Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 60: Phóng vấn và trả lời phỏng vấn
động phỏng vấn:
-Người phỏng vấn.
-Người trả lời phỏng vấn.
-Mục đích phỏng vấn.
-Chủ đề phỏng vấn.
-Phương tiện phỏng vấn.
-> các yếu tố trên không tồn tại riêng lẽ mà gắn bó, kết hợp, quyết định lẫn nhau.
b- Hệ thống câu hỏi phỏng vấn cần:
-Ngắn gọn, rõ ràng.
-Phù hợp với mục đích và đối tượng phỏng vấn.
-Làm rõ chủ đề.
-Liên kết với nhau và được sắp xếp theo 1 trình tự hợp lý.
Ngày soạn: 7.12 Tiết 60 PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN I- Mục tiêu cần đạt: 1-Kiến thức: Giúp HS: - Có những hiểu biết ban đầu về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, một hoạt động không thể thiếu trong xã hội văn minh. 2- Kĩ năng: Nắm được một số kĩ năng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, nhất là đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi. 3- Tư tưởng thái độ: Thấy được sự cần thiết phải có thái độ khiêm tốn, nhã nhặn, biết chia sẻ, biết lắng nghe ... trong giao tiếp với mọi người. II- Chuẩn bị: 1- Chuẩn bị của giáo viên: - Đọc tư liệu. - Thiết kế giáo án. 2- Chuẩn bị của HS: - Đọc SGK, trả lời câu hỏi hướng dẫn. III- Hoạt động dạy học: 1’ 1- Ổn định tình hình lớp: 6’ 2- Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra vở soạn bài của 2-3 HS. -Yêu cầu bài soạn đầy đủ, chất lượng. 3-Bài mới: -Vào bài: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, một hoạt động không thể thiếu trong xã hội văn minh. -Tiến trình tiết dạy: TL Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức 6’ 14’ 10’ 6’ HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu mục đích, tầm quan trọng của PV và TLPV: Hỏi: Hãy kể lại 1 vài phỏng vấn thường gặp khi xem truyền hình, nghe đài ...? Người ta phỏng vấn để làm gì? Nhằm mục đích gì? Một xã hội dân chủ, phỏùng vấn là một hoạt động không thể thiếu nói như vậy đúng hay sai? HĐ2: Tìm hiểu những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động phỏng vấn. Hỏi: Trong khâu chuẩn bị phỏng vấn cần chuẩn bị những gì? GV khái quát Hỏi: Câu hỏi trong phỏng vấn cần như thế nào? Hỏi: Đặt câu hỏi với tư cách là người phỏng vấn, HS trả lời với tư cách là người trả lời phỏng vấn về: Em mong muốn một người giáo viên chủ nhiệm ntn? GV: Nhận xét bổ sung, khái quát: ->Tiến hành phỏng vấn phải chú ý những yêu cầu gì?. Hỏi: Thái độ của người phỏng vấn? Hỏi: Biên tập sau khi phỏng vấn cần bảo đảm yêu cầu gì? HĐ3: Tìm hiểu những yêu cầu đối với người trả lời phỏng vấn. Hỏi: Theo em, có những yêu cầu nào đối với người trả lời phỏng vấn? HĐ4: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập: Hỏi: Khái quát nội dung bài học? GV nhận xét, khái quát, yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK. GV hướng dẫn sơ lược BT1, HS về nhà tự làm. GV yêu cầu HS làm bài tập 2/182: Bạn nói ntn về nhược điểm của mình? HĐ1: Tìm hiểu mục đích, tầm quan trọng của PV và TLPV: HS: Kể lại 1 vài hoạt động phỏng vấn. HS: thảo luận, trả lời HĐ2: Tìm hiểu những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động phỏng