Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 78: Nghĩa của câu (Tiếp theo)

 a-Nghĩa sự việc: nắng ở 2 miền Nam – Bắc có sắc thái khác nhau.

 Nghĩa tình thái: phỏng đoán độ tin cậy cao (chắc).

 b- Nghĩa sự việc: ảnh là mợ Du và thằng Dũng.

 Nghĩa tình thái: khăng định ở mức độ cao (rõ ràng là).

 c- Nghĩa sự việc: cái gông (to nặng) tương xứng với tội án tử hình.

 Nghĩa tình thái: khẳng định một cách mỉa mai (thật là).

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 5385 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 78: Nghĩa của câu (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17.01.2010
Tiết 78 	NGHĨA CỦA CÂU (t.t) 
I- Mục tiêu cần đạt:
1-Kiến thức: Giúp HS:
- Nắm được 2 nội dung cơ bản về 2 thành phần nghĩa của câu.
- Nhận ra và biết phân tích 2 thành phần nghĩa của câu, diễn đạt được nội dung cần thiết của câu phù hợp vơí ngữ cảnh.
2- Kĩ năng: RLKN nhận biết và phân tích hai thành phân nghĩa của câu. 
3- Tư tưởng thái độ: Bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn qua văn chương. 
II- Chuẩn bị:	
1- Chuẩn bị của giáo viên: 
- Đọc tư liệu tham khảo.
- Thiết kế giáo án.
2- Chuẩn bị của HS: Đọc, soạn bài mới.
III- Hoạt động dạy học:
1’	1- Ổn định tình hình lớp:
5’	2- Kiểm tra bài cũ: 	
	Câu hỏi: Em hiểu thế nào là nghĩa sự việc của câu? Có những loại sự việc phổ biến nào? Cho ví dụ minh họa.
	Yêu cầu: HS nêu chính xác khái niệm. Trình bày những loại sự việc phổ biến, cho ví dụ minh họa chính xác. 	
3-Bài mới: 
Ngoài nghĩa sự việc ứng với sự việc (hay gọi sự kiện, sự tình, sự thể) câu còn có biểu hiện sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ người nói đối với sự việc được đề cập, đối với người nghe gọi là nghĩa tình thái.
	-Tiến trình tiết dạy:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
25’
12’
 HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa tình thái.
 Nghĩa tình thái là một lĩnh vực phức tạp, gồm nhiều khía cạnh khác nhau. Bài này chỉ tập trung vào hai trường hợp.
 Hỏi: Nghĩa tình thái có những trường hợp nào? Cho ví dụ?
 GV yêu cầu HS cho ví dụ khác có ý nghĩa tương tự?
 Hỏi: Tìm từ biểu hiện sự phỏng đoán? Mức độ phỏng đoán ntn?
 Hỏi: Những từ nào biểu hiện sự đánh giá về mức độ hay số lượng đối với 1 phương diện nào đó của sự việc? 
 Hỏi: Tìm thêm ví dụ khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc?
 Hỏi: Những từ ngữ biểu hiện nghĩa tình thái: tình cảm thái độ của người nói đối với người nghe? Cho ví dụ?
 HĐ2: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập.
 GV yêu cầu HS tổng kết bài học, và đọc ghi nhớ SGK.
 GV yêu cầu HS đọc bài tập 1, trả lời.
 GV yêu cầu HS đọc bài tập 1, trả lời.
 Hỏi: Hãy điền vào chỗ trống từ ngữ thích hợp?
 GV yêu cầu HS đặt câu với những từ, ngữ, gọi HS đọc. 
 HĐ1: Tìm hiểu nghĩa tình thái.
 HS trả lời
 HS cho vd.
 HS trả lời
 HS: trả lời. 
 HS: tìm ví dụ.
 HS trả lời, cho ví dụ.
 HĐ2: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập.
 HS tổng kết bài học, đọc ghi nhớ (SGK) .
 HS đọc bài tập 1, trình bày.
 HS đọc bài tập 1, trình bày.
 HS: thực hiện.
 HS thực hiện
 III- Nghĩa tình thái:
 1- Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu:
 a- Khẳng định tính chân thực của sự việc:
 -Sự thật là ...
 -...quả có ý ...thật.
 b- Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc với độ tin cậy thấp.
 -....chắc đã lên cao ... chắc là rực rỡ.
 -Hình như trong ý mụ ...
 c- Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào đó của sự việc:
 -.....có đến sáu vạn bạc.
 -....họ chỉ mua bao diêm .....là cùng.
 d- Đánh giá sự việc có thực hay không có thực, đã xảy ra hay chưa xảy ra:
 -Giả sử ...
 -...toan ...
 đ- Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc:
 -....phải làm cho ...
 -Tao không thể là người lương thiện ...
 -....nhất định thắng lợi.
 2- Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe.
 Từ biểu hiện: từ ngữ xưng hô, từ ngữ cảm thán, từ tình thái ở cuối câu.
 -Tình cảm thân mật, gần gũi: nhé, nhỉ,...
 -Thái độ bực tức, hách dịch: kệ mày,...
 -Thái độ kính cẩn: bẩm,....
 3- Tổng kết, luyện tập: 
 a- Tổng kết:
 Ghi nhớ SGK.
 b- Luyện tập:
 1- Bài 1/20:
 a-Nghĩa sự việc: nắng ở 2 miền Nam – Bắc có sắc thái khác nhau.
 Nghĩa tình thái: phỏng đoán độ tin cậy cao (chắc).
 b- Nghĩa sự việc: ảnh là mợ Du và thằng Dũng.
 Nghĩa tình thái: khăûng định ở mức độ cao (rõ ràng là).
 c- Nghĩa sự việc: cái gông (to nặng) tương xứng với tội án tử hình.
 Nghĩa tình thái: khẳng định một cách mỉa mai (thật là).
 2- Bài 2/20: 
 -Các từ ngữ thể hiện nghĩa tình thái:
 + “nói của đáng tội”-> Thừa nhận việc khen là không nên làm đối vớiđứa trẻ.
 + “có thể” -> nêu khả năng.
 + “những” -> đánh giá mức độ giá cả là cao.
 + “kia mà” -> nhắc nhở để trách móc.
 3- Bài 3/20: Chọn từ phù hợp điền vào chỗ trống.
 Điền từ thích hợp vào chỗ trống
 a- Chí Phèo hình như đã ... -> (thể hiện sự phỏng đoán chưa chắc chắn).
 b- Dễ (có lẽ) ->(thể hiện sự phỏng đoán chưa chắc chắn).
 c-tận -> đánh giá khoảng cách là xa.
 4- Bài 4/20: 
 Nó không đến cũng chưa biết chừng -> (cảnh báo dè dặt về sự việc)
2’	4- Dặn dò: 
- Làm các bài tập còn lại.
- Đọc – soạn “Tràng giang” (Huy Cận).
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: 
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docT78.doc