Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 29-30

 +Chinh phụ ngâm: lên án chiến tranh, khát vọng hạnh phúc trong tình yêu lứa đôi.

 +Thơ Hồ Xuân Hương: cá tính mạnh mẽ, khao khát tình yêu, hạnh phúc, khao khát sống.

 +Bài ca ngất ngưởng: ngất ngưởng là phong cách sống: sống khác người, khác đời theo sở thích cá nhân tự do, phóng khoáng.

 +Câu cá mùa thu: tâm sự buồn, cô đơn , đầy uẩn khúc.

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1731 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 29-30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 12-10-08
Tiết: 29-30	ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM	 	
I- Mục đích, yêu cầu: 
 	1- Kiến thức: giúp HS: 
- Hệ thống được những kiến thức cơ bản về văn học trung đại Việt Nam đã học trong chương trình ngữ văn lớp 11.
- Tự đánh giá kiến thức của bản thân về văn học trung đại và phương pháp ôn tập, từ đó rút ra kinh nghiệm để học tập tốt hơn phần văn học tiếp theo. 
 	2- Kĩ năng: Rèn luyện năng lực đọc- hiểu văn bản văn học, phân tích văn học theo từng cấp độ: sự kiện, tác giả, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học; kỹ năng tổng hợp khái quát.
 	3-Thái độ: Bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách qua văn chương.
	Tiết 1: Ôn tập về nội dung.
	Tiết 2: Ôn tập về phương pháp.
II- Chuẩn bị: 
 	1- Chuẩn bị của giáo viên: Đồ dùng dạy học, Thiết kế giáo án.
 	2- Chuẩn bị của học sinh: Đọc kỹ SGK, trả lời câu hỏi hướng dẫn. Ôn luyện kiến thức cơ bản của các tác phẩm văn học ở chương trình 11.
III- Hoạt động dạy học: 
	Tiết 1:
 1’	1- Ổn định tình hình lớp: 
 	2- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình ôn tập. 
 	3- Giảng bài mới: 
 	-Vào bài: Văn học trung đại Việt Nam là bộ phận quan trọng trong nền văn học nước nhà. Đó là giai đoạn văn học có nhiều thành tựu xuất sắc, nhiều tác giả, tác phẩm có sức sống lâu bền, nhiều giá trị vững bền, ổn định vượt thời đại.
-Tiến trình bài dạy: 
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
14’
14’
8’
8’
Tiết 2
7’
30’
6’
 HĐ1: Hướng dẫn HS ôn luyện về nội dung văn học trung đại Việt Nam.
 Hỏi: Nội dung cơ bản của văn học trung đại?
 Biểu hiện của lòng yêu nước?
 Phân tích những biểu hiện của lòng yêu nước qua các tác phẩm và đoạn trích?
 Hỏi: Chỉ rõ nét mới so với giai đoạn trước của nội dung yêu nước?
 Hỏi: Âm hưởng bi tráng trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu?
 Hỏi: Nội dung cơ bản của cảm hứng nhân đạo trong văn học trung đại?
 Hỏi: Trong giai đoạn này cảm hứng nhân đạo có những biểu hiện gì mới so với trước?
 Hỏi: Theo em, vấn đề cơ bản nhất của nội dung nhân đạo trong văn học giai đoạn XVIII-XIX là gì? Biểu hiện của nội dung ấy qua từng tác phẩm cụ thể?
 Hỏi: Cảm hứng nhân đạo được thể hiện trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”?
 Hỏi: Những chi tiết nào thể hiện “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là tiếng khóc bi tráng?
 Hỏi: Phân tích giá trị phản ánh và phê phán hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)?
 Hỏi: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong thơ văn NĐC? 
 Hỏi: Tại sao nói, với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, lần đầu tiên trong văn học dân tộc có một tượng đài bi tráng và bất tử về người nông dân nghĩa sĩ?
