Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 37-39

 Hướng dẫn HS đọc:

 -P1: Từ đầu đến “một bên tối”.

 -P2: tiếp theo đến “hằng ngày của họ”.

 Đọc với giọng thong thả nhịp nhàng, làm nổi bật hình ảnh, màu sắc, ánh sáng, cảnh vật, nét tâm lí.

 -P3: phần còn lại: đọc với giọng khắc khoải để thể hiện tâm trạng đợi tàu của chị em Liên: đọc với giọng hồi tưởng, xúc động thể hiện tâm trạng tiếc nối một thế giới mà nhân vật đã qua những giờ hạnh phúc, đang phải sống trong một phố huyện âm u, tẻ nhạt.

 

doc10 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1716 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 37-39, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 19. 10. 2008 
Tiết : 37, 38, 39 Đọc văn: 	HAI ĐỨA TRẺ Thạch Lam	 
I- Mục đích, yêu cầu:
 	1- Kiến thức: Giúp HS:
- Cảm nhận được tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những người nghèo khổ, sống quẩn quanh và sự cảm thông, trân trọng của nhà văn trước mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn.
- Thấy được nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam qua truyện ngắn trữ tình “Hai đứa trẻ”. 
 	2- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản. 
 	3- Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm nhân văn cao đẹp.
 	Tiết 1: Giúp HS tìm hiểu về tác giả, bước đầu tiếp cận văn bản..
	Tiết 2: Bức tranhh phố huyện, Cảnh đời nơi phố huyện.
	Tiết 3: Tìm hiểu về hình ảnh chị em Liên, hình ảnh đoàn tàu và hướng dẫn tìm hiểu bức tranh thiên nhiên đất nước.
II- Chuẩn bị: 
 	1- Chuẩn bị của giáo viên: Thiết kế giáo án. Làm đồ dùng dạy học.
 	2- Chuẩn bị của học sinh: Đọc kỹ SGK, Trả lời câu hỏi hướng dẫn.
III- Hoạt động dạy học:
	Tiết 1:
 	Hoạt động 1:
 1’	1- Ổn định tình hình lớp: 
 6’	2- Kiểm tra bài cũ: 	1) Kiểm tra việc soạn bài của HS.
	2) Kiểm tra việc đọc văn bản của HS.
	Yêu cầu:	1) Bài soạn đầy đủ, chất lượng. 
	2) HS tóm tắt được truyện, nêu một vài tình tiết chính, cảm nhận ban đầu về truyện ngắn “Hai đứa trẻ”. 
 	3- Giảng bài mới: 
-Vào bài: Thạch Lam là một cây bút chủ chốt của Tự lực văn đoàn. Tuy nhiên, văn chương Thạch Lam lại hướng về cuộc sống của tầng lớp tiểu tư sản, trí thức nghèo và những người lao động với kiếp sống vô nghĩa, sống mà như chưa hề được sống với những trang viết tinh tế, giàu chất thơ, giàu lòng nhân ái. “Hai đứa trẻ” là một trong những sáng tác của Thạch Lam thể hiện điều đó.
	-Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
12’
18’
8’
Tiết 2
7’
10’
28’
Tiết 3
7’
8’
8’
10’
5’
5’
 HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm:
 Hỏi: Nêu những nét cơ bản về cuộc đời nhà văn Thạch Lam?
 Hỏi: Nêu một vài nét về sự nghiệp văn chương Thạch Lam?
 - Quan niệm của Thạch Lam về văn chương?
 - Điểm nổi bật trong sáng tác của Thạch Lam?
 -Kể tên những tác phẩm tiêu biểu của Thạch Lam?
 GV bổ sung: Loại truyện ngắn trữ tình có tác giả nổi bật: Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dếch ...
 HĐ3: Hướng dẫn đọc- hiểu:
 Việc 1: Hướng dẫn đọc văn bản.
 Hướng dẫn HS đọc:
 -P1: Từ đầu đến “một bên tối”.
 -P2: tiếp theo đến “hằng ngày của họ”.
 Đọc với giọng thong thả nhịp nhàng, làm nổi bật hình ảnh, màu sắc, ánh sáng, cảnh vật, nét tâm lí.
