Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 91: Tôi yêu em

-Tôi đã yêu em: trực tiếp, ngắn gọn, giản dị, như lời tự thú nhận lại như tự nhủ về điều thầm kín từ sâu thẳm tâm hồn mình.

 “Tôi đã yêu em: T/y vẫn vẫn, có lẽ” dấu 2 chấm -> t/y xuất h iện như 1 chủ thể khác : t/y nảy sinh trong ta nhưng t/y như có sinh mệnh riêng, sự vận động tự chủ riêng => N.vật trữ tình cảm nghiệm, suy ngẫm về t/y vừa như 1 phần trong anh ta vừa như tồn tại độc lập.

 -Tôi (đã) yêu và vẫn yêu: 1 t/y sâu sắc, kiên trì, bền lâu.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1651 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 91: Tôi yêu em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01.3
Tiết 91 	Đọc văn:	TÔI YÊU EM	(A.X. Pu-skin)
I- Mục tiêu cần đạt:
1-Kiến thức: Giúp HS:
- Thấy được vẻ đẹp thơ trữ tình Puskin: giản dị, trong sáng, tinh tế cả về hình thức ngôn từ lẫn nội dung tâm tình. 
- Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn trong t/y chân thành, say đắm, vị tha của Puskin.
2- Kĩ năng: RLKN cảm thụ thơ, đọc – hiểu văn bản nhất là văn bản thơ dịch.
3- Tư tưởng thái độ: Bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách, tình cảm bền vững, cao thượng.
II- Chuẩn bị:	
1- Chuẩn bị của giáo viên: 
- Đọc tư liệu tham khảo, làm ĐDDH (Chép bài thơ).
- Thiết kế giáo án.
2- Chuẩn bị của HS: Đọc kĩ bài thơ, so sánh bản dịch, trả lời câu hỏi hướng dẫn.
III- Hoạt động dạy học:
1’	1- Ổn định tình hình lớp:
6’	2- Kiểm tra bài cũ: 	
	-Câu hỏi: Hãy chọn và đọc thuộc lòng 1 trong 4 bài thơ (đọc thêm) và nêu cảm nhận về bài thơ đó?
	-Yêu cầu: 	-HS đọc thuộc lòng.
	-Nêu cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
3-Bài mới: 
-Vào bài: Puskin là nhà thơ Nga vĩ đại, là “mặt trời của thi ca Nga”, là nhà văn toàn tài, nhà tư tưởng kiệt xuất. “Tôi yêu em” là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Puskin: 1 t/y tha thiết, mãnh liệt, trong sáng và cao thượng. 
	-Tiến trình tiết dạy:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
8’
24’
4’
 HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả bài thơ.
 Hỏi: Hãy nêu một vài nét về Pu-skin và đóng góp của Puskin với văn học Nga?
 GV: là “vinh quang nước Nga” – người đặt nền móng cho ... và nền văn học Nga.
 GV gọi HS đọc bài thơ, nhận xét giọng đọc.
 GV: hướng dẫn thể hiện được tính chất “điệu nói”: lời từ giã – giãi bày.
 HĐ2: Đọc – hiểu bài thơ.
 Hỏi: Nhận xét về điệp khúc: Tôi đã yêu em?
 Hỏi: So sánh Tôi yêu em với Anh Yêu em, Tôi yêu cô?
 Hỏi: Cảm nhận của em về t/y của Puskin được thể hiện ở 4 dòng đầu?
 Hỏi: Nhận xét về cách nói của n.vật trữ tình?
 Hỏi: Từ “không” láy lại có hiệu quả nghệ thuật gì trong việc diễn tả tâm trạng?
 Hỏi: Có sự mâu thuẫn giữa lý trí và tình cảm ở n.vât trữ tình không? Vì sao?