 Ổn định lớp
 Kiểm tra bài cũ
 HĐ2: Hướng dẫn ôn tập về phương pháp:
 Hỏi: Nêu những đặc điểm về tư duy nghệ thuật?
 Thế nào là tính quy phạm và sự phá vỡ tính qui phạm được thể hiện trong bài “Thu điếu”?
 Hỏi: Quan niệm thẩm mĩ của văn học trung đại?
 Hỏi: Đặc trưng về bút pháp nghệ thuật của văn học trung đại?
 Hỏi: Đặc trưng cơ bản của thể loại văn học trung đại?
 GV yêu cầu các nội dung câu hỏi phần d), câu 2, HS về nhà tự ôn tập.
 HĐ3: Hướng dẫn luyện tập:
 GV nêu vấn đề, hướng dẫn HS về nhà nghiên cứu tổng hợp kiến thức đã học trả lời câu hỏi.
HĐ1: Ôn luyện về nội dung văn học trung đại Việt Nam.
 HS trao đổi nhóm, trả lời.
 HS trả lời.
 HS: 
 -Bi: đau đớn, xót thương, hi sinh.
 -Tráng: 
 +Chiến đấu anh dũng
 +Tự hào, cổ vũ động viên.
 HS: trả lời.
 HS: Thảo luận, trả lời.
 HS: Phát hiện trả lời.
 HS: Trả lời.
HS: Thảo luận.
 HS phân tích khái quát vấn đề theo yêu cầu.
 HS vận dụng tổng hợp những kiến thức đã học về NĐC và bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để trả lời.
 Ổn định lớp
 Trả bài
 HĐ2: Ôn tập về phương pháp:
 HS: Suy nghĩ, trả lời.
 HS trả lời.
 HS trả lời
 HS trả lời
 Các nội dung câu hỏi phần d), câu 2, HS về nhà tự ôn tập.
HĐ3: Luyện tập:
 -HS lắng nghe.
 -HS về nhà nghiên cứu tổng hợp kiến thức đã học trả lời câu hỏi.
 I- Những điểm cơ bản về nội dung của văn học trung đại:
 Câu 1- Nội dung yêu nước:
 - Trung quân ái quốc: ý thức độc lập tự chủ, căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng, tự hào về chiến thắng…
 Cụ thể: 
 + “Chạy giặc”: Nỗi đau mất nước, tình cảm đối nhân dân, với đất nước.
 +“Bài ca phong cảnh Hương Sơn”, “Câu cá mùa thu” " tình yêu thiên nhiên, tình yêu đất nước.
 +“Vịnh Khoa thi Hương”: căm thù giặc, đau xót trước cảnh nước mất.
 - Nét mới của nội dung yêu nước:
 +Ý thức về vai trò của hiền tài đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước: “Chiếu cầu hiền”.
 +Tư tưởng canh tân đất nước: “Xin lập khoa luật”.
 +Âm hưởng bi tráng qua sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.
 Câu 2- Cảm hứng nhân đạo:
 -Biểu hiện:
 +Thương cảm trước bi kịch của con người.
 +Khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm.
 +Lên án lực lượng chà đạp lên quyền sống của con người.
 - Nội dung mới ở giai đoạn này:
 +Hướng vào quyền sống của con người (thơ Hồ Xuân Hương) .
 +Ý thức về cá nhân đậm nét hơn: quyền sống cá nhân, hạnh phúc cá nhân, tài năng cá nhân ( thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ,...)
 -Vấn đề cơ bản nhất của nội dung nhân đạo trong văn học thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX là khẳng định con người cá nhân. Cụ thể:
 +Truyện Kiều ( Nguyễn Du): Khát vọng tình yêu - biểu hiện cao nhất của đề cao con người cá nhân.
 * Chống lại định mệnh: Ý thức của Kiều.
 +Chinh phụ ngâm: lên án chiến tranh, khát vọng hạnh phúc trong tình yêu lứa đôi.
 +Thơ Hồ Xuân Hương: cá tính mạnh mẽ, khao khát tình yêu, hạnh phúc, khao khát sống.
 +Bài ca ngất ngưởng: ngất ngưởng là phong cách sống: sống khác người, khác đời theo sở thích cá nhân tự do, phóng khoáng.
 +Câu cá mùa thu: tâm sự buồn, cô đơn , đầy uẩn khúc.
 -Cảm hứng nhân đạo thể hiện trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”.
