lời.
 -> mang tính biếm họa.
 HS: thảo luận.
 Ổn định lớp
 Trả bài cũ.
 HS: phát hiện.
 HS: trả lời
 HS: trả lời
(sợ người ta đàm tiếu, sợ về hưu ...).
 HS nhận xét.
 HS: trả lời
 HS: trả lời
->khinh ghét, mắng thẳng gây gổ, to tiếng, đẩy ngã...
 HS: thảo luận.
 HS: trao đổi, trả lời.
 HS: thảo luận.
 HS: phát hiện.
-> Chí Phèo.
 HS: trả lời
 HS: phát hiện.
 HS: nhận xét.
 HS: trả lời
 HS: phát biểu.
HĐ3: Tổng kết. 
 HS đọc ghi nhớ. 
 I- Giới thiệu chung: 
 1. Tác giả:
 -An tôn Páp lô vích Sê-khốp (1860-1904) là nhà văn Nga kiệt xuất có nhiều cống hiến cho nền văn học Nga và hoạt động xã hội, giáo dục, văn hóa.
 -Là đại biểu lớn cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực Nga.
 -Là nhà cách tân thiên tài trong tr.ngắn và kịch nói.
 -Sự nghiệp: đồ sộ với 500 truyện ngắn và truyện vừa; từ những cốt truyện giản dị, tác phẩm của Sê-khốp thường đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, ý nghĩa nhân văn sâu xa.
 2. Truyện ngắn “Người trong bao” 
 -Là tr.ngắn nổi tiếng, sáng tác 1898 khi ông đang dưỡng bệnh ở thành phố I-an-ta, trên bán đảo Crưm, biển Đen.
 -Tp không chỉ có giá trị hiện thực: xã hội Nga ngột ngạt bởi chế độ chuyên chế nặng nề mà còn có ý nghĩa triết lý sâu sắc.
 II- Đọc – hiểu văn bản:
 1- Đọc – tóm tắt: 
 -Đọc
 -Tóm tắt: Qua cuộc trò chuyện của 2 người bạn -> khắc họa chân dung Bêlicốp: lối sống của trí thức Nga – lối sống “Mê-si-an” – tầm thường, hủ lậu, hèn nhác, cá nhân và ích kỉ, máy móc và giáo điều, đê tiện và dung tục -> hậu quả nặng nề, dai dẳng.
 -Bố cục: 2 phần.
 +Từ đầu -> đạt mục đích c.đời: C.đời và tính cách Bêlicốp.
 +Còn lại: Nhận xét của bác sĩ Thú y.
 2- Đọc – hiểu chi tiết: 
 a- Chân dung Bêlicốp:
 -Lối sống: Kì quái: 
 +Ăn mặc: lúc nào cũng giày cao su, cầm ô, nhất thiết là mặc áo bành tô ấm cốt bông bất luận thời tiết lạnh hay ấm -> nổi tiếng vì khác người. 
 +Phục sức: rất khác người:
 *Tất cả: đồng hồ, dao nhỏ ... tất cả đều ở trong bao.
 *Đeo kính râm, lỗ tai nhét bông, ngồi trên xe ngựa bao giờ cũng cho kéo mui lên.
 *Cả bộ mặt cũng như đang ở trong bao: luôn giấu sau cổ áo bành tô.
 *Ở trong nhà cũng mặc áo khoác ngoài đội mũ, đóng cửa, cài then.
 +Buồng ngủ như cái hộp chật chội: bưng bít, luôn kéo chăn trùm đầu kín mít, cửa sổ đóng kín mít ...
 => Có khát vọng mãnh liệt thu mình trong cái vỏ, cái bao để ngăn cách, bảo vệ hắn khỏi ảnh hưởng bên ngoài. 
 -Tính cách:
 +Ý nghĩa của y, y cũng cố giấu trong bao không bao giờ có ý kiến riêng về bất cứ vấn đề to nhỏ nào.
 +Nhút nhát, ghê tởm hiện tại, luôn ngợi ca tôn sùng quá khứ: say mê tiếng Hi Lạp cổ -> ngợi ca những gì không có thực, quá khứ cũng như cái bao nhờ đó hắn trốn khỏi c.sống thực. 
 +Sống máy móc, giáo điều, rập khuôn như cái máy vô hồn, vô cảm, với hắn chỉ có những thông tư, chỉ thị, điều cấm đoán mới là rõ ràng.
 +Luôn lo lắng, sợ hãi tất cả: có đủ sự ngăn cấm và hạn chế nhưng lúc nào cũng sợ “nhỡ xảy ra chuyện gì”; nằm trong chăn luôn cảm thấy rợn rợn suốt đêm, mơ toàn những điều khủng khiếp -> nỗi sợ hãi đeo bám y và vào cả trong giấc ngủ -> T.cách hèn nhác, quái đản. 
 +Cô độc: hắn có thói quen kì quặc đến nhà này nhà khác, kéo ghế ngồi không nói, chỉ quan.sát khoảng 1 tiếng -> gọi là “cách duy trì những mối q.hệ tốt với đồng nghiệp” => mọi người đều sợ hắn: giáo viên, hiệu trưởng, dân chúng thành phố, giới tu hành ... Hắn khống chế tất cả suốt 15 năm trời -> mọi người sợ tất cả: sợ nói to, sợ gửi thư, sợ đọc sách, sợ giúp đỡ người nghèo.
