Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 87

 +Gì sâu bằng những trưa thương nhớ: sự chuyển đổi cảm giác: vừa gợi t/g, vừa gợi k/g, vừa gợi độ sâu vời vợi, độ rộng mênh mang của tình cảm.

 +Điệp từ: “đâu” ở đầu mỗi dòng thơ, nỗi nhớ thương da diết, trùng điệp.

 +Hàng loạt hình ảnh, âm thanh, hương vị, cảm giác: gió, đất, rặng tre xanh, yên bình, màu xanh của mạ, của khoai sắn, con đường, mái nhà tranh -> nỗi nhớ tỏa rộng mênh mông với miền quê nghèo, êm ả, thân thương.

 +Ôi ruộng đồng quê hương thương nhớ ơi! Câu cảm: trực tiếp giải bày nỗi nhớ thương, không thể kìm nén -> bật ra thành tiếng gọi.

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2395 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 87, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18.02
Tiết 87 	Đọc thêm:	LAI TÂN 	(Hồ Chí Minh) 
NHỚ ĐỒNG 	(Tố Hữu)
TƯƠNG TƯ 	(Nguyễn Bính)
CHIỀU XUÂN 	(Anh Thơ) 	 
I- Mục tiêu cần đạt:
1-Kiến thức: Giúp HS:
- Cảm nhận được nét đặc sắc của mỗi tác phẩm.
+Lai Tân (Hồ Chí Minh): thực trạng thối nát của bọn quan lại dưới thời Tưởng Giới Thạch cùng nghệ thuật châm biếm độc đáo của bài thơ.
+Nhớ đồng (Tố Hữu): Niềm yêu quý tha thiết và nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với quê hương, đồng bào cùng niềm say mê lý tưởng, khát khao tự do và hành động của nhà thơ. 
+Tương tư (Nguyễn Bính): Tâm trạng, tâm tư của một chàng trai quê với những diễn biến nội tâm chân thực và tinh tế; vẻ đẹp của bài thơ mới giàu chất dân gian, đặc biệt là thể thơ lục bát mang phong vị ca dao.
+Chiều xuân (Anh Thơ): Bức tranh chiều xuân với những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu cho cảnh mùa xuân nơi miền Bắc nước ta.
2- Kĩ năng: RLKN đọc – hiểu văn bản; khai thác vẻ đẹp nghệ thuật của mỗi thi phẩm. 
3- Tư tưởng thái độ: Bồi dưỡng tình cảm nhân văn cao đẹp. 
II- Chuẩn bị:	
1- Chuẩn bị của giáo viên: 
- Đọc tư liệu tham khảo.
- Thiết kế giáo án.
2- Chuẩn bị của HS: Đọc kĩ bài thơ, trả lời câu hỏi hướng dẫn.
III- Hoạt động dạy học:
1’	1- Ổn định tình hình lớp:
5’	2- Kiểm tra bài cũ: 	(Tùy thời gian, GV linh hoạt kiểm tra bài cũ)
	-Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ “Từ ấy” (Tố Hữu) và phân tích khổ thơ đầu của bài thơ.
	-Y/c: 
+HS đọc thuộc lòng, đúng và diễn cảm.
+HS lựa chọn chi tiết là rõ niềm vui, t/y mãnh liệt với lí tưởng Đảng. Đó là tiếng reo ca của tâm hồn người chiến sĩ cách mạng khi bắt gặp lí tưởng của Đảng.. 
3-Bài mới: 
-Vào bài:
	-Tiến trình tiết dạy:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
7’
10’
10’
10’
 HĐ1: Hướng dẫn đọc thêm bài “Lai Tân”. 
 Hỏi: Các vị quan lại (pk) của chế độ Tưởng Giới Thạch được miêu tả ntn?
 Hỏi: Từ hiện thực được phản ánh, em nhận xét gì về chế độ TGT? Ý nghĩa của bài thơ?
 HĐ2: Hướng dẫn đọc thêm bài “Nhớ đồng”. 
 Hỏi: Nêu hoàn cảnh ra đời, xuất xứ bài thơ?
 Hỏi: Cảm hứng của nhà thơ được gợi lên bởi tiếng hò vọng vào nhà tù. Vì sao tiếng hò lại có sức gợi cảm như thế?
 Hỏi: Niềm yêu thiết tha với quê hương, đồng bào được thể hiện ntn? 
 Hỏi: Những câu thơ dùng làm điệp khúc cho cả bài thơ?
 Hỏi: Hình ảnh những con người thân thương hiện lên qua nỗi nhớ của tgiả ntn? 
 Hỏi: Những hình ảnh nào thể hiện niềm say mê lý tưởng, khát khao tự do và hành động của nhà thơ?
 HĐ3: Hướng dẫn đọc thêm bài “Tương tư”. 
