Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 33-34

- Chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi. Cùng với báo chí, phong trào dịch thuật tác động quan trọng đến việc hình thành và phát triển nền văn xuôi quốc ngữ.

 - Thành tựu chủ yếu: thơ văn của các chí sĩ cách mạng: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,

 Là giai đoạn giao thời của hai phạm trù văn học: có đổi mới về nội dung tư tưởng nhưng chưa đổi mới về thể loại, ngôn ngữ, thi pháp,

 

doc6 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1531 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 33-34, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 15-10
Tiết: 33-34	
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
I- Mục đích yêu cầu: 
 	1- Kiến thức: Giúp HS:
- Hiểu được một số nét nổi bật về tình hình xã hội và văn hoá Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945. Đó chính là cơ sở, điều kiện hình thành nền văn học Việt Nam hiện đại.
- Nắm vững những đặc điểm cơ bản và thành tụ chủ yếu của văn học thời kì này.
- Nắm được những kiến thức cần thiết, tối thiểu về một số xu hướng, trào lưu văn học.
 	2- Kĩ năng: Vận dụng những kiến thức về xu hướng, trào lưu văn học để phân tích, tìm hiểu những tác giả, tác phẩm cụ thể. 
 	3- Thái độ: Bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách qua văn chương.
	Tiết 1: Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945.
	Tiết 2: Thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945.
II- Chuẩn bị:
 	1- Chuẩn bị của giáo viên: Đồ dùng dạy học, Đọc tư liệu tham khảo, Thiết kế giáo án.
 	2- Chuẩn bị của học sinh: Đọc kỹ bài khái quát, nắm tác phẩm tiêu biểu ở mỗi giai đoạn.
III- Hoạt động dạy học: 
	Tiết 1: 
 1’	1.Ổn định tình hình lớp: 
 5’	2.Kiểm tra bài cũ: 	-Kiểm tra vở soạn của 2-3 HS.
	-Yêu cầu: Bài soạn đầy đủ, chất lượng. 
 	3.Giảng bài mới: 
-Vào bài: Từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 là thời kì quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Không đầy nửa thế kỉ nhưng có những biến đổi sâu sắc, văn học phát triển theo hướng hiện đại hoá với tốc độ nhanh và thành tựu to lớn.
-Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
39’
(18’)
(14’)
(7’)
Tiết 2
7’
15’
14’
8’
 HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945.
 Hỏi: Bối cảnh xã hội Việt Nam thời kì đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8-1945?
 Hỏi: Yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến sự hiện đại hoá văn học?
 Hỏi: Thế nào là hiện đại hoá?
 GV mở rộng: hiện đại hoá văn học diễn ra mọi mặt nhiều phương diện: thể loại, thi pháp, quan niệm, nhà văn, công chúng,…
 Hỏi: Quá trình hiện đại hóa diễn ra như thế nào?
 Hỏi: Nêu những thành tựu của giai đoạn thứ nhất?
 Hỏi: Chỉ rõ tính chất giao thời ở giai đoạn thứ nhất?
 Hỏi: Thành tựu nổi bật ở giai đoạn thứ hai?
 Hỏi: Sự đổi mới toàn diện, sâu sắc ở giai đoạn thứ ba? Tác giả tiêu biểu?
 GV: Thế Lữ được coi là chủ soái trong phong trào thơ mới thì 3,4 năm sau " cổ điển.
 Hỏi: Văn học từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 có sự phân hoá phức tạp như thế nào? Điểm khác nhau giữa hai bộ phận văn học công khai và không công khai?
 Hỏi: Nội dung cơ bản, tác phẩm tiêu biểu của xu hướng lãng mạn?
 Hỏi: Nội dung cơ bản của xu hướng hiện thực? 
 GV: Phản ánh chân thực hiện thực qua hình tượng điển hình. Phê phán xã hội trên tinh thần dân chủ và nhân đạo.
 Hỏi: Bộ phận văn học không công khai do ai sáng tác? Nội dung cơ bản của bộ phận văn học này? Tác giả tiêu biểu?
 Hỏi: Tốc độ phát triển của văn học thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8-1945?