 -P3: phần còn lại: đọc với giọng khắc khoải để thể hiện tâm trạng đợi tàu của chị em Liên: đọc với giọng hồi tưởng, xúc động thể hiện tâm trạng tiếc nối một thế giới mà nhân vật đã qua những giờ hạnh phúc, đang phải sống trong một phố huyện âm u, tẻ nhạt.
 Việc 2: Hướng dẫn tìm hiểu bức tranh phố huyện (Không gian, thời gian, âm thanh).
 Hỏi: Cảnh phố huyện được miêu tả trong không gian thời gian như thế nào?
 Hỏi: Trong không gian, thời gian đó là âm thanh vùng quê. Đó là những âm thanh nào, giá trị gợi tả của những âm thanh đó?
HĐ1: 
 Ổn định lớp
 Kiểm tra bài cũ.
 HĐ2: Tiếp tục hướng dẫn đọc - hiểu văn bản:
 Việc 1: Tiếp tục phân tích bức tranh phố huyện:
 Hỏi: Khi miêu tả cảnh phố huyện, tác giả đặc biệt có dụng ý sử dụng công phu một yếu tố nghệ thuật (một hình ảnh) được lặp đi lặp lại nhiều lần trong truyện. Đó là hình ảnh nào?
 GV khái quát.
 Hỏi: Thử liệt kê tác giả đã nhắc bao nhiêu lần hình ảnh đó? Và dưới những cách nói nào?
 GV nhận xét, bổ sung, khái quát.
 GV: Phố huyện ngày tàn, “một đêm mùa hạ êm như nhung” và “đầy bóng tối”. Những khoảng tối đầy gợi cảm trở đi trở lại gây ấn tượng bóng tối tràn lan, bóng tối đậm đặc nhấn chìm âm thanh của tiếng trống cầm canh. Bóng tối như một cái gì hãi hùng đang hoạt động, thâm nhập, luồn lách, bám sát vào mọi cảnh vật, con người
 Đặt vấn đề: Phải chăng bức tranh phố huyện không có ánh sáng?
 HS trả lời, GV tiếp tục đặt vấn đề: Tương quan giữa ánh sáng – bóng tối được thể hiện như thế nào?
 +Quầng sáng – tối trên đường qua chợ.
 +Chấm lửa nhỏ - tối trên đường ra sông.
 +Hột sáng – tối các ngõ vào làng.
 GV nhận xét, bổ sung, khái quát.
 Hỏi: Nhận xét thành công của Thạch Lam trong nghệ thuật miêu tả?
 Việc 2: Tìm hiểu những cảnh đời nơi phố huyện:
 Đặt vấn đề: Trong không gian tăm tối đó, con người sống như thế nào?
 GV nhận xét, khái quát: 
 -Những kiếp người tối tăm, lụi tàn.
 - Những cuộc đời lặng lẽ, hiu hắt, đơn điệu, quẩn quanh.
 Hỏi: Bóng tối có liên quan như thế nào đến cuộc đời các nhân vật trong tác phẩm?
 Hỏi: Chứng minh rằng bóng tối bao quanh cuộc đời của con người nơi phố huyện? Ý nghĩa?
 GV nhận xét, bổ sung, khái quát.
 Hỏi: Công việc của những con người nơi phố huyện? Tâm trạng của họ ra sao?
 Hỏi: Nét chung của những con người nơi phố huyện?
 GV nhận xét, khái quát.
 GV bình: Những nét vẽ âm thanh, ánh sáng, con người của bức tranh phố huyện tưởng như rời rạc nhưng lại hòa quyện cộng hưởng trong một hệ thống u buồn, trầm mặc thật thấm thía, xót xa.
 Hỏi: Chi tiết chiếc đèn con của chị Tí nhắc lại mấy lần? Ý nghĩa?
 HĐ1:
 Ổn định lớp
 Kiểm tra bài cũ.
 HĐ2: Phân tích tìm hiểu Chị em Liên và hình ảnh chuyến tàu đêm:
 Việc 1: Phân tích hình ảnh chị em Liên:
 Hỏi: Chị em Liên là những đứa trẻ như thế nào trong phố huyện đó?
 -Là những đứa trẻ nghèo dù là cái nghèo của gia đình tiểu tư sản còn có chút tiền để thuê quán, có chút vốn mua hàng, thì nó vẫn cướp đi niềm vui của những đứa trẻ như chị em Liên. Cuộc sống cơm áo gạo tiền đã “buộc” chị em Liên vào chõng tre từ sáng sớm đến khuya. Sống mòn mỏi trong đợi chờ, đến một bác phở cũng không dám mơ ước.