 Hỏi: Em hiểu thế nào là tương tư?
 Hỏi: Cảm nhận của em về nỗi nhớ nhung của chàng trai? Sự chờ đợi được thể hiện qua hình ảnh nào?
 Tình cảm của chàng trai đã được đáp lại chưa?
 Hỏi: Nhận xét về giọng điệu, cách so sánh ví von?
 HĐ4: Hướng dẫn đọc thêm bài “Chiều xuân”. 
 Hỏi: Nêu một vài nét về Anh Thơ và về thơ Anh Thơ?
 GV bổ sung: Đặc điểm thơ Anh Thơ: sở trường về những sắc nông thôn bởi những nét vẽ chân thực, tinh tế, thấm đượm 1 tình quê đằm thắm, mượt mà với giọng thơ êm ái, bâng khuâng. Bà là nữ thi sĩ đầu tiên nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (2007) 
 Hỏi: Bức tranh mùa xuân được miêu tả gồm những hình ảnh nào? Cảm nhận của em về bức tranh ấy?
 Hỏi: Những chi tiết nào thể hiện sự êm đềm, tĩnh lặng của cảnh?
 Hỏi: Nhận xét về nghệ thuật bài thơ? 
 HĐ1: Đọc thêm bài Lai Tân. 
 HS đọc bài thơ.
 HS: phát hiện.
 HS: nhận xét.
HĐ2: Đọc thêm bài “Nhớ đồng”.
 HS trả lời.
 HS: đọc bài thơ.
 HS: trao đổi.
 ->tiếng hò vang vọng, vọng vào ngục tù -> gợi khôn cùng, gợi thế giới bên ngoài với con người, cảnh vật.
 HS: phát hiện.
 HS: trả lời.
 HS: phát hiện.
 HS phát hiện, trả lời.
HĐ3: Đọc thêm bài “Tương tư”. 
 HS nêu vài nét về Nguyễn Bính và bài thơ.
 HS: đọc bài thơ.
 HS trả lời
 HS phát hiện, trả lời.
 HS: thảo luận nhóm, đại diện trả lời.
 HĐ4: Đọc thêm bài “Chiều xuân”.
 HS: trả lời.
 HS đọc bài thơ.
 HS: phát hiện.
 HS phát hiện, trả lời
 HS trả lời.
 1- Lai Tân:
 -Bộ máy quản lý nhà tù của chính quyền Tưởng Giới Thạch: 
 +Vị ban trưởng: ngày ngày tổ chức đánh bạc.
 +Vị cảnh trưởng: là quan tham, ăn tiền đút lót của tù nhân.
 +Vị huyện trưởng: chong đèn, làm việc công (hút thuốc phiện, làm những việc lén lút, mờ ám)
 => Cả bộ máy cai trị của nhà tù (từ quan lớn đến nhỏ) thối nát, bản chất xấu xa, bỉ ổi.
 -Trời đất Lai Tân vẫn thái bình -> tất cả êm đềm, suôn sẻ. Vẫn thái bình => sự mỉa mai, châm biếm sâu cay: sự dửng dưng, vô cảm của quan lại.
 -> Bài thơ tố cáo hiện thực xấu xa, thối nát ở Lai Tân, cũng là hiện thực của chế độ Tưởng Giới Thạch.
 2- Nhớ đồng:
 a- Tiểu dẫn:
 -“Nhớ đồng” được viết khi nhà thơ bị bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế – 4/1939). 
 -Bài thơ thuộc phần “Xiềng xích” tập “Từ ấy”.
 b- Nỗi nhớ da diết với quê hương, đồng bào:
 -Nỗi nhớ da diết quê hương:
 +Gì sâu bằng những trưa thương nhớ: sự chuyển đổi cảm giác: vừa gợi t/g, vừa gợi k/g, vừa gợi độ sâu vời vợi, độ rộng mênh mang của tình cảm.
 +Điệp từ: “đâu” ở đầu mỗi dòng thơ, nỗi nhớ thương da diết, trùng điệp.
 +Hàng loạt hình ảnh, âm thanh, hương vị, cảm giác: gió, đất, rặng tre xanh, yên bình, màu xanh của mạ, của khoai sắn, con đường, mái nhà tranh -> nỗi nhớ tỏa rộng mênh mông với miền quê nghèo, êm ả, thân thương.
 +Ôi ruộng đồng quê hương thương nhớ ơi! Câu cảm: trực tiếp giải bày nỗi nhớ thương, không thể kìm nén -> bật ra thành tiếng gọi.
 -Nỗi nhớ da diết con người:
 +Những lưng cong, những bàn tay: c.sống lao động vất vả nhưng ánh lên niềm tin yêu, hi vọng “Vãi giống tung trời những sớm mai”.
 +Nhớ những con người vất vả nắng mưa, hiền như đất, thật thà.
 +Nhớ da diết “giọng hò đưa hố não nùng”.
 +Thẳm sâu nhất là nỗi nhớ mẹ già xa đơn chiếc.
=> nỗi nhớ tỏa rộng từ quê hương đến người, từ giọng hò đến dáng hình, từ những người nông dân đến những người thân yêu nhất.