vấn. HS: trả lời. HS khác bổ sung. HS: trả lời. HS thực hiện hoạt động PV và TLPV. HS trao đổi Đại diện trả lời. HS trả lời HS: trả lời. HĐ3: Tìm hiểu những yêu cầu đối với người trả lời phỏng vấn. Đọc đoạn lời trả lời phỏng vấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. HS trả lời. HĐ4: Tổng kết, luyện tập: HS trả lời, HS khác bổ sung. HS đọc ghi nhớ SGK. HS về nhà tự làm HS trình bày. I- Mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. 1- PV và TLPV là một cuộc hỏi đáp có mục đích nhằm thu thập hoặc cung cấp thông tin về 1 chủ đề được quan tâm, có ý nghĩa. 2- Hoạt động phỏng vấn là tôn trọng sự thật , tôn trọng quyền được bày tỏ ý kiến của công chúng, vì thế là 1 biểu hiện của tinh thần dân chủ trong xã hội văn minh. II- Những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động phỏng vấn. 1- Chuẩn bị phỏng vấn: a- Yếu tố không thể thiếu trong hoạt động phỏng vấn: -Người phỏng vấn. -Người trả lời phỏng vấn. -Mục đích phỏng vấn. -Chủ đề phỏng vấn. -Phương tiện phỏng vấn. -> các yếu tố trên không tồn tại riêng lẽ mà gắn bó, kết hợp, quyết định lẫn nhau. b- Hệ thống câu hỏi phỏng vấn cần: -Ngắn gọn, rõ ràng. -Phù hợp với mục đích và đối tượng phỏng vấn. -Làm rõ chủ đề. -Liên kết với nhau và được sắp xếp theo 1 trình tự hợp lý. 2- Tiến hành phỏng vấn: -Người phỏng vấn không phải lúc nào cũng nêu những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn mà cần lắng nghe lời đáp để đưa thêm những câu hỏi nhằm: +Làm cho câu chuyện không rời rạc, gián đoạn mà liên tục. +Khéo léo lái người đọc phỏng vấn đi đúng chủ đề phỏng vấn. +Gợi mở khiến người trả lời phỏng vấn có thể nêu ý kiến được rõ hơn. -Cuộc phỏng vấn cần diễn ra trong không khí thân tình, tự nhiên; người phỏng vấn không chỉ lịch thiệp, nhã nhẫn, biết lắng nghe đồng cảm mà còn tôn trọng ý kiến của họ bằng cách chăm chú lắng nghe và ghi chép. -Kết thúc phỏng vấn cần cảm ơn người trả lời phỏng vấn. 3- Biên tập sau khi phỏng vấn. -Kết quả phỏng vấn phải được trình bày chân thực: không được tự ý sửa chữa. -Bài phỏng vấn phải được trình bày rõ ràng, trong sáng và hấp dẫn: thêm những lời miêu tả, kể chuyện ngắn gọn nếu cần. III- Những yêu cầu đối với người trả lời phỏng vấn. 1- Người trả lời phỏng vấn phải nêu trung thực, rõ ràng ý kiến của mình với thái độ thẳng thắn, chân thành. 2- Trình bày hấp dẫn. IV-Tổng kết, luyện tập: 1- Tổng kết: Ghi nhớ (SGK) 2- Luyện tập: Bài 1: HS về nhà làm. Bài 2: -Thành thật chỉ ra điểm yếu của mình đồng thời chỉ luôn cách thức mà bạn đã biến điểm yếu đó thành điểm mạnh. -Tìm những nhược điểm dễ thông cảm nhất, ví dụ: mặc cảm, không tự tin, rất hay tin người. 2’ 4- Dặn dò: - Xem lại bài học, nắm nội dung bài học.’ -Chuẩn bị bài: +Phân nhóm chuẩn bị bài luyện tập PV và TLPV: Nhóm 1,2 một chủ đề; nhóm 3,4 một chủ đề. Yêu cầu tự thống nhất chủ đề và hệ thống câu hỏi và trả lời, đối tượng phỏng vấn,... để luyện tập. + Đọc, soạn: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Trích “Vũ Như Tô” – Nguyễn Huy Tưởng). IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- T60.doc