Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 55: Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu
a- Đoạn văn này, câu đầu kể về một sự việc (việc bắt Mị). Nên trước tiên nêu hoàn cảnh thời gian, sau đó lần lượt kể các chi tiết diễn biến của sự việc.
Còn câu tiếp, phần “sáng hôm sau” cần đặt đầu câu để tiếp nối thời gian, tạo liên kết câu trước. Nó không thể ở giữa hay cuối, vì như thế sẽ mất đi sự liên kết sự kiện.
b-Do liên kết ý với những câu trước nên cần sắp xếp như vậy.
Trước đó, các câu văn đang tập trung vào vấn đề: Ai biết người nào đẻ ra Chí Phèo? Cho nên cần nối tiếp đề tài đó bằng việc nêu chủ thể hành động (chứ không phải thời gian hành động) lên đầu câu để đảm bảo mạch kể chuyện.
Ngày soạn: 29-12 Tiết: 55 THỰC HÀNH VỀ LỰA CHỌN TRẬT TỰ CÁC BỘ PHẬN TRONG CÂU I- Mục đích, yêu cầu: 1- Kiến thức: Giúp HS: Nâng cao nhận thức về vai trò, tác dụng của trật tự các bộ phận câu trong việc thể hiện ý nghĩa và liên kết ý trong văn bản. 2- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu khi tạo lập văn bản. 3- Thái độ: Luôn có ý thức cân nhắc, lựa chọn trật tự tối ưu cho các bộ phận câu; có kĩ năng sắp xếp từ ngữ khi nói, viết. II- Chuẩn bị: 1- Chuẩn bị của giáo viên: Soạn giáo án, đọc tư liệu tham khảo. 2- Chuẩn bị của học sinh: Đọc kỹ SGK, làm bài tập thực hành. III- Hoạt động dạy học: 1’ 1- Ổn định tình hình lớp: 5’ 2- Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra việc chuẩn bị bài tập thực hành của học sinh. -Yêu cầu: HS làm bài tập đầy đủ, chất lượng. 3- Giảng bài mới: -Vào bài: -Tiến trình bài dạy: TL Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 16’ 16’ 5’ HĐ1: Hướng dẫn thực hành phần trật tự trong câu đơn. GV yêu cầu HS đọc bài tập SGK. GV đặt câu hỏi, HS trả lời. a- Có thể sắp xếp “rất sắc, nhưng nhỏ” mà câu văn vẫn phù hợp với mạch ý trong đoạn văn được không? b-Việc sắp xếp “nhở, nhưng rất sắc” có tác dụng như thế nào về việc thể hiện ý, sự liên kết trong đoạn. c- So sánh trong trường hợp khác. GV yêu cầu HS đọc bài tập. -HS nêu cách lựa chọn và giải thích lí do. GV yêu cầu HS đọc bài tập. GVđặt câu hỏi: Hãy phân tích tác dụng của mỗi cách sắp xếp. HĐ2: Hướng dẫn thực hành phần trật tự trong câu ghép. GV yêu cầu HS đọc bài tập. GV đặt câu hỏi: vì sao vế in đậm lại đặt ở vị trí sau so với vế trước? Nêu thay đổi vị trí thì nội dung, mạch ý của đoạn có gì thay đổi? GV phân 4 nhóm cùng thực hiện bài tập. GV yêu cầu nhóm trình bày. GV nhận xét, bổ sung, khái quát. HĐ3: Hướng dẫn tổng kết, củng cố: GV hướng dẫn HS tổng kết và củng cố lại bài học. -Nhấn mạnh trọng tâm của bài học. -Lưu ý HS một số vấn đề về trật tự các bộ phận trong câu. HĐ1: Thực hành phần trật tự trong câu đơn. HS đọc bài tập SGK. HS trả lời. HS trả lời. -HS đọc bài tập. -HS nêu cách lựa chọn và giải thích lí do. -HS đọc bài tập. - HS trả lời. HĐ2: Thực hành phần trật tự trong câu ghép. -HS đọc bài tập. - HS trả lời. HS hoạt động theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. HĐ3: Hướng dẫn tổng kết, củng cố: HS tự tổng kết nội dung bài học. I- Trật tự trong câu đơn: 1- Bài tập 1/157: a- Nếu xếp theo trật tự “rất sắc, nhưng nhỏ” -> câu không sai ngữ pháp và ý nghĩa, vì “sắc”, “nhỏ” là hai thành phần đẳng lập, đồng chức, cùng thành phần phụ cho danh từ “con dao”. Nhưng đặt vào đoạn văn thì không phù hợp với mục đích của hành động: đe dọa, uy hiếp đối phương -> nên cần đặt “rất sắc” cuối câu. b- Các xếp của tác giả có tác dụng dồn thông tin vào cụm “rất sắc” ->đe dọa, uy hiếp bá Kiến