 -Liên là cô bé giàu tình thương.
 -Cô gái đảm đang.
 -Liên là người duy nhất cảm nhận được cuộc sống tối tăm hiện tại và biết khao khát ánh sáng.
 Việc 2: Phân tích hình cảnh chuyến tàu đêm:
 Hỏi: Hình ảnh chuyến tàu đêm được miêu tả tỉ mỉ như thế nào?
Việc 3: Phân tích tâm trạng chị em Liên khi đợi chuyến tàu đêm:
 Hỏi: Tâm trạng của chị em Liên đợi chuyến tàu? Vì sao lại cố thức đợi tàu?
 Hỏi: Chuyến tàu gợi trong chị em Liên những gì?
 Hỏi: Chuyến tàu lặp lại hàng ngày, vụt qua rất nhanh có ý nghĩa gì?
 HĐ3: Phân tích bức tranh thiên nhiên.
 Hỏi: Cảnh thiên nhiên được miêu tả như thế nào? Cảm nhận của em về những câu văn ấy?
 Hỏi: Sự gắn bó, giao cảm của lòng người với thiên nhiên được thể hiện như thế nào?
 HĐ4: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập:
 Hỏi: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật nổi bật của tác phẩm?
 GV nhận xét, khái quát.
 GV luyện tập củng cố bài học qua các câu hỏi trắc nghiệm.
HĐ2: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm:
 HS: Đọc SGK.
 HS: Trả lời.
 HS: Trả lời.
 HS: Trả lời.
 HĐ3: Đọc – hiểu văn bản: 
 Việc 1: Đọc văn bản.
 HS lắng nghe
 HS đọc, chú ý thể hiện giọng điệu khi đọc.
 Việc 2: Hướng dẫn tìm hiểu bức tranh phố huyện (Không gian, thời gian, âm thanh).
 HS phát hiện, trả lời.
 HS phát hiện, trình bày.
HĐ1:
 Ổn định lớp
 Trả bài cũ.
HĐ2: Tiếp tục đọc - hiểu văn bản:
 Việc 1: Tiếp tục phân tích bức tranh phố huyện:
 HS hoạt động theo nhóm, Đại diện nhóm trình bày.
 HS nhóm khác khác nhận xét, bổ sung.
 HS phát hiện, trả lời.
 - Khoâng döôùi 30 laàn.
 - Ví dụ:
 +Bóng tối đến với những tiếng trống thu không từ trên chòi cao.
 +Bóng tối sắp đến với những đám mây hồng như hòn than sắp tàn.
 +Bóng tối đến với những dãy tre làng đen lại.
 +Bóng tối đến với cảnh muỗi vo ve, tiếng ếch nhái.
 +Bóng tối đến với từng hòn đá nhỏ trên con đường mấp mô.
 +Bóng tối trùm lên đường phố và các ngõ huyện.
..........
 HS phát hiện trả lời.
 Ánh sáng hiếm hoi: “quầng sáng” nơi “cái cửa hàng” của chị Tí; Đèn “từng hột sáng thưa thớt” nơi hàng tạp hóa của chị em Liên; “một chấm lửa nhỏ và vàng lơ lửng” của bếp lửa bác Siêu; Bầu trời sao “xa xôi”; tao tàu sáng trưng “vụt qua”
 HS thảo luận, trả lời theo nhóm.
 HS trả lời.
 Việc 2: Tìm hiểu những cảnh đời nơi phố huyện:
 HS phát hiện, trả lời.
 HS: Thảo luận, trả lời.
 ->Bóng tối bao quanh cuộc đời họ.
 HS: Trả lời.
 HS thảo luận, trình bày.
 HS phát hiện, trả lời.
 HS thảo luận, trình bày theo nhóm.
 Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
" 7 lần " ấn tượng, day dứt, ám ảnh: biểu tượng của những kiếp người sống vật vờ, leo lét.
 HĐ1:
 Ổn định lớp
 Trả bài cũ.
