Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 82-83

 +Là câu hỏi nhưng như lời trách nhẹ nhàng, lời mời gọi tha thiết của cô gái thôn Vĩ.

 +Cũng là lời nhà thơ tự trách mình, tự hỏi chính mình, là ước ao thầm kín.

 +“về chơi” mang sắc thái thân mật, tự nhiên, chân tình.

 -> khơi dậy trong tâm hồn nhà thơ bao kỉ niệm sâu sắc, bao h/ảnh đẹp khó quên về xứ Huế (trước hết thôn Vĩ, nơi có người con gái nhà thơ thương mến)

 -Cảnh thôn Vĩ lúc hừng đông (trong hồi tưởng – tưởng tượng của HMT).

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 82-83, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5.02
Tiết 82-83 	Đọc văn:	ĐÂY THÔN VĨ DẠ	(Hàn Mặc Tử) 
I- Mục tiêu cần đạt:
1-Kiến thức: Giúp HS:
- Cảm nhận được bài thơ là bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh thể hiện nỗi buồn cô đơn của nhà thơ trong một mối tình xa xăm, vô vọng. Hơn thế, đó còn là tấm lòng thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và con người. 
- Nhận biết sự vận động của tứ thơ, của tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp độc đáo, tài hoa của một nhà thơ mới.
2- Kĩ năng: RLKN đọc – hiểu văn bản. 
3- Tư tưởng thái độ: Bồi dưỡng tình cảm nhân văn cao đẹp. 
II- Chuẩn bị:	
1- Chuẩn bị của giáo viên: 
- Đọc tư liệu tham khảo, làm ĐDDH (ghi bài thơ), Thiết kế giáo án.
2- Chuẩn bị của HS: Đọc kĩ bài thơ, trả lời câu hỏi hướng dẫn.
III- Hoạt động dạy học:
	Tiết 1:
1’	1- Ổn định tình hình lớp: 
6’	2- Kiểm tra bài cũ: 	
	-Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ và nêu cảm nhận chung về khổ thơ thứ 4 của bài?
	-Yêu cầu: -HS đọc thuộc lòng, diễn cảm bài thơ.
	 -Nêu cảm nhận về khổ thơ cuối:
 	+Mượn cách diễn đạt thơ Đường nhưng vẫn giữ nét riêng của thơ mới và hồn thơ Huy Cận ->thiên nhiên buồn nhưng tráng lệ (phân tích hình ảnh thơ minh họa).
	+Nghệ thuật đối lập ->thiên nhiên rộng hơn, thoáng hơn, hùng vĩ hơn và đặc biệt cũng buồn hơn.
	+ Tình cảm sâu nặng của tác giả đối với quê hương -> lòng yêu nước thầm kín.
3-Bài mới: 
- Vào bài: Hàn Mặc Tử là một nhà thơ tài hoa nhưng bất hạnh. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là một kiệt tác của ông, là tiếng lòng của Hàn Mặc Tử đối với đất và người xứ Huế. Đó là nỗi nhớ nhung da diết, một niềm khắc khoải ngóng trông và thấm đẫm một mặc cảm chia lìa, xa cách. 
	-Tiến trình tiết dạy:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
15’
23’
Tiết 2
4’
9’
15’
15’
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
 Hỏi: Nêu những nét cơ bản nhất về cuộc đời Hàn Mặc Tử?
 Hỏi: Nội dung nổi bật của thơ Hàn Mặc Tử?
 Hỏi: Kể tên tác phẩm tiêu biểu của Hàn Mặc Tử?
 Hỏi: Hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
 GV mở rộng: Vĩ Dạ -> Vĩ Dã (cánh đồng lau sậy) 