 GV: Liên hệ với ca dao VN “Người về em dặn câu rằng; Đâu hơn người lấy đâu bằng đợi em” (Giã bạn) 
 -> tế nhị, tha thiết và mãnh liệt.
 Hỏi: N.vật trữ tình bộc lộ tình yêu như thế nào? 
 T/y lặng thầm, vô vọng là t/y ra sao?
 Từ “khi” láy lại diễn tả điều gì? 
 Hỏi: Câu thơ cuối là lời từ chối t/y hay vun đắp cho t/y?
 HĐ3: Hướng dẫn tổng kết.
 Hỏi: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật nổi bật của bài thơ?
 GV nhận xét và yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
 HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả bài thơ.
 HS căn cứ vào tiểu dẫn nêu.
 HS đọc bài thơ.
 So sánh bản dịch với nguyên tác.
 HĐ2: Đọc – hiểu bài thơ.
 HS: trả lời.
 HS: so sánh.
 Đọc 4 dòng thơ đầu.
 HS: nêu cảm nhận của mình.
 HS: trả lời.
 HS: phát hiện.
 HS: trả lời.
 HS trả lời
 HS: trả lời.
 HS: trao đổi.
 HĐ3: Tổng kết.
 HS trả lời
 HS đọc ghi nhớ. 
 I- Tìm hiểu chung: 
 1- Tác giả:
 -Alếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Puskin (1799-1837) “mặt trời của thi ca Nga” là nhà thơ vĩ đại “có ý ngĩa to lớn không chỉ trong v.chương mà cả trong lịch sử thức tỉnh của d.tộc Nga”.
 -Tp tiêu biểu:
 +.Là thi sĩ lừng danh với 800 bài thơ.
 +Kiệt tác “Trường ca Ru-xlan và Li-út-mi-la” (lá cờ đầu của dòng thơ lãng mạn).
 +Tiểu thuyết thơ “Ép-ghê-nhi Ô-nhê-gin” (khởi đầu CNHT Nga).
 +Những tr.ngắn xuất sắc: Con đầm pích,....
 - Puskin là ca sĩ của tuổi trẻ, ca sĩ của tự do, là nhà thơ của tâm hồn, tính cách Nga “là nhà thơ của nhân dân Nga”, là biểu tượng của văn hóa Nga: khao khát tự do và t/y.
 2- Bài thơ: 
 -Bài thơ sáng tác 1829 khi Pu-skin 30 tuổi.
 -“Bài thơ hay tới mức ... đủ thừa nhận t.giả của của chúng ta là vĩ đại” “lòng nhân ái làm xúc động lòng người đó, vẻ diễm lệ NT đó” 
 -Nhan đề: do người dịch đặt.
 -So sánh: Tôi đã yêu em -> quá khứ.
 -Kết cấu: bài thơ gồm 2 câu, 4 dòng là 1 câu tạo 2 ý có mối liên hệ chặt chẽ.
 II- Đọc – hiểu văn bản: 
 1- Tôi đã yêu em khởi đầu dòng thơ 1 và điệp lại 3 lần, tấu lên giọng điệu của toàn bài. Bài thơ dường như là lời từ giã của 1 t/y không thành nhưng đặc biệt lời từ giã hóa ra là lời giãi bày, bộc bạch 1 t/y chẳng thể nào nguôi ngoai. Vẫn sôi nổi, nồng nàn như chẳng thể nào khác được.
 -Tôi đã yêu em: cách nói trang trọng tạo khoảng cách giữa 2 đối tượng, mang sắc thái vừa xa cách, vừa gần gũi, vừa đằm thắm vừa dang dở.
 2- Bốn dòng thơ đầu: 
 -Tôi đã yêu em: trực tiếp, ngắn gọn, giản dị, như lời tự thú nhận lại như tự nhủ về điều thầm kín từ sâu thẳm tâm hồn mình. 
 “Tôi đã yêu em: T/y vẫn vẫn, có lẽ” dấu 2 chấm -> t/y xuất h iện như 1 chủ thể khác : t/y nảy sinh trong ta nhưng t/y như có sinh mệnh riêng, sự vận động tự chủ riêng => N.vật trữ tình cảm nghiệm, suy ngẫm về t/y vừa như 1 phần trong anh ta vừa như tồn tại độc lập. 
