Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 92: Bài thơ số 28 (Tagor)

 +Nếu đời anh là viên ngọc, là đóa hoa – những gì đẹp nhất, cao quý nhất – anh đều dâng hiến tất cả cho em, nhưng sự đẹp quý ấy chỉ là vật chất -> tinh thần mới quý giá nhất (chỉ tinh thần mới chạm được bông hoa).

 +Đời anh là 1 trái tim – trái tim con người là thế giới bí ẩn, có chiều sâu, rộng là vô cùng vô tận như biển cả vô cùng, như vũ trụ vô biên, em là nữ hoàng trị vì vương quốc ấy mà không hiểu gì về biến giới của nó vì:

 *Nếu trái tim anh hoặc vui sướng hoặc khổ đau -> đơn giản, nghèo nàn: sẽ dễ dàng thấu hiểu, đồng cảm = nụ cười hay nước mắt.

 *Nhưng trái tim anh là t/y: nỗi vui sướng khổ đau của nó là vô biên – những đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu.

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1553 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 92: Bài thơ số 28 (Tagor), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02.3
Tiết 92 	Đọc thêm: BÀI THƠ SỐ 28 (Tagor) 
I- Mục tiêu cần đạt:
1-Kiến thức: Giúp HS:
-Cảm nhận được bài số 28 là bài thơ tình hay nhất: thể hiện đúng tâm lý của trai gái yêu nhau.
- Tư duy của người Ấn Độ: kết hợp chất trữ tình và trí tuệ trong thủ pháp.
2- Kĩ năng: RLKN đọc hiểu một tp thơ dịch.
3- Tư tưởng thái độ: Bồi dưỡng tình cảm đẹp, t/y chân chính, cao đẹp.
II- Chuẩn bị:	
1- Chuẩn bị của giáo viên: 
- Đọc tư liệu tham khảo, làm ĐDDH (vẽ hình tượng so sánh, cấu trúc câu thơ).
- Thiết kế giáo án.
2- Chuẩn bị của HS: Đọc kĩ SGK, trả lời câu hỏi hướng dẫn.
III- Hoạt động dạy học:
 1’	1- Ổn định tình hình lớp:
6’	2- Kiểm tra bài cũ: 	
	-Câu hỏi: Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình trong bài thơ “Tôi yêu em”.
	-Y/c: 	- Yêu tha thiết, mãnh liệt, bền lâu.
	- Nhân ái, cao thượng, vị tha. Nghĩ đến người yêu đến quên chính bản thân mình.
3-Bài mới: 
-Vào bài:
	-Tiến trình tiết dạy:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
8'
28’
 HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
 Hỏi: Nêu những nét cơ bản về Tagor?
 GV: T. là người đầu tiên của Châu Á được nhận giải thưởng Nôben với tập thơ Dâng (1913) – kì công thứ 2.
 HĐ2: Hướng dẫn tự học.
 Hỏi: “Đôi mắt” được so sánh với “vầng trăng” có ý nghĩa gì?
 HỎi: Tìm các câu thơ có cấu trúc: “A không chỉ là B mà lại là C” và phân tích?
 Hỏi: Em hiểu ntn về “Trái tim t/y” trong bài thơ? 
 Hỏi: Thông điệp mà nhà thơ muốn gửi gắm trong bài thơ? 
 HĐ1:
 HS: đọc tiểu dẫn.
 HS nêu
 Tagor là tình nhân, thi nhân và triết nhân.
 HĐ2: Tự học.
 -> Nguyệt – thủy: 2 cặp h/a – khái niệm giàu ý nghĩa: trăng – biển cách xa -> lạnh lùng, trăng long lanh đáy nước -> trăng, biển đồng nhất.
 -> Nhấn mạnh tính chất thiêng liêng, cao cả của t/y.
 HS: thảo luận.
 HS: phát hiện.
 -> Đời anh là trái tim c.đời = t/y, tôi yêu tức là tôi sống. 
 HS trả lời 
 I- Giới thiệu chung: 
 1- Tác giả: 