 HĐ2: Hướng dẫn đọc – hiểu bài thơ.
 Hỏi: Phân tích nét đẹp của phong cảnh, con người và tâm trạng của tác giả trong khổ thơ đầu?
 Gợi ý:
 ? Câu thơ mở đầu gợi lên điều gì?
 Nhận xét về câu, từ dùng? 
 ? Phân tích vẻ đẹp của thôn Vĩ lúc bình minh?
 ? Sự quan sát tinh tế của tác giả được thể hiện ở chi tiết nào?
 ? Nhận xét về cách diễn đạt của t.giả?
 ?: Vẻ đẹp của khu vườn thôn Vĩ?
 Nhận xét về nghệ thuật tu từ được sử dụng trong câu?
 ? So sánh với thơ XD để thấy điểm gặp gỡ và phát hiện riêng của mỗi nhà thơ?
 ?: Vẻ đẹp của con người thôn Vĩ?
 Chi tiết nào gợi đúng vẻ đẹp rất riêng của con người Huế?
 Ổn định lớp.
 Nhắc khái quát kiến thức đã học tiết 1.
 Hỏi: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của dòng sông Hương trong đêm trăng?
 Phân tích vẻ đẹp độc đáo của câu thơ?
 Hỏi: Những hình ảnh nào thể hiện vẻ đẹp huyền ảo của cảnh?
 Tâm trạng của nhà thơ?
 Hỏi: Tâm sự của thi nhân với con người xứ Huế?
 ?- Điệp khúc “khách đường xa” có ý nghĩa gì?
 ?- Cảm nhận của em về h/ảnh sương khói, áo em trắng quá, Sương khói mờ nhân ảnh?
 Hỏi: Câu thơ “Ai biết tình ai có đậm đà” có mấy cách hiểu? Tâm trạng của nhà thơ bộc lộ qua câu thơ?
 HĐ3: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập.
 Hỏi: Giá trị nghệ thuật nổi bật của tác phẩm?
 -Ngôn ngữ.
 -Tứ thơ và bút pháp.
 Hỏi: Giá trị nội dung của bài thơ? 
 HĐ1
 HS: đọc tiểu dẫn. 
 HS trả lời.
 HS: trả lời.
 HS: trả lời.
 HS: trả lời.
 HĐ2: Đọc - hiểu bài thơ.
 HS suy nghĩ, phát hiện.
 HS: trả lời.
 HS: phát hiện, trả lời
 HS: trao đổi.
 HS: nhận xét.
 HS: trả lời.
 HS: so sánh, phát hiện.
 HS: trả lời.
 Ổn định lớp.
 HS lắng nghe, chuẩn bị cho tiết hai.
 HS: nêu cảm nhận của mình.
 HS: phát hiện, phân tích.
 HS: trả lời.
 HS: phát hiện.
 HS: nêu cảm nhận của mình.
 HS: trao đổi, trả lời.
 HĐ3: Tổng kết, luyện tập. HS đọc ghi nhớ.
 HS: trả lời.
 I- Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả: 
 -HMT (1912-1940) tên Nguyễn Trọng Trí, quê Đồng Hới, Quảng Bình trong một gia đình viên chức nghèo theo đạo Thiên chúa.
 +Từng sống ở Qui Nhơn, học ở Huế, làm việc ở Sài Gòn.
 +1936 mắc bệnh phong, về Qui Nhơn chữa bệnh và mất tại Qui Hòa.
 -Làm thơ rất sớm với các bút danh Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh ...
 -Là nhà thơ lớn, tài hoa, có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ Mới. Qua diện mạo hết sức phức tạp và đầy bí ẩn của thơ HMT, người ta vẫn thấy 1 t/y đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế.
 -Tp chính: Gái quê (36); Thơ Điên (38); Xuân như ý ...
 2. Bài thơ: 
 -Tên lúc đầu: “Ở đây thôn Vĩ Dạ” sáng tác 1938 in trong tập “Thơ Điên” (sau đổi thành đau thương)
 -Thôn Vĩ Dạ, bên bờ sông Hương, ngoại thành phố Huế -> cảnh thơ mộng.
