Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 64-65
+Là các độc thoại: các n.v nói về nhau chứ không nói với nhau, là nói 1 mình, tự mình nói với chính mình.
+Các độc thoại này là tiếng lòng của n.v, nên về bản chất, các lời thoại này là các độc thoại nội tâm (trong kịch: dù là độc thoại nội tâm cũng phải nói ra, giả định là n.v kia không nghe thấy).
+Chứa đựng những cảm xúc yêu thương chân thành, đằm thắm: ngôn từ mượt mà, cách nói đầy sâu sắc, ví von
-> tâm trạng phấn chấn, rạo rực chen lẫn bồn chồn của người đang yêu.
Tuy là độc thoại nội tâm song không đơn tuyến, 1 chiều mà có tính đối thoại: R lúc thì như nói với G lúc như nói với chính mình -> lời thoại sinh động đó cũng là vẻ đẹp của lời văn S.
Ngày soạn: 26.12.2009 Tiết 64, 65 TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN (Trích “Rô-mê-ô và Giu-li-ét” – U. Sếch-xpia) I- Mục tiêu cần đạt: 1-Kiến thức: Giúp HS: - Hiểu được tình yêu cao đẹp bất chấp thù hận giữa hai dòng họ của Rô-mê-ô và Giu-li-ét. - Phân tích được diễn biến tâm trạng nhân vật qua ng.ngữ đối thoại của Rô-mê-ô và Giu-li-ét, từ đó nhận biết được khát vọng tình cảm cá nhân và thù hận dai dẳng giữa 2 dòng họ và quyết tâm của 2 người hướng tới một cuộc sống hạnh phúc. - Nhận thức được sức mạnh của tình yêu chân chính, của tình người cao đẹp là động lực sẽ giúp con người vượt qua mọi định kiến và thù hận. 2- Kĩ năng: RLKN đọc – hiểu văn bản kịch, phân tích tâm trạng nhân vật. 3- Tư tưởng thái độ: Bồi dưỡng tình người cao đẹp. II- Chuẩn bị: 1- Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án. 2- Chuẩn bị của HS: Đọc kĩ văn bản, trả lời câu hỏi hướng dẫn. III- Hoạt động dạy học: Tiết 1: 1’ 1- Ổn định tình hình lớp: 6’ 2- Kiểm tra bài cũ: -Câu hỏi: Phân tích bi kịch của Vũ Như Tô? Nhận xét về sự giải quyết mâu thuẫn 2 của tác giả? -Y/c: + HS phân tích gọn, rõ bi kịch của Vũ Như Tô: khát vọng đẹp, có tài năng nhưng sai lầm trong suy nghĩ, hành động -> bi kịch. + Sự giải quyết mâu thuẫn 2 chưa thỏa đáng: chân lý chỉ thuộc về Vũ Như Tô 1 nửa, 1 nửa thuộc về nhân dân -> nghệ thuật chưa vì nhân dân, cái đẹp chưa gắn với cái thiện. 3-Bài mới: -Vào bài: Sếch-xpia là nhà soạn kịch tài ba, ông đã thể hiện thành công mối tình Rô-m-ê-ô và Giu-li-ét – một mối tình vượt qua thời đại Sếch-xpia, trở thành mối tình bất tử trong mọi thời đại. -Tiến trình tiết dạy: TL Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức 12’ 18’ 8’ Tiết 2 1’ 7’ 10’ 10’ 9’ 6’ HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm. Hỏi: Nêu một vài nét về tác giả? Hỏi: Theo em, yếu tố nào tạo nên thiên tài Sếch-xpia? Hỏi: Sự nghiệp sáng tác và nội dung cơ bản trong sáng tác của Sếch-xpia? GV treo bảng phụ: Tóm tắt tác phẩm. HĐ2: Hướng dẫn đọc – hiểu đoạn trích: GV phân vai HS đọc. Đọc diễn cảm -> tính chất nồng nàn say đắm của tình cảm yêu đương. Hỏi: Nhận xét về số lời thoại của mỗi n.v trong đoạn trích? -Sáu lời thoại đầu có gì khác biệt với những lời thoại sau? Hình thức của các lời thoại đó? Ổn định lớp Hỏi: Tính chất hận thù của 2 dòng họ được phản ánh trong lời thoại của 2 người? Hỏi: Cả R. và Gi. đều nhắc đến hận thù nhưng với mục đích gì? Những chi tiết nào chứng tỏ t/y của họ vượt lên trên thù hận? Hỏi: Khung cảnh thiên nhiên được miêu tả ntn? (ý đồ của thiên nhiên) dụng ý của tác giả khi xây dựng thiên nhiên như thế? Hỏi: Lời thoại của R đều hướng về vẻ đẹp của G. Hãy chỉ rõ sự