Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 5: Tự tình - Hồ Xuân Hương (Bài 2)

+Tăng sự thanh vắng của không gian.

 +Nhịp điệu gấp gáp liên hồi của tiếng trống-> sự trôi đi của thời gian. Thời gian chứa đựng sự phá huỷ nhất là tuổi trẻ và tình yêu.

-> Không gian rộng lớn, thời gian vô thuỷ vô chung càng tăng cảm giác cô đơn.

 - “Trơ cái hồng nhan”:

 + Nhấn mạng sự tủi hổ, bẽ bàng

 + Hồng nhan: nhan sắc kết hợp với từ cái gợi sự rẻ rúng, mỉa mai.

 +“Cái hồng nhan” không chỉ dãi dầu mà còn là cay đắng, chỉ nói hồng nhan nhưng vẫn gợi sự bạc phận  nỗi xót xa càng thấm thía.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3026 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 5: Tự tình - Hồ Xuân Hương (Bài 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 28-8
Tiết 5:	Đọc văn: TỰ TÌNH 	 Hồ Xuân Hương
	(Bài II)
I- Mục đích yêu cầu:
 	1- Kiến thức: giúp học sinh: 
- Giúp HS cảm nhạn được tâm trạng vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.
- Thấy được tài năng nghệ thuật thơ Nôm của Xuân Hương: thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.
 	2- Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng cảm thụ thơ.
 	3- Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm nhân văn cao đẹp.
II- Chuẩn bị: 
 	1- Chuẩn bị của giáo viên: Đồ dùng dạy học.
 	2- Chuẩn bị của học sinh: Đọc kỹ SGK, trả lời câu hỏi hướng dẫn.
III- Hoạt động dạy học:
 1’	1- Ổn định tình hình lớp: 
 6’	2- Kiểm tra bài cũ: 
-Câu hỏi: Vẻ đẹp của nhân vật Lê Hữu Trác trong đoạn trích vào phủ chúa Trịnh? 
-Yêu cầu: HS tìm dẫn chứng tiêu biểu, làm rõ vẻ đẹp của hình tượng LHT: một nhà văn, nhà thơ; một nhà nho; một danh y tâm đức.
 	3- Giảng bài mới: 
- Vào bài: HXH là một trong những nhà thơ nổi tiếng của VH trung đại. Bà được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm. Bài tự tình tiêu biểu cho phong cách đặc sắc của XH.
-Tiến trình bài dạy:
Tl
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
7’
24’
5’
 HĐ1: Hướng dẫn đọc-hiểu chung.
 GV gọi HS đọc tiểu dẫn.
 Hỏi: Nêu vài nét khái quát về tác giả?
 -Cuộc đời.
 -Sáng tác.
 Hỏi: Giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của những sáng tác của Hồ Xuân Hương?
 Hỏi: Xuất xứ bài thơ? nội dung cơ bản của chùm thơ “Tự tình”? Nhan đề “ Tự tình” có ý nghĩa như thế nào?
 HĐ2: Hướng dẫn đọc - hiểu bài thơ.
 Hỏi: Đọc 2 dòng thơ đầu. Cách cảm nhận thời gian và không gian của tác giả có gì đặc biệt?
 Hỏi: Nhịp điệu gấp gáp của tiếng trống điểm canh có ý nghĩa gì?
 Hỏi: Từ “ trơ” gợi cảm giác gì? Trơ đi liền với hồng nhan gợi lên điều gì?
 GV liên hệ: từ trơ trong thơ Hồ Xuân Hương cùng hàm nghĩa với chữ trơ trong thơ bà Huyện Thanh Quan “ Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt”.
 Hỏi: Hình ảnh trăng trong câu thơ có gì đặc biệt? Mối tương đồng giữa cảnh và tình?
 Hỏi: Nỗi niềm phẫn uất được thể hiện trong 2 câu luận như thế nào?
 Hỏi: Nghệ thuật độc đáo được sử dụng? Tác dụng?
 Hỏi: Chỉ rõ sức sống mãnh liệt được thể hiện trong câu thơ?
 Hỏi: Tâm trạng của nữ sĩ được bộc lộ ở 2 câu cuối?
 Hỏi: Nhận xét về nghệ thuật dùng từ?
 HĐ3: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập.
 Hỏi: Tâm sự của Hồ Xuân Hương được bộc lộ trong bài thơ? Tài năng nghệ thuật độc đáo của nữ sĩ?
 GV nhận xét, bổ sung, khái quát, gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ SGK.
 GV hướng dẫn sơ lược
 HĐ1: Đọc - hiểu chung.
HS đọc.
 HS trả lời
 HS: trả lời.
 HS: Tự tình: tự giãi bày tâm sự " riêng tư
HĐ2: Đọc - hiểu bài thơ.
 HS: âm thanh văng vẳng gợi cảm giác xa vắng: không gian tĩnh lặng.
 HS: bước chuyển của thời gian.
 HS: trơ: trơ trọi, lẻ loi.
 Hồng nhan thường đi liền với bạc phận.
 HS: thảo luận, trả lời.
 HS: phát hiện.
 HS trả lời
 HS trả lời
 HS thảo luận, trả lời
 HS: đọc 2 câu kết.
 HS: từ đa nghĩa: xuân, lại.
 Kết hợp tài tình: “mảnh tình ..con”.
HĐ3: Tổng kết, luyện tập.
 HS trả lời câu hỏi.