 -Tagor (chúa mặt trời) (1861-1941) là nhà thơ lớn, nhà văn hóa lỗi lạc của Ấn Độ, 1 thiên tài hiếm có (nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ, nhà viết kịch, nhà giáo, nhà hoạt động XH). Nhân dân gọi ông là Guruđave (bậc thánh sư).
 -Là “nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại” yêu thương con người, quan tâm đến c.sống của người cùng khổ, đấu tranh cho tự do, đề xướng “tôn giáo con người”; yêu th.nhiên.
 -Cá tính: đa cảm, đa sầu, thích trầm ngâm suy tư. 
 -Tp: Thơ 52 tập: Thơ Dâng, Người làm vườn, Trăng non ...
 12 bộ TT nổi tiếng, 100 truyện ngắn, hàng trăm ca khúc, hàng nghìn bức họa ...
 2. Bài thơ: 
 -Là bài thơ tình hay nhất thế giới, in trong “Người làm vườn” (85 bài, không đề)
 -Được T. viết ở tuổi ngoài 50 khi người vợ yêu quý qua đời. 
 -Thơ văn xuôi -> nhạc điệu du dương, êm ái “thơ là nhạc của tâm hồn” (Vônte).
 II- Hướng dẫn tự học: 
 -Tình yêu và sự khát khao hiểu biết khám phá:
 +“Đôi mắt” u buồn, băn khoăn, nhìn sâu vào tâm tưởng như trăng vào sâu biển cả -> hòa nhập vào cõi mênh mông và tỏa ánh sáng kì diệu: khát khao hòa hợp tâm hồn.
 +Anh để cuộc đời trần trụi trước mắt em không che đậy, không giấu giếm nhưng em không biết gì tất cả về anh -> nghịch lý vì sự phơi bày chỉ là bề ngoài, chỉ nhìn được những khía cạnh vật chất => t/y đồi hỏi khám phá, sáng tạo, hiểu biết về tâm hồn, 1 quan niệm sâu sắc về t/y: cao quý, thập toàn, thánh thiện.
 -Tình yêu là sự hiến dâng cao cả: 
 +Nếu đời anh là viên ngọc, là đóa hoa – những gì đẹp nhất, cao quý nhất – anh đều dâng hiến tất cả cho em, nhưng sự đẹp quý ấy chỉ là vật chất -> tinh thần mới quý giá nhất (chỉ tinh thần mới chạm được bông hoa).
 +Đời anh là 1 trái tim – trái tim con người là thế giới bí ẩn, có chiều sâu, rộng là vô cùng vô tận như biển cả vô cùng, như vũ trụ vô biên, em là nữ hoàng trị vì vương quốc ấy mà không hiểu gì về biến giới của nó vì: 
 *Nếu trái tim anh hoặc vui sướng hoặc khổ đau -> đơn giản, nghèo nàn: sẽ dễ dàng thấu hiểu, đồng cảm = nụ cười hay nước mắt.
 *Nhưng trái tim anh là t/y: nỗi vui sướng khổ đau của nó là vô biên – những đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu.
=> T/y được định nghĩa bằng câu thơ giàu trí tuệ và triết lý: vừa vui sướng tột cùng, và khổ đau vô tận -> sự hài hòa thống nhất giữa các mặt đối lập. 
 *T/y luôn là ẩn số thú vị, càng tìm hiểu khám phá càng không biết gì về nó => sự trọn vẹn trong t/y là vô hạn, hạnh phúc như cốc rượu, rượu mãi đầy mà ta không bao giờ kịp uống cạn -> tin yêu + tinh tế. 
 -NT: so sánh, cặp từ nếu ...thì , cách nêu vấn đề rồi phản đề -> lôgic.
 Kết luận: Đây là bài thơ tình hay nhất thế giới, giàu chất triết lý: hướng tới cái vô hạn của vũ trụ để chiêm nghiệm chiều sâu thế giới nội tâm rất hợp với tư duy người Ấn Độ. 
2’	4- Dặn dò: 
- Học thuộc bài thơ.
- So sánh với các bài thơ tình khác -> vẻ đẹp độc đáo của thi phẩm.
- Soạn: Trả bài viết số 6. 
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: 

File đính kèm:

  • docT92.doc