hợp lý trong việc so sánh vẻ đẹp của G với mặt trời, với vì sao? Câu tự vấn “nếu sao xuống nằm dưới đôi mày kia ...” có ý nghĩa gì? Khát vọng yêu đương mãnh liệt được thể hiện qua chi tiết nào? Hỏi: Nhận xét về nghệ thuật đoạn trích? Nghệ thuật miêu tả tâm trạng? Nghệ thuật so sánh? Hỏi: Lời thoại của G “Ôi chao!” diễn tả tâm trạng gì ở nàng? Vì sao? Hỏi: Những chi tiết nào thể hiện chiều sâu tâm trạng G? Nàng đã đề xuất giải pháp gì trong tình yêu? Bình luận? Hỏi: Khi biết có người nghe được những điều thầm kín của lòng mình, tâm trạng của G. ra sao? Hỏi: Câu nào được lặp lại nhiều lần khẳng định sức mạnh không trở lực nào ngăn cản được của t/y? Hỏi: Từ t/y của R và G em có suy nghĩ gì? Hỏi: Hãy chỉ rõ những yếu tố thể hiện tính chất bi kịch của mối tình? GV bình: Tình yêu nối kết con người với nhau, xóa mọi hận thù, t/y nâng đỡ cổ vũ con người, tạo nên lẽ sống “sống là yêu thương”. HĐ3: Tổng kết, luyện tập: Hỏi: Nêu khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích? GV nhận xét, khái quát, yêu cầu 1-2 HS đọc Ghi nhớ SGK. GV hướng dẫn HS luyện tập bài tập 1/201 SGK. Qua đoạn trích “Tình yêu và thù hận”, chứng minh rằng: “Ca ngợi tình yêu chân chính của con người cũng chính là khẳng định con người”. GV định hướng. Nhận xét, bổ sung, khái quát. HĐ1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm. HS đọc phần Tiểu dẫn. HS trả lời. HS: trả lời. HS: trả lời. HS: đọc. HĐ2: Đọc – hiểu đoạn trích: HS trả lời Ổn định lớp HS: “Chàng hãy từ chối dòng họ của chàng đi” “chỉ có tên họ chàng là thù địch với em thôi ...” HS: trao đổi. HS trả lời. HS: thảo luận. Đại diện nhóm trả lời. HS: trả lời. HS trả lời. HS: phát hiện. HS: thảo luận. HS: trả lời. “Cái gì t/y có thể làm là t/y dám làm” HS: thảo luận. HS: trả lời. HS: lắng nghe. HĐ3: Tổng kết, luyện tập: HS trả lời. HS đọc ghi nhớ SGK HS thảo luận nhóm, đại diện trình bày. I- Giới thiệu chung: 1- Tác giả: -Uy-li-am Sếch-xpia (1564-1616) là nhà thơ, nhà viết kịch thiên tài của nước Anh và của nhân loại thời Phục hưng. -S. là người khổng lồ trong thời đại cần và sinh ra những con người khổng lồ. - S. thôi học từ rất sớm vì gia đình sa sút, 23 tuổi lên Luân Đôn kiếm sống, ông soát vé, nhắc vở -> am hiểu tâm lý người xem và nghệ thuật biểu diễn -> nhà soạn kịch. -Sự nghiệp: 37 vở kịch: kịch lịch sử, bi kịch, hài kịch. -Nội dung: khát vọng tự do, lòng nhân ái bao la, niềm tin vào khả năng của con người. 2. Vở kịch “Rômêô và Giuliét” -Là vở bi kịch nổi tiếng của S. -Viết vào khoảng những năm 1594-1595. -Gồm 5 hồi bằng thơ xen lẫn văn xuôi. -Tóm tắt SGK. II- Đọc – hiểu chi tiết: 1- Đọc: 2- Xuất xứ: -Đoạn trích thuộc lớp 2 hồi II. 3- Nội dung: a- Hình thức của lời thoại: -6 lời thoại đầu: +Là các độc thoại: các n.v nói về nhau chứ không nói với nhau, là nói 1 mình, tự mình nói với chính mình. +Các độc thoại này là tiếng lòng của n.v, nên về bản chất, các lời thoại này là các độc thoại nội tâm (trong kịch: dù là độc thoại nội tâm cũng phải nói ra, giả định là n.v kia không nghe thấy). +Chứa đựng những cảm xúc yêu thương chân thành, đằm thắm: ngôn từ mượt mà, cách nói đầy sâu sắc, ví von -> tâm trạng phấn chấn, rạo rực chen lẫn bồn chồn của người đang yêu. Tuy là độc thoại nội tâm song không đơn tuyến, 1 chiều mà có tính đối thoại: R lúc thì như nói với G lúc như nói với chính mình -> lời thoại sinh động đó cũng là vẻ đẹp của lời văn S. -10 lời thoại