 -Tôi (đã) yêu và vẫn yêu: 1 t/y sâu sắc, kiên trì, bền lâu.
 -T/y chưa tắt hẳn:
 +Cách nói phủ định -> khẳng định tình yêu vẫn còn, day dứt, ám ảnh .
 +”tắt” -> ngọn lửa rực cháy: 1 t/y mãnh liệt, nồng nàn, đắm say.
 -“Nhưng”: đổi hướng, đảo ngược -> 1 cái “tôi” khác, cái tôi ý chí, khác cái tôi thứ nhất phân vân, bối rối (vẫn, có lẻ, chưa) là tiếng nói mạnh mẽ, dứt khoát “không làm phiền em” “không muốn em buồn”... phủ định tuyệt đối, triệt để; 1 sự dằn lòng, 1 sự chế ngự, 1 sự vượt lên. Tưởng như mâu thuẫn nhưng thống nhất bởi t/y đồng nghĩa với mong muốn người yêu được hạnh phúc (khác nghĩa đón nhận, sở hữu) tôi giữ nỗi buồn cho riêng tôi, không muốn em buồn vì bất cứ điều gì, dù điều ấy là t/y của tôi -> cao đẹp. Chấp nhận thất bại mà không thù hận, hằn học, ích kỉ. Tiến tới t/y hay dừng bước tất cả đều vì em.
 3. Bốn dòng thơ sau: 
 -Lý trí kìm nén nhưng xúc cảm vẫn dâng tràn -> nhân vật hồi nhớ, kiểm nghiệm lại t/y.
 +Tôi đã yêu em lặng thầm, vô vọng: t/y lặng thầm là thứ t/y như sóng ngầm, như như than hồng, nung nấu, cháy bỏng “không hi vọng” -> vô hiệu quả của mối tình đơn phương. T/y vô vọng càng da diết, mãnh liệt: nét chung của mọi cuộc tình dang dở, đơn phương.
 +Bị giày vò khi bởi sự rụt rè, khi bởi sự hờn ghen: dùng thể bị động n.vật trừ tình như đối tượng tác động của t/y, khi ...khi -> luôn luôn bị giày vò, đau khổ -> sự thành thực hết mực, phân tích kiệt cùng những yếu đuối bất lực, những góc khuất tới tận đáy sâu tâm hồn. 1 t/y cháy bỏng trong âm thầm, cuồng nhiệt trong vô vọng, như bị động, tiêu cực mà sôi nổi, mạnh mẽ. 
 -Tôi đã yêu em chân thành, dịu dàng -> 1 t/y trong sáng -> tâm hồn cao đẹp, 1 con người tao nhã, lịch thiệp.
 Cầu trời cho em được người khác yêu thương như thế: n.vật vượt lên ích kỉ thường tình, quên đi cái “tôi” để chỉ nghĩ đến người mình yêu -> 1 t/y tuyệt đẹp, vị tha, cao thượng, thiêng liêng. Không phải, không ẩn chút nuối tiếc, xót xa, đồng thời tự tin, kiêu hãnh: có thể hcẳng ai khác ngoài anh yêu em chân thành đến thế. Có thể em, chúng ta đang để mất 1 t/y chẳng còn kiếm tìm được nữa bao giờ.
 -> Cách đặt vấn đề khôn khéo, thông minh tạo nên cái thú vị, độc đáo, bất ngờ, sức hấp dẫn của bài thơ. 
 III-Tổng kết: 
 1- NT: Lời thơ giản dị, chân thực, cấu từ lạ, từ ngữ hàm súc -> vẻ diễm lệ NT.
 2- Nội dung: Là 1 bài thơ tình nổi tiếng, 1 thiên tình sử chưa từng có -> 1 nhân cách cao đẹp: nâng niu, nhân hậu, vị tha, cao thượng “tôn vinh phẩm giá con người với tư cách là CON NGƯỜI” (Bêlinxki).
2’	4- Dặn dò: 
- Học thuộc bài thơ, xem và nắm nội dung bài học.
- Suy nghĩ của em về vẻ đẹp tâm hồn Puskin? Về t/y? 
- Đọc – soạn: Bài số 28 (Tagor). 
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: 

File đính kèm:

  • docT91.doc