 HS đọc ghi nhớ SGK.
 HS lắng nghe, về nhà làm.
 I- Đọc - hiểu chung:
 1- Tác giả:
 a- Cuộc đời:
 - Không rõ năm sinh, năm mất. Quê Nghệ An.
 - Đa tài, đi nhiều nơi, thân thiết với nhiều danh sĩ.
 - Cuộc đời bất như ý, duyên phận éo le, 2 lần lấy chồng đều lấy lẽ, hạnh phúc ngắn ngủi chắp vá.
 b- Sự nghiệp:
 - Tập thơ “ Lưu hương kí” gồm 24 bài chữ Hán, 26 bài chữ Nôm.
 - Nội dung: 
 +Cảm thông với nỗi bất hạnh của người phụ nữ.
 +Khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ.
 +Nghệ thuật: Trào phúng mà trữ tình, đậm chất dân gian từ đề tài, ngôn ngữ đến hình tượng.
 2- Bài thơ” Tự tình”.
 - Nằm trong chùm thơ “Tự tình” gồm 3 bài.
 - Viết về tâm sự của người phụ nữ: cô đơn, buồn tủi.
 II- Đọc - hiểu chi tiết:
 1- Tâm trạng của nhân vật trữ tình:
 a- Buồn tủi, xót xa cho thân phận:
 -Thời gian: đêm khuya, không gian vắng lặng, con người trực diện với lòng mình, thấm thía nhất nỗi buồn và cô đơn.
 -Âm thanh “văng vẳng trống canh dồn”:
 +Tăng sự thanh vắng của không gian.
 +Nhịp điệu gấp gáp liên hồi của tiếng trống-> sự trôi đi của thời gian. Thời gian chứa đựng sự phá huỷ nhất là tuổi trẻ và tình yêu.
-> Không gian rộng lớn, thời gian vô thuỷ vô chung càng tăng cảm giác cô đơn.
 - “Trơ cái hồng nhan”:
 + Nhấn mạng sự tủi hổ, bẽ bàng
 + Hồng nhan: nhan sắc kết hợp với từ cái gợi sự rẻ rúng, mỉa mai.
 +“Cái hồng nhan” không chỉ dãi dầu mà còn là cay đắng, chỉ nói hồng nhan nhưng vẫn gợi sự bạc phận " nỗi xót xa càng thấm thía.
 +Nhịp thơ 1/3/3 nhấn mạnh sự bẽ bàng.
 +Cạnh nỗi đau còn là bản lĩnh Xuân Hương, “trơ”còn là sự thách thức, “trơ” kết hợp với nước non còn là sự bền gan, thách đố.
 -“Say lại tỉnh” gợi lên cái vòng quẩn quanh, tình duyên đã trở thành trò đùa của tạo hoá, càng say càng tỉnh, càng cảm nhận nỗi đau thân phận.
 - Trăng xế, khuyết: trăng sắp tàn mà vẫn chưa tròn. Ngoại cảnh cũng là tâm cảnh: Tuổi xuân đã trôi qua mà nhân duyên không trọn vẹn. 
 b- Nỗi niềm phẫn uất cùng khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc:
 -Rêu, đá: những sinh vật bé nhỏ mà đầy sức sống. Một sức sống mãnh liệt, cảnh vật như cựa quậy. Nghệ thuật đảo ngữ nổi bật sức sống của thiên nhiên cũng là khát vọng sống mãnh liệt của con người.
 - “Xiên”, “ đâm”: động từ mạnh + bổ ngữ “ngang, toạc”-> sự bướng bỉnh, ngang ngạnh. Không chỉ phẫn uất mà còn hờn oán.
 c- Tâm trạng bi kịch: 
 - “Ngán”: Tâm trạng chán ngán cao độ trước xuân đi rồi lại lại. Xuân vừa là tuổi xuân vừa là mùa xuân. Mùa xuân hồi hoàn còn tuổi xuân đã qua không bao giờ trở lại.
 - “lại lại”: Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân.
 - “Mảnh tình”: bé nhỏ, ít ỏi lại san sẻ còn tí con con. Câu thơ cực tả nỗi niềm chua xót đến tội nghiệp.Đó cũng là nỗi niềm chung của người phụ nữ trong xã hội xưa.
 III- Tổng kết và luyện tập:
 1- Tổng kết:
 a- Nội dung: Qua lời tự tình, bài thơ nói lên cả bi kịch và khát vọng sống. Buồn tủi nhưng vẫn vượt lên số phận -> Ý nghĩa nhân văn của bài thơ.
 b- Nghệ thuật: 
 - Sử dụng từ ngữ giản dị mà đặc sắc.
 - Hình ảnh giàu sức gợi cảm.
 2- Luyện tập: So saùnh Töï tình I vaø Tự tình II cuûa HXH:
 -Gioáng nhau: 
 +Cả hai bài thơ tác giả töï noùi leân noãi loøng cuûa mình vôùi taâm traïng buoàn tuûi, xoùt xa vaø phaãn uaát tröôùc duyeân phaän.
 +Nghệ thuật: HXH ñaëc bieät thaønh coâng trong vieäc söû duïng tieáng Vieät vaø caùc bieän phaùp nghệ thuật nhö: ñaûo ngöõ, taêng tieán, ñoái,….
 -Khaùc nhau: ÔÛ “Töï tình” I yeáu toá phaûn khaùng, thaùch ñoá duyeân phaän maïnh meõ hôn.
2’	4- Dặn dò: 
- Học thuộc bài thơ, nắm giá trị nội dung nghệ thuật của bài thơ.
- Đọc, soạn “ Thu điếu” ( Nguyễn Khuyến)
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: 
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....................................................................................................................
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docT5.doc