còn lại mang hình thức đối thoại: hỏi đáp, đối đáp xuất hiện. b- Tình yêu trên nền thù hận: -Mối thù giữa 2 dòng họ: +5 lần G nhắc đến mối thù, còn R 3 lần. -> Nỗi ám ảnh hận thù giữa 2 dòng họ xuất hiện ở G. nhiều hơn -> nỗi lo lắng thường trực: không chỉ lo cho mình mà lo cho cả người mình yêu. +Thái độ của R với hận thù giữa 2 dòng họ quyết liệt hơn: sẵn sàng từ chối dòng họ. -Tình yêu nồng cháy, mãnh liệt: +Cả 2 đều ý thức được sự thù hận đó nhưng nỗi lo chung của họ: không được yêu nhau, không có được t/y của nhau. +Họ đều nhắc đến mối thù -> không khoét sâu hận thù mà vượt lên thù hận, bất chấp thù hận. =>Sự thù hận giữa 2 dòng họ là nền và t/y của R. và G. không xung đột với hận thù đó -> quyết tâm xây đắp tình yêu của 2 người. c- Tâm trạng của Rômêô: -Khung cảnh thiên nhiên: đêm khuya, trăng sáng, thanh vắng -> chiều sâu cho sự bộc bạch tình cảm của đôi tình nhân. Thiên nhiên được nhìn qua điểm nhìn của n.v -> thiên nhiên hòa cảm đồng tình, trân trọng, chở che. +Trăng đóng vai trò trang trí cho cảnh gặp gỡ tình tứ song rất mực đoan chính của đôi tình nhân. +Trăng trở thành đối tượng để R so sánh với vẻ đẹp của G: G là ánh sáng của “Phương Đông” người là vầng dương, là mặt trời, sự xuất hiện của nàng khiến cả Hằng Nga héo hon, nhợt nhạt. -Đôi mắt G được so sánh với “hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời” -> sáng ngời, rạng ngời -> sự tự vấn “nếu mắt nàng lên thay cho sao và sao xuống năm dưới đôi lông mày kia thì thế nào nhỉ”?: *Khẳng định vẻ đẹp của đôi mắt G. *Vẻ đẹp của đôi gò má G. -> khát vọng tình yêu rất mãnh liệt: “ước gì ta là chiếc bao tay, để được mơn trớn gò má ấy”. =>Gu-li-ét như một nàng tiên lộng lẫy, tỏa ánh hào quang. Đây là cảm xúc con người đang yêu và được t/y đáp lại. =>S. diễn tả thành công, đạt tới mức điển hình tâm trạng đang yêu ấy: 1 t/y chân thành, rất hồn nhiên trong sáng. So sánh tương đồng hoặc tương phản sâu sắc không khuôn sáo, tán tụng mà rất hợp lý -> lột tả tối đa tâm trạng, hoàn cảnh. d- Tâm trạng của Giuliét: -Lời thoại “Ôi chao!” chỉ là 1 cụm từ cảm thán -> cảm xúc bị dồn nén không thể không thổ lộ thành lời. Hàm chứa 1 tiếng thở dài lo âu vì 2 lẻ: hận thù giữa 2 dòng họ; không biết R có yêu mình không? -G thổ lộ lòng mình với chính mình: “chỉ có tên họ chàng là thù địch” -> cách đặt vấn đề hồn nhiên, tha thiết, trong sáng. Tự chất vấn mình rồi tự trả lời: cái tên có nghĩa gì đâu-> tự đề xuất giải pháp: hãy vứt bỏ tên họ của chàng “đổi lấy cả em đây” -> đề xuất táo bạo. => 1 giải pháp khẳng định, không có cách lựa chọn nào khác, đồng thời thể hiện t/y cháy bỏng, mãnh liệt. -G bất ngờ khi biết R đang nhìn mình, nghe mình thổ lộ. +Bất ngờ nhưng không sợ hãi bởi G đang cần sự đồng cảm, sẻ chia. +Khi biết đó là R, G phân trần song nỗi sợ về thù hận vẫn ám ảnh “họ nhà Môntaghiu ...” “Anh tới làm gì?” -> e ngại + R có thực sự yêu mình không? Nghĩ về dòng họ mình: nơi 2 người đang nói chuyện: nơi tử địa, họ sẽ giết chết anh, tường rào cao, khó trèo qua ... -> ý thức rất rõ về bức tường vô hình ngăn cách họ. -Các bức tường lần lượt được dỡ bỏ, từ t/y được nhấn mạnh 4 lần với sự khẳng định dứt khoát -> quyết tâm đến với t/y. -> Diễn biến tâm trạng G phức tạp nhưng phù hợp với tâm lý của người đang yêu. Đồng thời cho thấy sự chín chắn trong suy tư của G đồng thời là sức ép nặng nề của hoàn cảnh, sự vây hãm của mối thù hận truyền kiếp. => T/y