 -Bài thơ được gợi cảm hứng từ tấm thiếp về phong cảnh Huế có hình người chèo đò trên sông Hương cùng lời thăm hỏi của Hoàng Thị Kim Cúc.
 -Bài thơ được coi như viên ngọc quý trong thi ca Việt Nam.
 II- Đọc – hiểu chi tiết:
 1. Khổ thơ 1: Cảnh thôn Vĩ lúc hừng đông.
 -Câu 1: “Sao anh ....?”
 +Là câu hỏi nhưng như lời trách nhẹ nhàng, lời mời gọi tha thiết của cô gái thôn Vĩ.
 +Cũng là lời nhà thơ tự trách mình, tự hỏi chính mình, là ước ao thầm kín.
 +“về chơi” mang sắc thái thân mật, tự nhiên, chân tình.
 -> khơi dậy trong tâm hồn nhà thơ bao kỉ niệm sâu sắc, bao h/ảnh đẹp khó quên về xứ Huế (trước hết thôn Vĩ, nơi có người con gái nhà thơ thương mến)
 -Cảnh thôn Vĩ lúc hừng đông (trong hồi tưởng – tưởng tượng của HMT).
 +Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
 *Cái nhìn bao quát, từ xa. 
 *Những hàng cau thẳng tắp cao vút vượt lên trên những cây khác, xanh tươi dưới ánh nắng vàng rực rỡ -> cái đẹp của thôn Vĩ + sự quan sát tinh tế của nhà thơ.
 *1 câu thơ với 2 chữ nắng gợi được đúng đặc điểm của nắng miền Trung: nắng nhiều và ánh nắng chói chang, rực rỡ ngay lúc bình minh.
 *Nắng mới lên: ánh nắng ban mai, trong trẻo, tinh khiết, làm bừng sáng cả khoảng trời hồi tưởng của thi nhân.
 +Vườn ai mướt quá xanh như ngọc: 
 *Là cái nhìn thật gần của người đang đi giữa khu vườn thôn Vĩ. Thần thái của thôn Vĩ là vườn cây, vườn bao bọc quanh nhà, gắn với ngôi nhà -> cấu trúc xinh xắn.
 *Từ “mướt” gợi được vẻ đẹp tươi tốt, đầy sức sống của vườn cây, cái óng ả, non tơ, mỡ màng, mượt mà.
 Mướt quá: như lời cảm thán mang sắc thái ngợi ca.
 *”Xanh như ngọc”: so sánh đẹp, gợi ->dưới ánh nắng ban mai, cây cối còn đẫm sương đêm -> màu xanh trong suốt và ánh lên như ngọc.
 => 2 câu thơ tả cảnh thần diệu về buổi sáng.
 -Vẻ đẹp của con người thôn Vĩ: 
 +Mặt chữ điền: khuôn mặt của người ngay thẳng, cương trực, phúc hậu.
 +Lá trúc che ngang -> thanh mảnh, ẩn hiện kín đáo, dịu dàng, duyên dáng rất Huế, rất phương Đông.
 ->thiên nhiên và con người hài hòa trong vẻ kín đáo, dịu dàng.
 2- Khổ thơ 2: Thôn Vĩ lúc đêm trăng.
 Dòng sông Hương êm đềm, thơ mộng -> 2 nét tiêu biểu cho xứ Huế.
 -2 câu đầu: tả thực vẻ đẹp êm đềm, khoan thai của xứ Huế: gió mây nhè nhẹ bay đi, dòng nước chảy lững lờ, cây cỏ khẽ đung đưa.
 -Gió mây xa cách, chia lìa, sự chuyển động ngược chiều của gió mây, dòng sông lặng, lẽ buồn thiu. Cảnh đẹp những lạnh lẽo, phảng phất tâm trạng u buồn, cô đơn cuả nhà thơ.
 -Thuyền ai: mơ hồ, không xác định con thuyền chở trăng trên bến sông trăng -> đẹp và thơ mộng, dòng sông ánh sáng, lấp lánh ánh trăng làm cho k/g ng.thuật thêm hư ảo, mênh mang vì thế con thuyền vốn có thực trở thành hình ảnh của mộng tưởng => vẻ huyền ảo, thơ mộng của dòng sông Hương.