 HĐ2: Phân tích tìm hiểu Chị em Liên và hình ảnh chuyến tàu đêm:
 Việc 1: Phân tích hình ảnh chị em Liên:
 HS phát hiện:
 -Là những đứa trẻ nghèo.
 -Liên là cô bé giàu tình thương.
 -Cô gái đảm đang.
 - Liên là đứa trẻ có đời sống tâm hồn và biết mơ ước.
 Việc 2: Phân tích hình cảnh chuyến tàu đêm:
 HS thảo luận, đại diện nhóm trả lời.
 Việc 3: Phân tích tâm trạng chị em Liên khi đợi chuyến tàu đêm:
 HS: Phát hiện, trả lời.
 HS: Trả lời.
 HĐ3: Phân tích bức tranh thiên nhiên. 
 HS khái quát, trả lời.
 HS trả lời.
 HĐ4: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập:
 HS trao đổi trả lời.
 HS luyện tập củng cố bài học qua các câu hỏi trắc nghiệm.
 I - Giới thiệu chung:
 1- Tác giả:
 a- Cuộc đời:
 - Thạch Lam (1910-1942) tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sinh tại Hà Nội, sau đổi thành Nguyễn Tường Lân, em ruột Nhất Linh.
 - Là thành viên trụ cột của Tự lực văn đoàn.
 - Là người rất đôn hậu và rất tinh tế.
 b- Sự nghiệp:
 - Quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ “Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”.
 - Là nhà truyện ngắn xuất sắc, tài hoa: truyện không có cốt truyện, chỉ là thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ " giàu sắc thái trữ tình và đậm chất thơ.
 - Văn Thạch Lam trong sáng giản dị, thâm trầm, sâu sắc.
 - Tác phẩm chính: Tập truyện ngắn “Nắng trong vườn” (1938), “Gió đầu mùa” ( 1937), “Sợi tóc” ( 1942)...
 2- Tác phẩm “ Hai đứa trẻ”:
 - In trong “ Nắng trong vườn”.
 - Hoà quyện hai yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình " tư tưởng nhân đạo.
 II - Đọc-hiểu văn bản:
 1- Đọc văn bản:
 1- Bức tranh phố huyện:
 -Không gian:
 + Không gian nhỏ bé, tĩnh lặng, êm đềm của một buổi chiều quê đang chuyển về đêm, cái nghèo, sự xơ xác biểu hiện khắp nơi
 *Cửa hàng của chị em Liên nhỏ xíu, vài món hàng bán cả ngày chẳng được bao nhiêu.
 *Ở gia đình chị Tí, bác xẩm, ở chợ, lũ trẻ nhặt nhạnh, tìm kiếm.
 +Không gian chập chờn mờ ảo sau mấy ngọn đèn, quần sáng. 
 -Thời gian: 
 +Hoàng hôn, thời khắc của ngày tàn. 
 +Về đêm, bóng tối bao trùm khắp nơi.
 -Âm thanh:
 +Tiếng trống thu không gọi chiều về, từng tiếng một điểm nhịp cho cuộc sống nặng nề trôi. Âm thanh đó không đủ sức ngân vang mặc dù được đánh lên như muốn khuấy động cả không gian tù đọng này.
 +Bản nhạc dân dã quen thuộc, buồn bã: tiếng rên rỉ của côn trùng, tiếng xao xác của ếch nhái; tiếng đàn bầu run rẩy, rời rạc đến tội nghiệp.
 -Bao trùm lên cảnh vật và con người phố huyện là hình ảnh bóng tối.
 +Bóng tối ngập tràn: con đường ra sông, đường qua chợ, về nhà, ngõ vào làng sẫm đen " bóng tối “ hoạt động” xâm nhập, luồn lách, bủa vây, bao trùm lên cảnh vật, con người.
 + Ánh sáng hiếm hoi và chỉ là thứ ánh sáng le lói, từng hột không đủ sức xé rách màn đêm, trái lại càng làm cho đêm tối trở nên mênh mông hơn.
 Nghệ thuật đối lập khắc hoạ bóng tối đậm đặc hơn, lan rộng " vùng tối của cuộc đời.
 -> Với nghệ thuật miêu tả thật tinh tế, Thạch Lam đã tạo dựng bức tranh phố huyện vừa yên tĩnh, thơ mộng, vừa buồn, tối tăm, hiu hắt.
