Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 57-58

 - Tình cha với con:

 + Anh Sửu là một nông dân, hiền lành, chăm chỉ làm ăn.

 *Yêu vợ thương con.

 *Vì lỡ tay làm vợ chết (vợ ngoại tình) anh trốn biệt xứ 11 năm: sống khổ sở, day dứt về cái chết của vợ, lo cho con không ai nuôi dưỡng, vì con mà ráng sống dù muốn chết, để giải bày cho hiểu.

 +Bất chấp hiểm nguy đến tính mạng: bắt bớ, tù đầy để về gặp con “Nhớ sắp nhỏ quá” ->sâu sắc, xúc động.

 +Hy sinh tất cả vì con: vì tương lai, hạnh phúc của con anh nhận về mình mọi đau đớn, buồn khổ: không gặp con, đi biệt xứ, thậm chí sẵn sàng đón nhận cái chết --> Tấm lòng người cha thật bao la, sâu rộng sẵn sàng hi sinh cả sự sống của chính mình vì con.

 

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1562 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 57-58, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1.12.2008 
Tiết 57-58 	 Đọc thêm: CHA CON NGHĨA NẶNG (Hồ Biểu Chánh)
 VI HÀNH (Nguyễn Ái Quốc) 
 TINH THẦN THỂ DỤC (Nguyễn Công Hoan) 
I- Mục tiêu cần đạt:
1-Kiến thức: Giúp HS nắm được:
- Những nét chính của cuộc đời, sự nghiệp của 3 tác giả. 
- Tình nghĩa cha con – một trong những tình cảm thiêng liêng cao quý của con người.
- Nét đặc sắc về nghệ thuật: tạo tình huống, xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn ngữ trong “Cha con nghĩa nặng”; Tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng đặc sắc của “Vi hành”.
-Mâu thuẫn trào phúng cơ bản, ý nghĩa phê phán của truyện “Tinh thần thể dục”.
2- Kĩ năng: RLKN phân tích nhân vật, giá trị nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
3- Tư tưởng thái độ: Bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn, nhân cách qua văn chương.
II- Chuẩn bị:	
1- Chuẩn bị của giáo viên:
- Đọc tư liệu tham khảo. 
- Thiết kế giáo án.
2- Chuẩn bị của HS:
- Đọc kĩ văn bản, trả lời câu hỏi hướng dẫn. 
III- Hoạt động dạy học:
	Tiết 1:
1’	1- Ổn định tình hình lớp:
6’	2- Kiểm tra bài cũ: 
-Câu hỏi: Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo khi bị thị Nở từ chối chung sống?
- Yêu cầu: HS phân tích làm rõ tâm trạng:
	+Thất vọng -> Tuyệt vọng -> Hành động quyết liệt -> khát vọng tình yêu thương, khát vọng làm người lương thiện.
	+Ý nghĩa hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.
3-Bài mới: 
	- Vào bài: Hồ Biểu Chánh là một trong những cây bút đầu tiên của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Ông có thành tựu nổi bật trong giai đoạn đầu hiện đại hóa nền văn học.
	-Tiến trình tiết dạy:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
12’
26’
Tiết 2
6’
17’
20’
 HĐ1: Hướng dẫn đọc thêm “Cha con nghĩa nặng”.
 Hỏi: Nét nổi bật về tác giả?
 Hỏi: Tóm tắt tác phẩm? 
 Hỏi: Nội dung cơ bản của “Cha con nghĩa nặng”?