 Hỏi: Vì sao văn học giai đoạn này phát triển nhanh chóng như vậy? Nguyên nhân nào là chủ yếu?
 Ổn định lớp
 Kiểm tra bài cũ.
 HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu thành tựu văn học.
 Hỏi: Nội dung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước trong văn học? Biểu hiện trong văn học?
 Hỏi: Biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8-1945?
 GV nhận xét, khái quát.
 Hỏi: Sự cách tân và hiện đại hoá thể loại tiểu thuyết diễn ra như thế nào? Tác giả, tác phẩm tiêu biểu?
 GV nhận xét, khái quát.
 Hỏi: Thành tựu nổi bật của truyện ngắn?
 Hỏi: Kể tên các tác giả tiêu biểu, các bài thơ hay, đặc sắc?
 GV:
 Nguyễn Tuân-cây bút tài hoa, độc đáo " tuỳ bút
 Lí luận, phê bình: Hoài Thanh
 HĐ3: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập.
 GV tổng kết bài học, yêu cầu 1-2 HS đọc ghi nhớ SGK.
 GV hướng dẫn bài luyện tập SGK, trang 91.
 HĐ1: Tìm hiểu đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945.
 HS trả lời.
 HS trả lời.
 HS: Trả lời.
 HS trả lời.
 HS: Trả lời.
 HS: Trả lời.
 HS: Trả lời.
 HS: Thảo luận, trả lời.
 HS: Trả lời.
 HS: trả lời.
 HS: trả lời.
 HS: Trả lời.
HS: Trả lời.
 Ổn định lớp
 Trả bài cũ.
 HĐ2: Tìm hiểu thành tựu văn học.
 HS: Trả lời.
 HS: Phát hiện, trả lời
 HS: Trả lời.
 HS khác nhận xét, bổ sung.
 HS: Thảo luận nhóm, đại diện trình bày.
 HS trả lời.
 HĐ3: Tổng kết, luyện tập.
 HS đọc ghi nhớ SGK (trang 91).
 HS luyện tập.
 I- Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945:
 1- Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá:
 a- Nguyên nhân:
 - Thực dân Pháp xâm lược, xã hội Việt Nam biến đổi theo hướng hiện đại: kinh tế phát triển, cơ cấu xã hội thay đổi; giai cấp tầng lớp xã hội mới: tư sản, tiểu tư sản, viên chức, học sinh xuất hiện ngày càng đông đảo. Một lớp công chúng có đời sống tinh thần và thị hiếu mới hình thành -> đòi hỏi một thứ văn chương mới.
 - Văn hoá Việt Nam mở rộng tiếp xúc với văn hoá phương Tây, hình thành hệ thống Thi pháp mới.
 - Chữ quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm, được phổ biến rộng rãi.
 - Báo chí, nghề in, nghề xuất bản phát triển mạnh, lớp trí thức tây học thay thế trí thức nho học.
 - Đảng lãnh đạo văn học phát triển đúng hướng: tiến bộ và cách mạng.
 * Khái niệm hiện đại hoá: là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp trung đại và đổi mới theo hình thức của văn học phương Tây, có thể hoà nhập với nền văn học hiện đại thế giới.
 b- Quá trình hiện đại hoá: 3 giai đoạn.
 b1) Giai đoạn thứ 1: Từ đầu thế kỉ XX đến khoảng năm 1920:
 - Chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi. Cùng với báo chí, phong trào dịch thuật tác động quan trọng đến việc hình thành và phát triển nền văn xuôi quốc ngữ.
 - Thành tựu chủ yếu: thơ văn của các chí sĩ cách mạng: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,…
" Là giai đoạn giao thời của hai phạm trù văn học: có đổi mới về nội dung tư tưởng nhưng chưa đổi mới về thể loại, ngôn ngữ, thi pháp,…
 b2) Giai đoạn thứ hai: khoảng năm 1920-1930:
 - Đạt thành tựu đáng kể: nhiều tác giả tài năng, nhiều tác phẩm có giá trị. Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, truyện ngắn của Phạm Duy Tốn, kịch của Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc…, ở nước ngoài có truyện kí của Nguyễn Ái Quốc có bút pháp hiện đại, điêu luyện.