 +Phát hiện và ngợi ca vẻ đẹp của người nông dân- nghĩa sĩ
 *Hiền lành, chân chất.
 *Căm thù giặc, chiến đấu dũng cảm.
 * Hy sinh anh dũng.
 + Tiếng khóc bi tráng:
 *Bi (đau thương) nỗi đau của tác giả của những người thân, của thiên nhiên, con người trước sự hi sinh của các nghĩa sĩ.
 *Tráng (hào hùng, tráng lệ): ca ngợi chiến công của họ, tự hào động viên, khích lệ tinh thần chiến đấu.
 3- Câu 3: Vào Trịnh phủ (Lê Hữu Trác):
 -Bức tranh hiện thực: cuộc sống thâm nghiêm, giàu sang, xa hoa, cuộc sống thiếu sinh khí.
 -Ý nghĩa phê phán: cuộc sống nơi phủ chúa xa hoa, thiếu sinh khí.
 4-Câu 4:
 -Những giá trị nội dung, nghệ thuật của thơ văn NĐC:
 +Nội dung: đề cao đạo lí nhân nghĩa, nội dung yêu nước.
 +Nghệ thuật: tính chất đạo đức trữ tình; màu sắc Nam Bộ qua ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật.
 -Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:
 +Trước NĐC, văn học dân tộc chưa có một hình tượng hoàn chỉnh về người anh hùng nông dân – nghĩa sĩ.
 +Hình tượng kết hợp hai yếu tố: bi (đau thương): gợi lên từ cuộc sống lam lũ, vất vả, nỗi đau thương, mất mát của người nghĩa sĩ và tiếng khóc đau xót của người còn sống; tráng (hào hùng, tráng lệ): qua lòng căm thù giặc, lòng yêu nước, hành động quả cảm, anh hùng của nghĩa quân, sự ca ngợi công đức của những người đã hi sinh vì quê hương, đất nước.
 +Hình ảnh của người nông dân – nghĩa sĩ mãi sống trong lòng dân tộc.
 II- Phương pháp học văn học trung đại: Cần nắm được:
 1-Tư duy nghệ thuật: 
 -Tính qui phạm: (qui là thước, phạm là khuôn) việc tuân theo những khuôn thước, kiểu mẫu có sẵn đã thành công thức:
 Ước lệ tượng trưng, coi trọng mục đích giáo huấn, dùng thi liệu, văn liệu cổ, thể loại có kết cấu định hình, có tính ổn định cao.
 - Phá vỡ tính qui phạm: sáng tạo.
 -Biểu hiện trong “Thu điếu”.
 +Tính qui phạm: hình ảnh ước lệ: thu thiên, thu thuỷ, thu diệp, ngư ông.
 +Phá vỡ tính qui phạm: đề tài là cuộc sống nông thôn, ao, ngõ nhỏ, bèo,... chân thực, gần gũi, bình dị; được viết bằng chữ Nôm gieo vần (eo), từ dùng: gợn tí, đưa vèo...
 2- Quan niệm thẩm mĩ:
 - Hướng về cái đẹp trong quá khứ, thiên về cái cao cả, tao nhã, ưa sử dụng các điển cố, điển tích.
 Ví dụ: Bài ca ngất ngưởng: Hàn, Phú .....; Bài ca ngắn đi trên bãi cát: Ông tiên ngủ kĩ...
 3- Bút pháp nghệ thuật: Thiên về ước lệ, tượng trưng.
 - Bài ca ngắn đi trên bãi cát: con đường công danh nhọc nhằn bế tắc, vô nghĩa.
 4- Thể loại:
 - Kết cấu định hình, có tính ổn định cao: bia, chiếu, tấu, cáo, hịch,.... , tứ tuyệt, ngũ ngôn, thất ngôn bát cú.
 - Đặc điểm thể loại: thơ thất ngôn kết cấu: 2 câu đề, 2 thực, 2 luận, 2 kết. Đối về ý, hình ảnh, âm thanh...
 III- Luyện tập:
 1-Kiểm tra trắc nghiệm một số vấn đề về tác giả, tác phẩm.
 2- Tự luận: Nội dung yêu nước và nhân đạo qua một số tác phẩm đã học. Phân tích một văn bản cụ thể để chứng minh.
2’	4- Dặn dò: 
 	- Nắm vững nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm đã học ở 11.
 	- Xếp theo nội dung cơ bản: yêu nước và nhân đạo.
	-Trả bài số 2.
 	-Đọc-soạn: Thao tác lập luận so sánh.
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: 
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docT29-30.doc
Giáo án liên quan