 Hỏi: Tình cảm của anh Sửu với con?
 Những chi tiết nào thể hiện đây là người cha hết lòng vì con cái? 
 Hỏi: Vì sao, thiết tha được gặp con nhưng anh lại quyết định ra đi?
 Hỏi: Tâm trạng của anh khi gặp con?
 Hỏi: Tình cảm của thằng Tí với cha?
 Hỏi: Chi tiết nào ở thằng Tí gợi cho em xúc động nhất? Vì sao? 
 Hỏi: Nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm?
 Hỏi: Nhận xét về NT kể chuyện?
 Ổn định lớp
 Kiểm tra bài cũ.
 HĐ2: Hướng dẫn đọc thêm “Vi hành”.
 Hỏi: Gọi HS đọc tiểu dẫn? 
 Hỏi: Mục đích của Nguyễn Ái Quốc khi viết “Vi hành”?
 Hỏi: Ý nghĩa nhan đề của truyện “Vi hành”?
 Hỏi: Tìm những chi tiết miêu tả chân dung Khải Định?
 Nhận xét về những chi tiết đó?
 Hỏi: Giá trị của Khải Định? Chi tiết nào em cho là đắt nhất thể hiện giá trị rẻ mạt của Khải Định?
 Hỏi: Nhận xét về nghệ thuật của “Vi hành”?
 HĐ3: Hướng dẫn đọc thêm “Tinh thần thể dục”.
 Hỏi: Nêu một vài nét về tác giả?
 Hỏi: Xuất xứ của tác phẩm?
 Hỏi: Theo em sự kiện nổi bật chi phối diễn biến ở 4 cảnh là gì?
 Kết cấu của tác phẩm? Mối liên quan giữa các cảnh? 
 Hỏi: Chỉ rõ tính chất bi hài kịch được thể hiện ở cảnh 1?
 GV nhận xét, bổ sung, khái quát.
 Hỏi: Tính bi hài kịch được thể hiện ở cảnh 2,3 ntn? 
 GV nhận xét, bổ sung, khái quát.
 Hỏi: Cảnh 4 thể hiện điều gì?
 Đi xem thể dục thể thao mà giống như cảnh nào trong văn học xưa nay? 
 So sánh với “Số đỏ”.
 HĐ1: Đọc thêm “Cha con nghĩa nặng”.
 HS: Trả lời.
 HS: Dựa vào SGK – Tóm tắt ngắn gọn.
 HS: trả lời.
 HS: trả lời.
 HS: thảo luận.
 HS: trả lời.
 HS: phát hiện chi tiết.
 HS: thảo luận.
 -> đụng cánh tay vào tay cha.
 HS: trả lời.
 HS: trả lời.
 Ổn định lớp
 Kiểm tra bài cũ.
 HĐ2: Đọc thêm “Vi hành”.
 HS: đọc.
 HS: trả lời.
 HS: trả lời.
 HS: thảo luận.
 HS: trả lời.
 HS: trả lời.
HĐ3: Đọc thêm “Tinh thần thể dục”.
 HS trả lời.
 HS: trả lời.
 HS trả lời.
 HS: phát hiện.
 HS: So sánh, nhận xét -> trốn lính, chạy giặc.
 HS phát hiện, phân tích, khái quát.
 HS phát hiện, phân tích, khái quát.
 HS phát hiện, phân tích, khái quát.
 I- Đọc thêm: Cha con nghĩa nặng
 1- Giới thiệu chung:
 1.1- Tác giả:(1885-1958) 
 -Tên khai sinh Hồ Văn Trung quê Tiền Giang.
 - Sáng tác đều đặn, cần mẫn: 64 cuốn tiểu thuyết đậm đặc dấu ấn c/s và tính cách con ngườiNam Bộ.
 -Là 1 trong số ít người tiên phong đặt nền móng cho tiểu thuyết VN hiện đại.
 1.2- “Cha con nghĩa nặng” tác phẩm thứ 15, xuất bản năm 1929.
 - Ca ngợi tình cha con cao quý, thiêng liêng.
 2- Hướng dẫn đọc thêm:
 a- Tình cha con sâu sắc, xúc động:
 - Tình cha với con: 
 + Anh Sửu là một nông dân, hiền lành, chăm chỉ làm ăn.
 *Yêu vợ thương con.
 *Vì lỡ tay làm vợ chết (vợ ngoại tình) anh trốn biệt xứ 11 năm: sống khổ sở, day dứt về cái chết của vợ, lo cho con không ai nuôi dưỡng, vì con mà ráng sống dù muốn chết, để giải bày cho hiểu.