của Chí Phèo. c- Ở tình huống này thì sắp “rất sắc, nhưng nhỏ” là phù hợp, vì mục đích chế nhạo, phủ định tác dụng của con dao. =>Mỗi tình huống giao tiếp, mỗi ngữ cảnh, câu có một mục đích, một nhiệm vụ giao tiếp. Đồng thời, người nói (người viết) thực hiện những hành động nói khác nhau (Về hành động nói, Ngữ văn 8, T2). Vì thế cần xác định tọng tâm thông báo của câu mà sắp xếp các bộ phận câu hợp lí. 2- Bài tập 1/157: -Các viết A) là phù hợp, vì: +Các viết A), cụm từ “rất thông minh” là trọng tâm thông báo, luận cứ quan trọng để dẫn tới kết luận “Thầy giáo... giỏi”. +Các viết B) không làm nổi bật trọng tâm thông báo “rất thông minh”. 3- Bài tập 1/158: a- Đoạn văn này, câu đầu kể về một sự việc (việc bắt Mị). Nên trước tiên nêu hoàn cảnh thời gian, sau đó lần lượt kể các chi tiết diễn biến của sự việc. Còn câu tiếp, phần “sáng hôm sau” cần đặt đầu câu để tiếp nối thời gian, tạo liên kết câu trước. Nó không thể ở giữa hay cuối, vì như thế sẽ mất đi sự liên kết sự kiện. b-Do liên kết ý với những câu trước nên cần sắp xếp như vậy. Trước đó, các câu văn đang tập trung vào vấn đề: Ai biết người nào đẻ ra Chí Phèo? Cho nên cần nối tiếp đề tài đó bằng việc nêu chủ thể hành động (chứ không phải thời gian hành động) lên đầu câu để đảm bảo mạch kể chuyện. c-Đặt như vậy vì thông tin mới, trọng tâm là thông báo thời gian về làm dâu của Mị. Về mặt ngữ pháp chỉ là phần phụ, tuy nhiên quan trọng về mặt thông báo, do đó cần đặt cuối câu, vị trí thường dành cho phần tin mới, quan trọng. II- Trật tự trong câu ghép: 1- Bài tập 1/158: a- Vế chỉ nguyên nhân trong câu ghép này (là vì ... xa xôi) cần đặt sau, vì vế chính (Hắn .. buồn) cần đặt trước để tiếp tục nói về “hắn”; mặt khác, vế in đậm lại tiếp tục được triển khai ý ở những câu đi sau: cụ thể hóa cho “cái gì rất xa xôi”. Nghĩa là vế chính đặt trước để liên kết dễ dàng với những câu đi trước, còn vế phụ đặt sau để liên kết dễ dàng với những câu đi sau. b-Vế chỉ giả thuyết (tuy ...) đặt sau để bổ sung thông tin cần thiết. 2- Bài tập 1/159: -Cần xem xét quan hệ của nó với các câu còn lại trong đoạn. Các câu còn lại trong đoạn đều nói về việc: trong các thời trước đây..... vững nó. Nghĩa là các câu này nới về “thời kì trước đây”, còn câu đầu nói về nhưungx năm gần đây. Hơn nữa, câu sau chỉ cụ thể hóa một phần ý của câu ghép đi đầu: “phương pháp .... mới lạ”. Vì vậy, để liên kết chặt chẽ với các câu sau theo quan hệ diễn dịch thì câu đầu cần: - Đặt trạng ngữ “Trong những năm gần đây” ở đầu câu để đối lập với trạng ngữ “Trong các thời kì khác nhau trước đây” ở câu 2, -Giữa hai vế của câu ghép cần đặt vế “nó không phải là điều mới lạ” ở sau (vế trước là “các phương pháp .... khá rộng”) vì đó là vế chứa thông tin quan trọng và liên kết ý các câu sau. Như vậy cần lựa chọn phương án C). III- Tổng kết, củng cố: 1- Cùng một câu, nếu ở trạng thái tồn tại riêng thì có nhiều khả năng sắp xếp trật tự từ, nhưng nằm trong một ngữ cảnh, hay một văn bản thì thường có một cách sắp xếp tối ưu. Khi phân tích, cần so sánh, đối chiếu để nhận ra tác dụng của mỗi cách sắp xếp, nhất là phù hợp với mục đích, nhiệm vụ thông báo và sự liên kết ý các câu. 2- Trong câu ghép, điều cần chú ý không phải là trật tự thành phần câu mỗi vế, mà là trật tự sắp xếp các vế câu. Liên quan đến tật tự sắp xếp các vế trong câu ghép là việc dùng các quan hệ từ ở các vế câu. 2’ 4- Dặn dò: - Xem lại bài học, hoàn thành bài tập. - Đọc soạn “Bản tin”. IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- T55.doc