 c- Nỗi nhớ cách mạng:
 -Tác giả nhớ lại chính mình ngày xưa “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”.
 -Nhớ những ngày hoạt động cách mạng sôi nổi, tự do “Say đường hương nắng vui ca hát”
 d- Nỗi cô đơn trong ngục tù: thế giới ngục tù cô đơn, cách biệt với cuộc sống tự do.
 => Bài thơ là nỗi nhớ tha thiết cảnh vật, con người qua tiếng hò vang vọng vào ngục tù; và cảm giác cô đơn của người chiến sĩ cộng sản trong lao tù.
 3- Tương tư:
 a- Giới thiệu chung: 
 -NB (1918-1966) quê Nam Định.
 -Thơ NB mang đậm chất dân gian. NB là nhà thơ chân quê; là “thi sĩ của đồng quê”.
 -Tp tiêu biểu: Lỡ bước sang ngang; Mười hai bến nước; Cây đàn tì bà ...
 -Bài “Tương tư” rút trong tập “Lỡ bước sang ngang” rất tiêu biểu cho phong cách thơ “chân quê” của NB.
 b- Hướng dẫn tự học:
 -Tương tư là nỗi nhớ mong của trai gái khi yêu nhau. Trong bài thơ này là nỗi nhớ của chàng trai.
 -Thôn Đoài nhớ thôn Đông: chỉ là nỗi nhớ của 1 người mà thôn nhớ thôn: 2 miền k/g đang nhớ nhau, cả k/g ngập tràn nhung nhớ, cảnh vật bị cuốn vào nỗi tương tư.
 -Tương tư bắt đầu bằng kể lể, giải bày cớ sao bên ấy chẳng sang bên này.
 T/g chậm chạp trôi “ngày qua ngày” nhịp 3/3 -> sự lặp lại trùng điệp: vừa hi vọng -> vô vọng. Chờ đợi mỏi mòn, cây từ xanh tươi -> vàng úa, từ “nhuộm” tinh tế hơn nhuốm: t/g chờ đợi đằng đẳng, dằng dặc.
 -Trách móc: không phải cách trở đò ngang, không phải không có đường, không xa xôi (chỉ cách một đầu đình) vậy mà hóa xa xôi muôn trùng, tất cả chỉ do em hững hờ.
 -Khát khao: bao giờ bến gặp đò, hoa bướm gặp nhau.
 -Ước mơ: giầu – cau -> nhân duyên t/y (chỉ là tương tư) gắn liền với chuyện trăm năm, hôn nhân. 
 *NT: đậm chất dân gian: cách nói bóng gió, hình ảnh đậm chất dân gian.
 4- Chiều xuân:
 a- Tác giả: 
 -AT (1921-2005) tên Vương Kiều Ân quê ở Bắc Giang.
 -Đến với thơ ca như một con đường giải thoát khỏi cuộc đời tù túng, buồn tẻ và tự khảng định giá trị của người phụ nữ.
 -Tp chính: Bức tranh quê (1941).
 -Chiều xuân rút từ “Bức tranh quê”.
 b- Bài thơ:
 -Bài thơ là một bức tranh xuân nơi đồng quê miền Bắc với chi tiết tiêu biểu:
 +Mưa xuân nhè nhẹ và hoa xoan rụng rơi nhiều:
 “Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng
 Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời”
 +Màu xanh bất tận của cỏ của lúa: “cỏ non tràn biếc cỏ”: cỏ láy lại, động từ tràn, tính từ biếc: màu xanh non tơ mỡ màng trải rộng.
 “Đồng lúa xanh rờn”: lúa đương thì con gái ánh lên sắc xanh non mỡ màng, đầy sức sống.
 +Cánh bướm mùa xuân: rập rờn trôi trước gió -> tô điểm cho bức tranh mùa xuân -> cảnh vừa động, vừa tĩnh.
 +Trâu bò nghỉ ngơi “thong thả cúi ăn mưa”.
 -Bức tranh xuân thanh bình, lặng lẽ, êm đềm rất thôn quê:
 +Bến vắng, đò biếng lười, quán tranh im lìm trong vắng lặng -> tĩnh, vắng.
 +Từ vắng lặng láy lại nhiều lần.
 +Tiếng động duy nhất ở cuối bài thơ “cò con vụt bay” làm giật mình cô yếm thắm càng căng thêm vẻ tĩnh lặng của cảnh.
 -Nghệ thuật: 
 +Sử dụng nhiều từ láy.
 +Nghệ thuật tả cảnh tinh tế -> cái hồn của cảnh sắc nông thôn.
2’	4- Dặn dò: 
- Học thuộc những đoạn thơ hay.
- Cảm nhận về những câu thơ đặc sắc.
- Đọc – soạn: Đặc điểm loại hình của tiếng Việt. 
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: 
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docT87.doc
Giáo án liên quan