 +Bất chấp hiểm nguy đến tính mạng: bắt bớ, tù đầy để về gặp con “Nhớ sắp nhỏ quá” ->sâu sắc, xúc động.
 +Hy sinh tất cả vì con: vì tương lai, hạnh phúc của con anh nhận về mình mọi đau đớn, buồn khổ: không gặp con, đi biệt xứ, thậm chí sẵn sàng đón nhận cái chết --> Tấm lòng người cha thật bao la, sâu rộng sẵn sàng hi sinh cả sự sống của chính mình vì con.
 +Khi được gặp con: vui sướng tột cùng; “mất trí khôn, hết nghị lực,.... không nói được một tiếng”.
 *Cha con ôm nhau khóc; khuyên con trở về.
 *Cao thượng, vị tha: nhận mọi lỗi về mình giữ nguyên hình ảnh đẹp về mẹï trong con.
 *Cha con quyến luyến bên nhau, không nỡ rời dù gần đến sáng.
 => Được ở bên con, được nhìn thấy con, tâm tình với con là niềm vui, hạnh phúc lớn nhất của anh.
 - Tình con với cha: Thằng Tí.
 +Nghe được cuộc trò chuyện giữa ông ngoại và cha, nó hiểu tất cả.
 +Rất yêu thương cha, chạy tìm cha, theo “làm để nuôi cha”, chăm sóc khi cha già yếu.
 + Sợ cha đi mất đụng cánh tay vào tay cha ... thăm chừng cha còn ở đó không.
 +Không yên tâm khi để cha đi một mình, Tí sắp xếp chu đáo mọi việc cho cha.
 => Cuộc giằng co đầy mâu thuẫn và rất xúc động làm nổi bật tình cảm cha con cao đẹp, cảm động: cha quên mình vì con cái, con cái vì cha tất cả. Đây là bài ca cảm động về tình cha con: cha hiền , con hiếu thảo.
 b- Nghệ thuật: 
 - Tình huống nghệ thuật giàu kịch tính: 
 +Khát khao được gặp con – vì hạnh phúc của con quyết định không gặp con -> tìm đến cái chết.
 +Cuộc chạy đuổi của 2 cha con: cha sợ làng tổng bắt, con sợ không gặp cha
 +Cuộc đối thoại giữa 2 cha con: cha vì con, con vì cha.
 - Nghệ thuật kể chuyện:
 +Đan xen quá khứ và hiện tại.
 +Độc thoại nội tâm, đối thoại -> tính cách nhân vật: bộc trực, thẳng thắn.
 +Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, đậm chất Nam Bộ.
 II- Đọc thêm “Vi hành”: 
 1- Giới thiệu chung: 
 -Hoàn cảnh ra đời: Tác phẩm viết bằng tiếng Pháp, in trên báo Pháp số ra ngày 19/2/1923.
 -Mục đích: 1922 thực dân Pháp đưa Khải Định sang Pháp dự cuộc đấu xảo thuộc địa ở Mácxây nhằm lừa gạt nhân dân Pháp về tình hình Đông Dương đã ổn định -> kêu gọi nhân dân Pháp đầu tư phát triển kinh tế ở Đông Dương -> vạch trần bộ mặt bù nhìn của Khải Định cùng âm mưu của thực dân Pháp.
 -Nhan đề: 
 +Incognito: không để người ta biết, đội một cái tên không phải là tên thật.
 +Vi hành: +con đường nhỏ. 
 +cải trang đi tìm hiểu cuộc sống cuat nhân dân của bậc vua cao quý.
 +Khải Định vi hành -> hành vi lén lút, bất chính -> mỉa mai.
 2- Hình tượng nhân vật Khải Định:
 -Ngoại hình: mắt xếch, mũi tẹt, mặt bủng như vỏ chanh ->xấu xí + khinh miệt.
 -Trang phục: đầu đội cái chụp đèn, đeo đủ cả bộ lụa là, hạt cườm, tay đính nhẫn -> trưng diện khoe khoang nhưng ngu dốt lố bịch, cổ lổ.
