Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 3: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

Cách sử dụng ngôn ngữ mang dấu ấn riêng của mỗi người gọi là lời nói cá nhân.

 Hỏi: Vậy, em hiểu thế nào là lời nói cá nhân? Nó được tạo ra bởi những yếu tố nào?

 -Nhận xét,chốt vấn đề.

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1728 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 3: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:20/8/2008 
Tiết 3: 	Tiếng Việt:
	TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
I- Mục đích yêu cầu: 
1-Kiến thức: Giúp học sinh:
 	-Thấy được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân.
	-Hình thành năng lực lĩnh hội những nét riêng trong lời nói cá nhân, năng lực sáng tạo của cá nhân trên cơ sở vận dụng từ ngữ và quy tắc chung.
2- Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng nói, viết.
3- Tư tưởng: Có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xh, gìn giữ và phát huy bản sắc ngôn ngữ dân tộc. 
II- Chuẩn bị:
	1- GV: -SGK, SGV; thiết kế GA
	-Bảng phụ 
2- HS: Đọc và chuẩn bị bài học
III- Hoạt động dạy học: 
1'	1- Ổn định tình hình lớp:
	2- Kiểm tra bài cũ: Không
	3-Bài mới:
-Vào bài: Ngôn ngữ tiếng Việt vô cùng phong phú. Tuy vậy, làm thế nào để sử dụng ngôn ngữ vừa có sự sáng tạo lại vừa có thể tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội đó là điều mà chúng ta phải quan tâm. Ta có thể hiểu hơn về vấn đề này qua bài học: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân:
-Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
15’
15’
12’
 HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu: ngôn ngữ – tài sản chung của xã hội.
 Hỏi: Em hãy cho biết: Ở VN ta, loại ngôn ngữ nào được cộng đồng các dân tộc trên khắp mọi miền đất nước sử dụng thống nhất để giao tiếp?
 Hỏi: Có phải chỉ có người Việt Nam chọn một loại ngôn ngữ thống nhất trong giao tiếp không?
 KL: TV được xem là ngôn ngữ chung của người Việt.
 Hỏi: Từ ví dụ, em hãy cho biết: tại sao nói ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội? 
 Hỏi: Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng được biểu hiện cụ thể (qua những yếu tố, nguyên tắc) nào?
 -Nhận xét,chốt vấn đề.
 HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu Lời nói cá nhân:
 Hỏi: Khi nói hoặc viết, mỗi cá nhân sử dụng ngôn ngữ có hoàn toàn giống nhau không? Cách sử dụng đó sẽ tùy thuộc vào điều gì?
 Cách sử dụng ngôn ngữ mang dấu ấn riêng của mỗi người gọi là lời nói cá nhân. 
 Hỏi: Vậy, em hiểu thế nào là lời nói cá nhân? Nó được tạo ra bởi những yếu tố nào?
 -Nhận xét,chốt vấn đề.
 Hỏi: Hãy cho biết: cái riêng trong lời nói cá nhân được biểu lộ ở những phương diện nào?
 -Nhận xét,chốt vấn đề. 
 Cho ví dụ minh họa.
 Hỏi: Biểu hiện cụ thể nhất của lời nói cá nhân là ở đối tượng nào? Cho ví dụ minh họa.
 HĐ3: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập:
 GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học; gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ SGK.
 GV hướng dẫn luyện tập.
 -Hướng dẫn HS làm bài tập SGK:
 -. Nhóm 1,2 Bt1:
 Hãy cho biết từ “thôi” in đậm được dùng với nghĩa nào?
 - Nhóm 3,4: Bt2:
 Nhận xét về cách sắp đặt từ ngữ trong 2 câu thơ của HXH trong bài thơ “Tự tình II”. Cho biết cách sắp đặt ấy tạo được hiệu quả giao tiếp như thế nào?
 -Cho đại diện các nhóm trình bày bài tập 1 .
 -Nhận xét, chốt vấn đề.
HĐ1: Tìm hiểu: ngôn ngữ – tài sản chung của xã hội.
 HS trả lời.
 HS bổ sung ý kiến cho nhau:
 Bất kỳ quốc gia nào cũng đều có một ngôn ngữ được mọi người sử dụng thống nhất để giao tiếp đó chính là ngôn ngữ chung cho quốc gia đó.
 HS trả lời.
 HS trả lời, bổ sung.
HĐ2: Tìm hiểu Lời nói cá nhân:
 -Huy động kiến thức, liên tưởng, suy luận; trả lời câu hỏi:
 Cách sử dụng ngôn ngữ của mỗi người trong giao tiếp không hoàn toàn giống. Nó tùy thuộc vào nhiều yếu tố (năng lực, sở thích…).
 HS trả lời
 -Huy động kiến thức, thảo luận nhóm; trả lời câu hỏi của thầy.
 -Chú ý nhận xét và ví dụ của thầy.
 HS trả lời.
 HS trả lời, dùng ví dụ minh họa
 HĐ3: Tổng kết, luyện tập:
 HS trả lời.
 HS đọc ghi nhớ.
 -Chú ý hướng dẫn của thầy.
 -Thảo luận nhóm theo hướng dẫn của thầy.
 -Trình bày nội dung thảo luận của nhóm.
 Nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhau.
 -Chú ý nhận xét của thầy.
 I- Ngôn ngữ – Tài sản chung của xã hội:: 
 1- Ngôn ngữ là tài sản chung, là phương tiện giao tiếp của một dân tộc, một cộng đồng xã hội.
 2- Tính chung biểu hiện qua phương diện sau:
 -Các âm và các thanh.
 -Các tiếng (tức âm tiết) tạo bởi các âm và thanh theo quy tắc.
 -Các từ.
 -Các ngữ cố định : thành ngữ, quán ngữ.
 -Phương thức chuyển nghĩa từ: chuyển từ nghĩa gốc sang nghĩa khác (nghĩa phái sinh).
 -Quy tắc chung về ngữ âm, từ vựng,, ngữ pháp, PCNN,…
 II- Lời nói cá nhân:
 1- Khi nói hoặc viết, mỗi cá nhân sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói đáp ứng yêu cầu hoạt động giao tiếp.
 2- Lời nói cá nhân là sản phẩm của mỗi người khi sử dụng ngôn ngữ chung làm công cụ giao tiếp trong tình huống cụ thể.
 LNCN vừa có yếu tố quy tắc chung của ngôn ngữ vừa mang sắc thái riêng của cá nhân.
 3 -Cái riêng trong lời nói cá nhân thường được biểu lộ ở các phương diện sau:
 - Giọng nói cá nhân.
 - Vốn từ ngữ cá nhân.
 - Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung.
 - Việc tạo ra các từ mới.
 - Vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung.
 Biểu hiện cụ thể nhất lời nói cá nhân là phong cách ngôn ngữ của nhà văn.
 III- Tổng kết, luyện tập:
 1- Tổng kết: Ghi nhớ (SGK)
 2- Luyện tập:
 1- Bài tập 1:
 -Từ “thôi” quen thuộc với mọi cá nhân trong cộng đồng người Việt. Nghĩa: chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó.
 -Từ “thôi” (thứ hai) được dùng với nghĩa mới: chấm dứt, kết thúc cuộc đời, cuộc sống -> sáng tạo.
 ->Nói về sự mất mát, đau đớn của tg khi nghe tin bạn mất, đồng thời đó cũng chính là cách nói giảm để nhẹ đi nỗi mất mát quá lớn không gì bù đắp nỗi.
àCách nói kín đáo, mang dấu ấn PCCN của NK.
 2- Bài tập 2:
 -Hai câu thơ được sắp xếp không theo trật tự ngữ pháp thống thường:
 +Các cụm danh từ (rêu từng đám, đá mấy hòn) đều xếp danh từ trung tâm (rêu, đá) ở trước tổ hợp hịnh từ + danh từ chỉ loại (từng đám, mấy hòn).
 +Các câu xếp bộ phận vị ngữ (động từ + thành phần phụ: xiên ngang – mặt đất,...) đi trước bộ phận chủ ngữ (rêu từng đám).
 àCác sắp xếp tạo âm hưởng câu thơ và tô đậm hình tượng: Thiên nhiên cũng như mang niềm phẫn uất của con người: rêu vốn là svật mềm yếu, hèn mọn nhưng cũng không khuất phục, đá nhọn hơn để đâm toạc chân mây. Biện pháp đảo ngữ được dùng để làm nổi bật vẻ cựa quậy căng đầy sức sống và sự mạnh mẽ của thiên nhiên cũng là sự phẫn uất của tâm trạng. Các động từ kết hợp các bổ ngữ thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh của thi sĩ – Một cá tính mạnh mẽ mang cá tính sáng tạo của XH.
2’	4- Dặn dò: 
- Xem lại bài giảng, bài tập.
- Xem lại kiến thức, Chuẩn bị viết bài kiểm tra số 4 Nghị luận xã hội.
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: 
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docT3.doc