 2- Những cảnh đời nơi phố huyện:
 a- Những kiếp người tối tăm, lụi tàn:
 -Lũ trẻ nhặt rác bãi chợ trong bóng tối.
 -Gia đình chị Tí: khi trời nhá nhem tối là thấy mẹ con chị xuất hiện. Cu bé xách điếu đóm và khiêng hai cái ghế trên lưng ở trong ngõ đi ra.... Tối đến chị mới dọn cái hàng nước dưới gốc cây bàng. 
 -Về đêm, bác phở Siêu mới xuất hiện như một chấm lửa nhỏ và vàng lơ lửng đi trong đêm tối, mất rồi lại hiện ra. Bóng bác “mênh mông ngả xuống đất một vùng và kéo dài đến tận hàng rào hai bên ngõ”.
 -Bống tối nơi cụ Thi mang đến và mang theo một tiếng cười khanh khách nhỏ dần. Một cụ Thi cuộc đời không rõ ràng nhưng rõ ràng là đang ẩn chứa một nỗi lòng u uất cứ chìm dần trong bóng tối.
 -Vợ chồng con cái bác xẩm thu gọn trên manh chiếu chật hẹp bám sát mặt đất trong bóng tối của đêm khuya.
 -Đêm tối “ngập đầy đôi mắt” của Liên. Liên ngồi im lặng trong bóng tối, quen với bóng tối. 
" Bóng tối che lấp đi ánh sáng của đôi mắt và xóa đi gương mặt họ. Họ sống như những cái bóng vật vờ lay lắt, mong manh" cuộc sống tàn tạ, héo mòn, tăm tối đến tội nghiệp.
 b- Những cuộc đời lặng lẽ, hiu hắt, đơn điệu, quẩn quanh:
 - Chị Tí: ngày qua ngày, ngày nào cũng dọn hàng dù biết rõ “Sớm hay muộn mà có ăn thua gì”.
 -Cụ Thi bước lảo đảo trong hơi rượu.
 -Gia đình bác xẩm chờ khách nghe hát.
 - Bác Siêu gánh phở đi rồi lầm lũi gánh phở về vì phở là một món hàng xa xỉ.
 - Chị em Liên: kinh tế gia đình sa sút, hai chị em trông coi cửa hàng nhỏ xíu, bán cả ngày cũng chả được bao nhiêu.
" Nhân vật không nhiều, ít nói năng và hành động, sống âm thầm, lặng lẽ, không hi vọng, không niềm vui: cuộc sống tù đọng, đơn điệu, tẻ nhạt, nhàm chán, vô nghĩa trong cái “ao đời phẳng lặng” ( Xuân Diệu).
 3- Chị em Liên và hình ảnh chuyến tàu đêm:
 a- Chị em Liên:
 -Là những đứa trẻ nghèo.
 -Liên là cô bé giàu tình thương.
 -Cô gái đảm đang.
 - Là đứa trẻ có đời sống tâm hồn và biết mơ ước.
 +Nhìn các vì sao và vũ trụ bao la, thăm thẳm, bí ẩn " muốn thoát ra khỏi hiện thực tù túng và bế tắc.
 +Chị em Liên thấy mình sống giữa một xã hội nhỏ nhoi chả khác gì chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ " ý thức rõ cuộc sống lặng lẽ, bế tắc, hiu hắt của mình và mọi người.
 b- Hình ảnh chuyến tàu đêm:
 - Dấu hiệu đầu tiên: đèn ghi.
 - Ngọn lửa xanh biếc, tiếng còi xe lửa “kéo dài ra theo ngọn gió”.
 - Tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi.
 - Một làn khói bừng sáng trắng lên, tiếng hành khách ồn ào.
 - Tàu rầm rộ đi tới: các toa đèn sáng trưng, những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kềnh lấp lánh.
 - Cuối cùng: những đốm than đỏ, chiếc đèn xanh ở toa sau cùng xa xa rồi khuất sau rặng tre.
 c- Tâm trạng đợi tàu của chị em Liên:
 - Cố thức để đợi tàu " mong mỏi, khát khao: không phải để bán hàng mà để “nhìn thấy chuyến tàu” nghĩa là nhìn thấy một thế giới khác: thế giới của ánh sáng, giàu sang, sống động.
