Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 19: Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh)

 -“Khách tang hải giật mình trong giấc mộng”: cách diễn tả độc đáo -> diễn tả tâm trạng bàng hoàng thảng thốt của du khách, đi giữa Hương Sơn như đi giữa cõi mộng. Con người say với cảnh, rũ bỏ trần tục đời thường để trở nên thanh cao, thánh thiện  ý nghĩa nhân sinh tích cực của bài thơ.

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3401 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 19: Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 22.9.2008
Tiết 19 	Đọc thêm: 	BÀI CA PHONG CẢNH HƯƠNG SƠN - Chu Mạnh Trinh
 	(Hương Sơn phong cảnh ca)
I- Mục đích, yêu cầu: 
 	1- Kiến thức: giúp HS:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của phong cảnh HS cùng tình cảm của tác giả.
- Nghệ thuật tả cảnh tài tình của tác giả. 
 	2- Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản.
 	3- Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, tình yêu đất nước. 
II- Chuẩn bị: 
1- Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, Đồ dùng dạy học.
 	2- Chuẩn bị của học sinh: Đọc kỹ SGK, trả lời câu hỏi hướng dẫn.
III- Hoạt động dạy học: 
 1’	1- Ổn định tình hình lớp: 
 6’	2- Kiểm tra bài cũ:
-Câu hỏi: Lòng yêu nước trong “ Chạy giặc”?
-Yêu cầu: HS lựa chọn dẫn chứng làm rõ:
+Đau xót trước cảnh đất nược bị xâm lược.
+Tố cáo tội ác của kẻ thù.
+Hi vọng, kêu gọi những bậc anh hùng đứng lên cứu nước.
 	3- Giảng bài mới: 
-Vào bài: Hát nói là thể loại được các nhà thơ sáng tác rất nhiều. Ta đã biết một “Bài ca ngất ngưởng” giàu nhạc điệu, với “ Bài ca phong cảnh Hương Sơn “ của thi sĩ tài hoa Chu Mạnh Trinh, ta sẽ thấy tiết tấu uyển chuyển, mượt mà như tiếng sáo trúc, tiếng đàn tranh.
-Tiến trình bài dạy: 
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
7’
20’
6’
 HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung:
 Hỏi: Nêu những nét cơ bản nhất về tác giả và bài thơ.
 HĐ2: Hướng dẫn đọc – hiểu:
 Hỏi: Ấn tượng chung nhất của tác giả về cảnh Hương Sơn?
 -Em hiểu như thế nào về câu thơ “Bầu trời cảnh Bụt”.
 -Ấn tượng về Hương Sơn.
 Hỏi: Cảnh HS được giới thiệu từ xa như thế nào? Sự đặc sắc trong việc dùng từ?
 GV gọi HS đọc câu thơ “Thỏ thẻ .... nghe kinh”
 Hỏi: Cảnh vật được miêu tả như thế nào? Nhận xét về nghệ thuật tả hình ảnh, âm thanh?
 Hỏi: Từ “vẳng” gợi âm thanh như thế nào? Âm thanh ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện không khí đặc trưng của Hương Sơn?
 Hỏi: Nhà thơ tả cảm giác của khách vãn cảnh Hương Sơn khi nghe tiếng chuông chùa như “Vẳng bên tai .... trong giấc mộng”. Hãy nhận xét về cách cảm nhận phong cảnh thiên nhiên của người xưa?
 GV nhận xét, khái quát.
 Hỏi: Phân tích nghệ thuật tả cảnh của tác giả? Nêu cảm nhận về cảnh Hương Sơn?
 Hỏi: Ñöùng tröôùc caûnh ñeïp Hương Sơn, nhaø thô ñaõ noùi leân taâm traïng gì? (Lieân heä vôùi hoaøn caûnh maát nöôùc luùc baáy giôø)
 Gôïi yù: Chuù yù caùc caâu:
 -"Chöøng giang sôn coøn ñôïi ai ñaây?"
 -"Caøng troâng phong caûnh caøng yeâu..."
 GV bổ sung:
 "Hoûi giang sôn coøn maáy tang thöông?Hoûi khaùnh ñaù troáng ñoàng thuôû tröôùc?Hoûi ai laø phong nguyeät chuû nhaân?
 (Chôi Chuøa Höông -Döông Laâm)
 Cuï Thieáu Vaân Ñình coù leõ noùi roõ hôn, coøn cuï ngheø Chu coøn noùi uùp môû.
 HĐ3: Hướng dẫn tổng kết.
 Hỏi: Nêu nhận xét khái quát về nội dung, nghệ thuật của bài ca?
 GV nhận xét, bổ sung, khái quát.
 HĐ1: Tìm hiểu chung:
 HS trả lời.
 HĐ2: Đọc hiểu:
 HS suy nghĩ, trả lời.
 HS phát hiện, trả lời
 HS đọc câu thơ.
 HS trả lời
 HS trao đổi nhóm (5’).
 Đại diện nhóm trả lời.
 Nhóm khác bổ sung.
 HS phát hiện phân tích.
 HS suy nghĩ trả lời.
HĐ3: Tổng kết.