không xung đột với thù hận mà diễn ra trên nền thù hận. Thù hận bị đẫy lùi, bị xóa đi vĩnh viễn chỉ còn lại tình người, tình đời bao la, phù hợp với lý tưởng nhân văn => Tác phẩm là bài ca ca ngợi và khẳng định t/y cao đẹp. đ- Tính chất bi kịch của mối tình: -Bức tường bằng đá cao, cũng là bức tường vô hình của thù hận. -Nơi họ đứng: giữa họ là khoảng cách không quá rộng nhưng cũng không gần. G đứng ở cửa sổ trong phòng riêng của nàng. -Nơi họ gặp nhau: trong vườn nhà G, trong khoảng không gian vắng lặng ấy lại ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm -> không gian thù địch giữa 2 dòng họ => ở đây có 2 không gian lồng vào nhau. -Đồng thời vẫn khẳng định một t/y mãnh liệt: một t/y trong trắng, đoan trang, 1 lối nói chân thành, không suồng sã, không bỡn cợt. Cả 2 rất tôn trọng nhau và rất cao thượng. -> ca ngợi t/y chân chính cũng là khẳng định con người. III- Tổng kết, luyện tập: 1- Tổng kết: Ghi nhớ (SGK, Tr.201). 2- Luyện tập: “Ca ngợi tình yêu chân chính của con người cũng chính là khẳng định con người”: -Tình yêu có sức mạnh nối kết con người lại với nhau, xóa đi mọi thành kiến lạc hậu hay hận thù chia rẽ con người. -T/yêu làm cho tình người được nối lại. -Tình yêu nâng đỡ, cổ vũ cho con người, tạo nên lẽ sống “sống để yêu thương”. -> T/yêu do đó, thực hiện chức năng bảo vệ và gìn giữ cho cuộc sống, giúp c.sống phát triển. Song phải là t/yêu chân chính. 2 4- Dặn dò: - Nắm vững tóm tắt vở kịch. - Nội dung chính của đoạn trích: T/y vượt lên trên thù hận. - Đọc – soạn: Ôn tập phần văn học. IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: 1. Uy-li-am Sếch-xpia (1564 – 1616) là : Nhà thơ, nhà viết kịch thiên tài của nước Anh thời kì Phục hưng. Nhà viết kịch, nhà soạn nhạc vĩ đại của nước Pháp thời kì Ánh sáng. Nhà thơ, nhà viết kịch thiên tài của nước Anh thời kì Ánh sáng. Nhà viết kịch, nhà soạn nhạc vĩ đại của nước Pháp thời kì Phục hưng. 2. Dòng nào dưới đây khôngphải là nội dung chính của chủ nghĩa nhân văn? Đề cao, ca ngợi, khẳng định con người. Lấy con người làm chuẩn mực đo muôn loài và thế giới. Khẳng định sức mạnh của luân lí và lễ giáo đối với con người . 3. Xung đột chính mang ý nghĩa nhân văn của vở bi kịch “Rô-mê-ô và Giu-li-ét” là xung đột nào? Xung đột giữa thiện và ác. Xung đột giữa hai dòng họ. Xung đột giữa con người với khát vọng tình yêu và hoàn cảnh thù địch vây hãm. Xung đột giữa hai tầng lớp quý tộc và bình dân. 4. Mối tình của Rô-mê-ô và Giu-li-ét có ý nghĩa gì? Đề cao khát vọng yêu đương tự do và mãnh liệt của con người. Khẳng định sức mạnh của tình yêu vượt lên trên mọi hoàn cảnh trói buộc con người. Là lời kết án đanh thép, tố cáo xã hội phong kiến là môi trường thù địch với tình người, với chủ nghĩa nhân văn. Cả ba ý trên. 5. Dòng nào không phải là nét nghệ thuật đặc sắc làm nên sức hấp dẫn độc đáo của vở kịch “Rô-mê-ô và Giu-li-ét”? Nghệ thuật tổ chức kịch tính đạt đến trình độ điêu luyện, thể hiện qua việc dẫn dắt hành động kịch. Tính cách nhân vật được bộc lộ rõ trong quan hệ giữa cái lí tưởng và cái đời thường, giữa cái cao cả và cái thấp hèn, giữa yêu đương và thù hận, giữa hạnh phúc và chia li… Các biện pháp tu từ, những cảnh đẹp thơ mộng trữ tình, và cách thức bộc lộ tâm trạng qua độc thoại vừa thể hiện sự giằng xé nội tâm, vừa là khát vọng tình yêu cao cả… Từ ngữ mộc mạc, mang tính bình dân và đại chúng.
File đính kèm:
- T64-65.doc