 - Đợi chuyến tàu là sự mong đợi duy nhất, là niềm vui, khát khao duy nhất của chị em Liên: quan sát kĩ từ dấu hiệu đầu tiên đến cuối cùng.
 - Chuyến tàu đánh thức kí ức đẹp về Hà Nội xa xăm, những kỉ niệm về ngày xưa sung sướng, hạnh phúc.
 - Đoàn tàu như con thoi ánh sáng, lặp lại hàng ngày, hàng giờ, vụt qua rất nhanh, gợi bao ước mơ: con tàu đi qua trong Liên vẫn đọng lại cảm giác xa xôi, mơn man: ước mơ được sống một cảnh đời khác tươi sáng, tốt đẹp hơn, một cuộc sống có ý nghĩa, xứng đáng với cuộc sống của con người.
 Qua tâm trạng Liên + hình ảnh leo lét của ngọn đèn chị Tí kết thúc tác phẩm " lay thức những con người đang sống quẩn quanh vươn tới ánh sáng.
" Chuyến tàu là biểu tượng của sự sống mạnh mẽ, sự giàu sang, rực rỡ ánh sáng đối lập với cuộc sống buồn tẻ, phẳng lặng, đơn điệu nơi phố huyện.
 4- Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước:
 - Bức tranh quê hương gần gũi, thơ mộng:
 + “Chiều, chiều rồi, một chiều êm ả như ru...”
 +“Một đêm mùa hạ êm như nhung...”
 - Sự yêu thương gắn bó với thôn dã:
 + Liên cảm nhận được “mùi riêng của đất”.
 + Tinh tế, nhạy cảm trước mọi biến thái của thiên nhiên, đất trời “lặng ngước nhìn các vì sao tìm sông Ngân Hà và con vịt theo sau ông thần Nông”.
 +Hoà hợp, giao cảm, giao hoà với cỏ cây quê hương: “qua kẽ lá bàng, ngàn vì sao lấp lánh”.
 " Văn Thạch Lam nhẹ nhàng, bình dị, giàu chất thơ. Đó là chất thơ của cuộc sống và chất thơ của tâm hồn.
 III- Tổng kết, luyện tập:
 1- Tổng kết: 
 a- Nội dung:
 Ghi nhớ SGK.
 b- Nghệ thuật:
 - Ngôn ngữ trong sáng, bình dị, tinh tế, giàu chất thơ.
 - Chi tiết nghệ thuật đặc sắc:
 + Không gian nghệ thuật: hai chiều không gian: hiện thực và tâm tưởng.
 +Thời gian nghệ thuật: bóng tối, ánh sáng.
 - Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật: nội tâm của Liên " chất thơ của thiên truyện.
 2- Luyện tập:
 2’	4- Dặn dò:
- Câu hỏi Luyện tập: 	
1. Nêu cảm nhận chung về truyện ngắn “Hai đứa trẻ” (TL).
2. Phân tích hình tượng nhân vật Liên trong tác phẩm “Hai đứa trẻ”.
3. Giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
 	4. Phong cách nghệ thuật của Thạch Lam qua tác phẩm.
	- Dặn dò:
+ Nắm vững giá trị nội dung nghệ thuật của tác phẩm.
+ Đọc thêm những tác phẩm khác của Thạch Lam.
+ Soạn: Ngữ cảnh.
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung:
Caâu hoûi traéc nghieäm cuûng coá baøi hoïc:
1.Coù theå goïi kieåu hieän thöïc trong saùng taùc cuûa Thaïch Lam laø :
Hieän thöïc taâm traïng. 
Hieän thöïc khaùch quan. 
2.Böùc tranh hoaøn hoân ñöôïc ñöôïc mieâu taû trong taùc phaåm naøy laø:
Hoaøng hoân eâm vaéng, thô moäng, ñöôïm buoàn.
Hoaøng hoân kì vó.
Hoaøng hoân laëng leõ neân thô.
Hoaøng hoân ñeïp nhöng luïi taøn.
3.Trong böùc tranh sinh hoaït cuûa phoá huyeän ngheøo veà ñeâm, noåi leân coù hình aûnh ngoïn ñeøn hoa kyø cuûa chò Tí. Haõy cho bieát yù nghiaõ cuûa chi tieát naøy?
Noù goùp phaàn laøm eõo boùng toái meânh moâng daøy ñaëc cuûa phoá ñeâm.