 -Có chở trăng về ... câu hỏi -> hồi hộp, khắc khoải của đợi chờ, mong mỏi, ước mơ + xót xa, đau buồn, cô đơn.
 3- Khổ 3: Thi nhân trực tiếp tâm sự với con người xứ Huế.
 -Mơ khách đường xa .. điệp ngữ khách đường xa nhấn mạnh thêm nỗi xót xa. Trước lời mời của cô gái thôn Vĩ, nhà thơ chỉ là người khách xa xôi, người khách trong mơ mà thôi.
 -2 câu tiếp: 
 +Xứ Huế nắng nhiều, mưa nhiều nên cũng nhiều sương khói, sương khói là tăng sự hư ảo, mộng mơ của xứ Huế. Sương và khói đều màu trắng, “áo em trắng quá” càng thấp thoáng, mờ ảo, xa vời.
 +Sương khói làm mờ cả hình người, phải chăng tượng trưng cho bao cái huyền hoặc của cuộc đời đang làm cho tình người trở nên khó hiểu và xa vời.
 Nếu nói về cảnh đẹp xứ Huế, thi nhân đắm say nhập hòa vào cảnh thì khi nói đến vẻ đẹp của cô gái Huế, nhà thơ lại lùi ra xa, giữa nhà thơ với cô gái là 1 khoảng cách mịt mờ sương khói.
 -Câu cuối “Ai biết ....” vừa hoài nghi vừa chứa chan niềm thiết tha với c.đời.
 .Đại từ “ai” phiếm chỉ được sử dụng tài tình để mở ra 2 ý nghĩa của câu thơ: Nhà thơ làm sao biết tình người Huế đậm đà hay mờ ảo như sương khói? Người xứ Huế có biết chăng tình cảm của nhà thơ với Huế thắm thiết, đậm đà? => tăng nỗi cô đơn, trống vắng trong một tâm hồn thiết tha yêu thương con người và cuộc đời. 
 III- Tổng kết, luyện tập:
 1- Tổng kết: 
 a- Nghệ thuật: 
 -Ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng.
 -Bút pháp có sự hòa điệu tả thực, tượng trưng, lãng mạn, trữ tình.
 2. Nội dung: 
 Bài thơ trước hết là 1 bài thơ về t/y, qua t/y mộng mơ là tình quê, 1 t/y đằm thắm, thiết tha với đất nước, quê hương => mở ra bao nỗi niềm cảm xúc, suy tư về cảnh và người xứ Huế với phấp phỏng những mặc cảm, uẩn khúc, niềm hi vọng, tin yêu. 
2’	4- Dặn dò: 
- Học thuộc bài thơ, xem lại bài học nắm nội dung bài học..
- Luyện tập:+Khổ thơ nào (theo em) là hay nhất? Vì sao?
 +Hãy viết đoạn văn bình 1 chi tiết tạo cho em ấn tượng sâu sắc nhất.
 +Về nhà làm câu 1,2,3.
	-Chuẩn bị bài mới: Trả bài số 5, ra đề bài số 6 (Về nhà –NLVH).
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: 
Bổ sung: Tứ thơ là ý chính, ý lớn bao quát toàn bài thơ, làm điểm tựa cho sự vận động của cảm xúc,suy nghĩ, tâm trạng toàn bài thơ. Ở đây, tứ thơ bắt đầu với cảnh đẹp thôn Vĩ bên dòng sông Hương, từ đó làm khơi gợi lên tưởng thực – ảo và mở ra bao nỗi niềm cảm xúc, suy tư về cảnh và con người xứ Hế với phấp phỏng những mặc cảm, uẩn khúc, niềm hi vọng, niềm tin yêu.	Bút pháp của bài thơ có sự hòa điệu tả thực, tượng trưng, lãng mạn, trữ tình. Cảnh đẹp xứ Huế đậm nét tả thực mà lại có tầm cao tượng trưng. Sự mơ mộng làm tăng thêm sắc thái lãng mạn. Nét chân thực của cảm xúc làm đậm thêm tính chất trữ tình.

File đính kèm:

  • docT82-83.doc