 -T/y với Va-ren-ca: Hắn thích Va-ren-ca có ý định lấy vợ nhung cứ lần lữa, đắn đo, suy tính, sợ thế này thế nọ. Khi tận mắt chứng kiến Va-ren-ca đi xe đạp -> hắn hoảng hốt vì không có chỉ thị cho phép mà chị em Va-ren-ca vẫn làm: đàn bà, con gái đi xe đạp là điều kinh khủng -> chấm dứt tất cả.
 -Bêlicốp luôn thỏa mãn, luôn hài lòng với lối sống của mình: là lối sống đúng đắn, mẫu mực -> lên mặt dạy đời người khác.
 Bêlicốp không nhận thức được chính mình, không nhận ra sự kì quái, lạc lõng của mình chính điều đó làm cho y càng kì quái, cô độc.
=> Bêlicốp hèn nhác, cô độc, máy móc, giáo điều, thu mình trong bao, trong vỏ ốc sung sướng, mãn nguyện trong đó. Đó là kiểu người trong bao, lối sống trong bao, tính cách trong bao; người mang vỏ ốc.
 -Cái chết của Bêlicốp: 
 +Là cái chết bất ngờ -> mọi người ngạc nhiên.
 +Về mặc lôgic đây là cái chết tất yếu, y chết nghĩa là tìm được cai bao tốt nhất, bền vững nhất – y mãn nguyện vì đã tìm thấy mục đích duy nhất của c.đời.
 -Y chết, mọi người cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái.
 => Cái chết Bêlicốp là biện pháp nghệ thuật để đẩy tính cách n.vật lên đỉnh cao. 
 b- Ý nghĩa điển hình, khát quát của hình tượng Bê-li-cốp: 
 -Lối sống, tính cách Bêlicốp ảnh hưởng mạnh mẽ, dai dẳng đến đời sống tinh thần của mọi người -> ám ảnh, đầu độc tinh thần: cái sợ bao trùm lên tất cả, trong t/g dài: 15 năm.
 -Mọi người ghét, so, tránh xa y, thậm chí mắng, gây, đẩy y ...-> không thay đổi.
 -Y chết, sự thoải mái không được bao lâu lại y như cũ: nặng nề, vô vị, tù túng.
 => Bêlicốp là điển hình, là kiểu người, là 1 căn bệnh tinh thần – con đẻ, hệ quả của chế độ pk chuyên chế -> t.cách ấy chỉ có thể chấm dứt cùng với sự chấm dứt của XH.
 => Bêlicốp là t.cách điển hình, n.vật độc đáo, sự sáng tạo NT của thiên tài Sê-khốp.
 -Người trong bao có ý nghĩa thời sự rộng rãi và sâu sắc.
 c- Sáng tạo nghệ thuật đặc sắc:
 -Chi tiết đặc sắc: h/a cái bao lặp lại 12 lần trong tp -> nhiều lớp nghĩa:
 +Nghĩa đen: vật để gói, bao, đựng ... đồ vật, hàng hóa.
 +Nghĩa chuyển: lối sống và tính cách Bêlicốp.
 +Nghĩa biểu trưng: kiểu người, lối sống tiêu biểu, điển hình bị cái bao khổng lồ trói buộc, tù hãm, vây bủa, ngăn chặn tự do.
 -Nghệ thuật kể chuyện: 
 +Ngôi kể: tác giả kể lại câu chuyện cho Bu-rơ-kin (xưng tôi) => vừa bảo đảm tính khách quan, vừa thể hiện được tính chủ quan.
 +Cấu trúc kể: truyện lồng truyện: truyện kể của tg về 2 người đi săn; truyện kể của Bu-rơ-kin về Bêlicốp .
 +Giọng kể: mỉa mai, châm biếm mà trầm tĩnh: bình thản nhưng cón hững trăn trở sâu sắc.
 -NT xây dựng nhân vật điển hình: qua ngoại hình, lời nói, cử chỉ -> khái quát thành t.cách, lối sống -> kiểu người.
 -NT đối lập: Bêlicốp mâu thuẫn mọi người.
 -NT xây dựng biểu tượng: cái bao – câu nói “nhỡ xảy ra chuyện gì “ => hoang tưởng; cái chết của Bêlicốp.
 -Kết thúc truyện: trực tiếp phát biểu chủ đề: không thể sống mãi như thế được!
 d- Chủ đề:
 -Lên án, phê phán mạnh mẽ kiểu người trong bao, lối sống trong bao và tác hại của nó với hiện tại và tương lai.
 -Bức thiết cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi c.sống, khổng thể sống tấm thường. Hèn nhác, ích kỉ vô vị và hủ lậu mãi như thế. 
 III-Tổng kết: 
 1- Nghệ thuật: xây dựng biểu tượng, nhân vật điển hình, giọng kể ...
 2- Nội dung: phê phán lối sống của kiểu người trong bao -> thức tỉnh mọi người.
2’	4- Dặn dò: 
- Luyện tập: -Kể lại truyện bằng cách nhập vai Bêlicốp .
 - Có thể thay đổi nhan đề được không -> (không)
 -Thành ngữ tương ứng: Rụt cổ rùa, co vòi rụt cổ, nhát như thỏ đế, len lén như rắn mùng năm....	
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: 
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docT94-95.doc