Noù laø hình aûnh cuûa söï soáng thoi thoùp trong caûnh ñôøi môø nhaït, haét hiu.
Noù laø bieåu töôïäng cho nhöõng kieáp ngöôøi nhoû beù chìm nghæm trong goùc khuaát cuûa ñôøi.
Noù bieåu töôïng cho nieàm tin, nieàm hy voïng le loùi. 
Taát caû nhöõng yù treân.
4.Coù theå noùi, hình aûnh cuûa baùc Xaåm muø nguû gaät treân manh chieáu giöõa ñeâm khuya coù yù nghóa boå sung cho hình aûnh baø cuï Thi ñeå noùi roõ:
Thaân phaän ngheøo naøn ñôn ñoäc.
Caûnh ñôøi buoàn baõ haét hiu.
Thaân phaän coâ ñôn, ñaùng thöông.
Kieáp ngöôøi nhoû beù, phuø du, taøn taï nôi phoá huyeän ñang hoøa laãn trong boùng ñeâm, nhö khoâng hieän höõu, chìm daàn trong queân laõng. 
5. Ñeå laøm noåi baät böùc tranh hieän thöïc taêm toái, buoàn chaùn, Thaïch Lam ñaõ söû duïng thuû phaùp ngheä thuaät gì laø chuû yeáu?
Mieâu taû khaùch quan.
Gioïng vaên tröõ tình.
Ngheä thuaät töông phaûn .
6. YÙ nghóa cuûa chuyeán taøu ñeâm ñ/v chò em Lieân vaø cö daân phoá huyeän:
 a. Noù mang ñeán moät thôøi khaéc vui veû nhaát trong ngaøy.
 b. Noù mang ñeán nieàm vui, nieàm mô hoà mong manh.
 c. Noù laø hình aûnh cuûa töông lai, mô öôùc.
7. Taùc phaåm cuûa Thaïch Lam giaøu chaát hieän thöïc, vaäy caûnh ñôøi ñöôïc mieâu taû trong taùc phaåm naøy laø?
Cuoäc soáng cuûa nhöõng ngöôøi daân queâ ngheøo khoå, môø mòt.
Cuoäc soáng cuûa ngöôøi lao ñoäng ñau khoå laàm than.
Ngöôøi lao ñoäng soáng trong caûnh ñôøi ngheøo naøn, taêm toái, buoàn chaùn, voâ nghóa.
Ngöôøi lao oäng soáng aâm thaàm, mong ñôïi mô hoà veà moät söï ñoåi thay.
8.Taïi sao nhaø vaên goïi phoá huyeän naøy laø “queâ” (caùi buoàn cuûa buoåi chieàu queâ thaám thía vaøo taâm hoàn ngaây thô cuûa coâ)?
Chæ laø moät söï nhaàm laãn cuûa taùc giaû. 
Bôûi vì phoá huyeän coù ruoäng ñoàng, eách nhaùi.
Bôûi vì phoá huyeän coù daõy tre laøng.
Bôûi vì phoá huyeän ngheøo, xô xaùc nhö moät mieàn queâ. 
9.Thaønh coâng veà maët ngheä thuaät cuûa TL trong taùc phaåm “HÑT”?
a. Gioïng vaên nhoû nheï, saâu laéng nhieàu dö vò. 
b. Ngoân ngöõ tröõ tình, giaøu chaát thô, saéc ñieäu buoàn man maùc.
c. Thuû phaùp töông phaûn giöõa boùng toái vaø aùnh saùng.
d. Taát caû caùc yù treân.
10.Vieát “HÑT”, Thaïch Lam muoán baøy toû tình caûm gì ñ.v cuoäc soáng vaø con ngöôøi phoá huyeän?
Toá caùo toäi aùc cuûa boïn TD , PK ñaõ chaø ñaïp leân nhöõng con ngöôøi ngheøo khoå nhoû beù.
Ñoàng caûm vôùi mô öôùc, khaùt voïng cuûa hoï.
Loøng thoâng caûm, xoùt thöông cho nhöõng ngöôøi lao ñoäng ngheøo; ñoàng caûm vôùi mô öôùc, khaùt voïng cuûa hoï.
Caû a, b, d.

File đính kèm:

  • docT37-38-39.doc
Giáo án liên quan