 - Văn học có tính hiện đại nhưng vẫn còn dấu ấn cũ ở mọi thể loại từ nội dung đến hình thức.
 b3) Giai đoạn thứ ba: Khoảng năm 1930-1945:
 - Nền văn học thực sự đổi mới sâu sắc và toàn diện với sự cách tân sâu sắc trên mọi thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ.
 + Tiểu thuyết, truyện ngắn đổi mới: cách xây dựng nhân vật, nghệ thuật kể chuyện, ngôn ngữ nghệ thuật: Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Tuân,…
 + Thơ ca đổi mới sâu sắc với phong trào “Thơ mới” " “ Cuộc cách mạng trong thi ca” (Hoài Thanh): Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử,…
 2- Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng nhau phát triển:
 a- Bộ phận văn học công khai:
 - Hoàn cảnh sáng tác: sáng tác và lưu hành công khai, hợp pháp.
 - Đội ngũ nhà văn: những trí thức Tây học.
 - Tính chất: có tinh thần dân tộc lành mạnh, cầu tiến bộ mặc dù không chống đối trực tiếp thực dân Pháp. Phân hoá thành nhiều xu hướng.
 + Xu hướng lãng mạn:
 * Là tiếng nói cá nhân tràn đầy cảm xúc, khẳng định “cái tôi” cá nhân, khát vọng, ước mơ.
 * Đề tài về tình yêu, thiên nhiên, quá khứ.
 *Tiêu biểu: Tản Đà, Thơ mới, tiểu thuyết tự lực văn đoàn, truyện ngắn trữ tình Thạch Lam.....,
 + Xu hướng hiện thực:
 * Phơi bày thực trạng bất công của xã hội, lên tiếng đấu tranh chống áp bức giai cấp.
 * Cảm thông sâu sắc trước tình cảnh khốn khổ của nhân dân lao động.
 * Tiêu biểu: Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao.
 - Văn học lãng mạn và văn học hiện thực tồn tại song song, ảnh hưởng, tác động qua lại, không có ranh giới rạch ròi, không đối lập nhau về giá trị, đều có thành tựu xuất sắc.
 b-Bộ phận văn học không công khai:
 - Đội ngũ nhà văn: những chiến sĩ cách mạng và quần chúng cách mạng.
 - Hoàn cảnh sáng tác: tồn tại bất hợp pháp, lưu hành bí mật.
 - Tính chất:
 + Là vũ khí sắc bén đấu tranh chống kẻ thù, lên án chủ nghĩa thực dân, phong kiến.
 + Yêu nước, yêu độc lập tự do.
 + Hình tượng cao đẹp: người chiến sĩ: căm thù giặc, yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, hiên ngang, bất khuất, lạc quan, chiến thắng.
 -Tiêu biểu: Phan Bội Châu, Tố Hữu, Hồ Chí Minh.
 3- Văn học phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng:
 - Văn học vận động, phát triển với tốc độ đặc biệt khẩn trương, mau lẹ, cả số lượng và chất lượng, thể loại, tác giả, tác phẩm. 
 “Ở nước ta, một năm có thể kể như 30 năm của người” ( Vũ Ngọc Phan).
 - Nguyên nhân:
 + Do tiếp xúc với văn học phương tây.
 + Chủ yếu do nội lực của văn học dân tộc; sự thức tỉnh của ý thức cá nhân: họ có nhu cầu biểu hiện tình cảm, sáng tác để khẳng định mình.
 + Kĩ thuật in ấn, xuất bản hiện đại, viết văn trở thành nghề kiếm sống.
 II- Thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945:
 1- Thành tựu về nội dung tư tưởng:
 a- Chủ nghĩa yêu nước:
 -Yêu nước là yêu dân (Phan Bội Châu).
 -Yêu nước gắn với lí tưởng xã hội chủ nghĩa và tinh thần quốc tế lao động (Hồ Chí Minh).
 b- Chủ nghĩa nhân đạo:
 - Quan tâm đến nhân dân lao động: cực khổ bị bần cùng hoá, lưu manh hoá.