 -Cử chỉ: nhút nhát, lúng ta lúng túng -> hèn hạ, bù nhìn.
 -Lối sống: đến chuồng đua ngựa, tiệm cầm đồ -> ăn chơi xa xỉ.
 -Giá trị: là trò mua vui giải trí rẻ mạt, thằng hề mạt hạng, là con rối trong tay thực dân Pháp “ông bầu nhà hát múa rối có ý định giao kèo thuê”.
 => chân dung biếm họa: ăn mặc cổ quái, trang sức lố lăng; hành vi ám muội, xấu xa, ăn chơi xa xỉ; làm nhục quốc thể.
 3- Nghệ thuật: 
 -Tình huống độc đáo: sự nhầm lẫn.
 +Thanh niên Pháp nhầm Nguyễn Ái Quốc là Khải Định.
 +Chính phủ Pháp mời Khải Định làm thượng khách cũng không nhận ra, nhầm mọi người Việt Nam đều là vua chúa.
 ->Châm biếm sâu cay, sự khái quát được nhiều đối tượng: thực dân Pháp giả tạo, lừa bịp; cuộc vi hành đầy ám muội của Khải Định..
 -Hình thức là bức thư: văn tự do.
 +Chuyển giọng thoải mái: khách quan -> mỉa mai.
 -Chuyển cảnh thoải mái -> tạo nên những nét vẽ tương phản -> vạch trần bộ mặt bù nhìn của vua Khải Định.
 III-Đọc thêm “Tinh thần thể dục” 
 1- Giới thiệu chung: 
 -Nguyễn Công Hoan (1903–1977), vừa dạy học vừa viết văn.
 -Đặt nền móng cho văn xuôi VN hiện đại, 1 cây bút trào phúng xuất sắc độc đáo với 20 tiểu thuyết, 200 truyện ngắn.
 -Truyện ngắn “Tinh thần thể dục” đăng trên “Tiểu thuyết thứ 7” số 251, ra ngày 25/3/1939, vạch rõ tính chất bịp bợm của “phong trào thể dục thể thao” đương thời.
 2- Châm biếm, mỉa mai “phong trào thể dục thể thao” đương thời:
 a- Tờ trát: có cuộc đá bóng thi -> 100 người, đúng 12 giờ trưa đến xem, ăn mặc chỉnh tề -> nếu không sẽ bị khiển trách.
 ->Vô lí: thể thao: giải trí nhưng bắt buộc, mệnh lệnh -> mỉa mai, châm biếm sâu sắc.
 b- Cảnh 1: 
 -Anh Mịch xin ở nhà để đi làm trừ nợ cho ông Nghị, nếu không làm vợ con anh sẽ chết đói.
 -Quan kiên quyết không cho, nếu không sẽ gông cổ -> người nông dân rơi vào bi kịch dở khóc dở cười: bi hài kịch, 1 bên là sự sống còn của gia đình, 1 bên là những trò vô bổ của quan trên.
 c- Cảnh 2: Bác Phô gái dịu dàng xin cho chồng không phải đi xem đá bóng vì đau ốm. Quan không cho, bác xin đi thay cũng không được.
 d- Cảnh 3: Bà cụ phó Bính lót quan 3 hào nhờ người đi thay cho con trai.
 đ- Cảnh 4: 
 -Tiếng quát tháo, dạ ran, đuốc kéo đi các ngả -> lùng sục khắp nơi.
 -Thằng Cò bế con trốn ở đống rơm.
 -Những người khôn ngoan ngủ nhờ nhà người khác, làng người.
 =>Không khí căng thẳng bao trùm cả làng. Thể thao giải trí mà “săn lùng ráo riết” “như lánh nạn” “như trốn giặc”.
 ->Phê phán sâu sắc tính bịp bợm của “phong trào thể dục thể thao” đương thời: giả tạo, hình thức, thực chất như bắt lính, chạy giặc.
2’	4- Dặn dò: 
- Nắm vững nội dung cơ bản của các tác phẩm, Xem lại bài học.
-Chuẩn bị bài: Luyện tập viết bản tin.
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: 
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docT57-58.doc