 - Tố cáo áp bức bóc lột.
 - Thể hiện sâu sắc khát vọng mãnh liệt của cá nhân, đề cao vẻ đẹp, phẩm giá, tài năng của con người.
 - Đấu tranh giải phóng con người, đem lại quyền tự do, quyền hạnh phúc, quyền sống cho con người.
 2. Thành tựu về thể loại và ngôn ngữ văn học:
 a- Tiểu thuyết:
 - Trước năm 1930: nhà tiểu thuyết đầu tiên là Hồ Biểu Chánh với hàng chục tác phẩm, ngôn ngữ bình dân, đậm chất Nam Bộ.
 - Đầu năm 1930, nhóm Tự lực văn đoàn (Nhất Linh, Khái Hưng) kết cấu linh hoạt, nội tâm nhân vật dược diễn tả tinh vi. Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, chính xác, tinh tế.
 - Từ năm 1936: các nhà tư tưởng hiện thực " cách tân tư tưởng lên một tầm cao mới: hiện thực có tầm khái quát lớn, phản ánh những xung đột chủ yếu của xã hội, xây dựng thành công tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
 Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, phong phú, linh hoạt.
 b- Truyện ngắn:
 - Phát triển mạnh, phong phú, đặc sắc, nhiều cây bút tài năng, nhiều tác phẩm có thể coi là là kiệt tác: Nam Cao, Thạch Lam.
 c- Thơ ca: Thành tựu to lớn:
 - Trước năm 1930 ngôi sao sáng nhất trên bầu trời thi ca là Tản Đà “người của hai thế kỉ”.
 - Đầu những năm 1930: phong trào “Thơ mới”: đội ngũ đông đảo, đa dạng về phong nghệ thuật.
 - Thơ ca trong tù: Tố Hữu, Hồ Chí Minh.
 d- Thể loại mới: phóng sự, kịch nói, bút kí, tuỳ bút, lí luận, phê bình,…
 III- Tổng kết, luyện tập:
Tổng kết:
 Ghi nhớ (SGK, trang 91).
2-Luyện tập:
 Hiện đại hóa văn học là một quá trình. Ở hai giai đoạn đầu (1900 – 1920, 1920- 1930), đặc biệt là giai đoạn thứ nhất, văn học còn bị nhiều ràng buộc, níu kéo của cái cũ, tạo nên tính chất giao thời của văn học. Đến giai đoạn thứ ba, công cuộc hiện đại hóa mới thực sự toàn diện và sâu sắc, hoàn tất quá trình hiện đại hóa văn học.
 2’	4- Dặn dò: 
- Nắm vững nội dung bài học.
- Tìm đọc những tác phẩm trong giai đoạn thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm1945.
- Đọc-soạn: Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*Caâu hoûi traéc nghieäm cuûng coá baøi hoïc:
1. Vaên hoïc thôøi kyø naøy phaùt trieån trong hoaøn caûnh nhö theá naøo?
Ñaát nöôùc thaùi bình, neàn vaên hoïc coù ñieàu kieän phaùt trieån.
Ñaát nöôùc chìm trong ñau thöông bôûi cuoäc chieán tranh theá giôùi laàn thöù II
Ñaát nöôùc ñau thöông bôûi aùch ñoâ hoä cuûa thöïc daân Phaùp vaø xaõ hoäi Vieät Nam coù söï bieán ñoåi saâu saéc trong cô caáu kinh teá vaø giai taàng xaõ hoäi.
Cheá ñoä phong kieán laïc haäu. 
2. Nền vaên hoïc hieän ñaïi hoùa. Nhòp ñieäu phaùt trieån mau leï. Söï phaân hoùa phöùc taïp thaønh nhieàu xu höôùng trong quaù trình phaùt trieån ?
Laø thaønh töïu to lôùn cuûa vaên hoïc Vieät Nam thôøi kyø ñaàu theá kyû XX ñeán naêm 1945.
Laø noäi dung cuûa vaên hoïc Vieät Nam thôøi kyø ñaàu theá kyû XX ñeán naêm 1945.
Laø ñaëc ñieåm cuûa vaên hoïc Vieät Nam thôøi kyø ñaàu theá kyû XX ñeán naêm 1945. 
3. Laáy vieäc khaúng ñònh caùi toâi caù nhaân laøm nguoàn caûm höùng, caùi toâi thoaùt li thöïc taïi, ñaém mình vaøo moäng töôûng, vaøo theá giôùi noäi taâm traøn ñaày tình caûm, caûm xuùc, caùi toâi khaùt khao töï do, caùi toâi buoàn ñau, loøng saàu xöù vaø tình yeâu say ñaém…
laø quan ñieåm saùng taùc cuûa vaên chöông laõng maïn.
laø khuynh höôùng thaåm mó cuûa vaên hoïc caùch maïng
laø khuynh höôùng thaåm mó cuûa vaên hoïc hieän thöïc
laø khuynh höôùng thaåm mó cuûa vaên chöông laõng maïn. 
4. Taùc phaåm tieáp caän hieän thöïc, ñi vaøo theá giôùi quen thuoäc cuûa ñôøi soáng haøng ngaøy phoå bieán ñeå tìm hieåu, khaùm phaù baûn chaát, quy luaät cuûa ñôøi soáng khaùch quan thoâng qua nhöõng hình töôïng ñieån hình. Caùi toâi cuûa nhaø vaên ñöôïc aån giaáu ñeå giöõ thaùi ñoä khaùch quan, laïnh luøng…
Laø khuynh höôùng thaåm mó cuûa cuûa vaên hoïc hieän thöïc.
Laø khuynh höôùng thaåm mó cuûa vaên hoïc caùch maïng.
Laø quan ñieåm saùng taùc cuûa vaên hoïc laõng maïn.
Laø quan ñieåm saùng taùc cuûa vaên hoïc hieän thöïc. 
5. Tìm caùi Ñeïp, caùi Cao caû, caùi Bi huøng trong ñôøi soáng ñaáu tranh choáng thöïc daân phong kieán cuûa nhaân daân, khoâng neù traùnh hieän thöïc maát maùt ñau thöông nhöng traøn ñaày nieàm tin vaøo töông lai töôi saùng…
Laø khuynh höôùng thaåm mó cuûa vaên hoïc hieän thöïc.
Laø quan ñieåm saùng taùc cuûa vaên chöông laõng maïn
Laø khuynh höôùng thaåm mó cuûa vaên chöông laõng maïn
Laø khuynh höôùng thaåm mó cuûa vaên hoïc caùch maïng .
6.Noäi dung cô baûn nhaát cuûa vaên hoïc Vieät Nam thôøi kyø ñaàu theá kyû XXà1945 laø gì?
a. Loøng yeâu nöôùc vaø tinh thaàn nhaân ñaïo 
Tinh thaàn nhaân ñaïo vaø tình yeâu thieân nhieân.
Loøng yeâu nöôùc vaø tình yeâu cuoäc soáng.
Tình yeâu cuoäc soáng vaø tình yeâu thieân nhieân.
7. Thaønh töïu hieän ñaïi hoùa cuûa vaên hoïc laø thoaùt li khoûi heä thoáng thi phaùp vaên hoïc trung ñaïi. Vaäy vaên hoïc ñaõ hieän ñaïi hoùa ôû nhöõng maët naøo?
Ngoân ngöõ chaát lieäu töï nhieân, gaàn guõi vôùi ñôøi soáng haøng ngaøy.
Theå loaïi canh taân vaø phaùt trieån ñoàng ñeàu, theâm theå loaïi môùi
Keát caáu taùc phaåm töï nhieân linh hoaït.
Loaïi nhaân vaät ña daïng hôn.
Tính caùch nhaân vaät ñöôïc khai thaùc ôû chieàu saâu noäi taâm, taâm lí.
Hình töôïng ngheä thuaät luoân vaän ñoäng, bieán ñoåi.
Caùch taân trong vieäc caûm thuï theá giôùi.
Caùi Toâi caù theå trong saùng taïo ñöôïc ñeà cao. 
Taát caû taùm yù treân.

File đính kèm:

  • docT33-34.doc