 HS trả lời
 I- Tìm hiểu chung:
 1- Tác giả: (1862-1905).
 - Học giỏi, sớm đỗ đạt và đỗ đạt cao.
 - Là người tài hoa, am hiểu nghệ thuật kiến trúc.
 2- Tác phẩm: “Bài ca phong cảnh Hương Sơn”.
 -Hương Sơn (hay chùa Hương) là quần thể thắng cảnh và kiến trúc nổi tiếng ở Hà Tây. Chùa Hương thờ phật bà quan âm.
 - Thể loại: hát nói.
 - Bố cục: 3 phần
 +4 câu đầu: giới thiệu khái quát về cảnh Hương Sơn.
 +10 câu tiếp: tả cảnh Hương Sơn.
 +5 câu cuối: suy niệm của tác giả.
 II- Hướng dẫn đọc thêm:
 1- Giới thiệu về Hương Sơn:
 -“Cảnh Bụt”: nghệ thuật so sánh ngầm gợi không khí linh thiêng, thanh cao, thoát tục.
 Bụt: dân gian hoá, gần gũi bình dị nhưng huyền ảo xa vời.
 - Tâm trạng của tác giả: “Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu”: được đến HS là niềm khát khao, mong đợi từ lâu.
 -Cảnh HS nhìn từ xa:
 + “Kìa”: tiếng reo vui, ngạc nhiên.
 +”Non non, nước nước, mây mây”: một quần thể nhiều tầng cao thấp trập trùng. Sơn thuỷ hữu tình, vừa hùng vĩ vừa nên thơ, vừa thực vừa huyền ảo.
 - “Đệ nhất động hỏi rằng đây có phải?” câu hỏi tu từ nhấn mạnh vẻ đẹp của Hương Sơn: đẹp nhất trời Nam (đánh giá, xếp hạng của người xưa).
" Hương Sơn được giới thiệu ở nhiều góc độ khác nhau: cảnh thực, sự đánh giá của người xưa, sự quan sát của tác giả.
 2- Vẻ đẹp của Hương Sơn:
 a- Không khí thần tiên thoát tục:
 -Muôn loài say sưa trong không khí của đạo của thiền:
 +Cá lững lờ nghe kinh, chim thỏ thẻ cúng trái.
 +Tiếng chày kình “vẳng” âm thanh xa xăm như hư như thực gợi không gian cổ kính, tĩnh lặng.
" Âm thanh, hình ảnh, không gian: mang đậm màu sắc của thế giới Phật với những nét riêng, đặc trưng.
 -“Khách tang hải giật mình trong giấc mộng”: cách diễn tả độc đáo -> diễn tả tâm trạng bàng hoàng thảng thốt của du khách, đi giữa Hương Sơn như đi giữa cõi mộng. Con người say với cảnh, rũ bỏ trần tục đời thường để trở nên thanh cao, thánh thiện " ý nghĩa nhân sinh tích cực của bài thơ.
 b- Hương Sơn – 1 vẻ đẹp phong phú đa dạng:
 - “Này…này”: Nghệ thuật liệt kê như giới thiệu như kể, tả: cảnh nối cảnh, vô tận không kể xiết.
 -Suối, chùa, hang, động: đa dạng, nhiều vẻ của 1 quần thể vừa nhân tạo vừa thiên tạo.
 -Đá ngũ sắc (5 màu: xanh, đỏ, vàng, trắng, đen) trong suốt, long lanh như hoạ, như gấm dệt.
 - Từ láy: “thăm thẳm”, “gập ghềnh” vừa gợi độ sâu vừa gợi độ cao, bồng bềnh, uốn lượn, hư ảo.
" Cảnh được quan sát ở những vị trí khác nhau: một vẻ đẹp muôn hình muôn vẻ cùng cảm xúc đắm say, mãnh liệt của tác giả.
 3- Suy niệm của tác giả:
 -Từ rung cảm về vẻ đẹp của thắng cảnh nổi tiếng của đất nước, tác giả suy ngẫm về vấn đề lớn lao hơn, sâu xa hơn “giang sơn còn đợi ai đây”:
 +”giang sơn: thiên nhiên gấm vóc; tổ quốc, chủ quyền của đất nước ->thiên nhiên, đất nước đang đợi chờ một chủ nhân thực sự của nó.
 +Vì vậy có thể hiểu câu cuối “càng trông phong cảnh càng yêu” giang sơn ->tự hào về cảnh đẹp đất nước đồng thời bộc lộ sâu kín lòng yêu nước.
 -Nổi lên mặt câu chữ là “tạo hóa”, “tràng hạt”, “nam mô”,.... đậm màu sắc tôn giáo để nhận ra vẻ đẹp độc đáo của Hương Sơn. Đến đây, màu sắc ấy phải chăng là thứ ngụy trang che dấu cảm xúc thầm kín trong lòng nhà thơ.
 III- Tổng kết:
 1- Nội dung: Vẻ đẹp của Hương Sơn cùng cảm xúc mãnh liệt của tác giả.
 2- Nghệ thuật: giàu nhạc điệu, giàu hình ảnh.
 2’	4- Dặn dò:
- Học thuộc đoạn tả cảnh Hương Sơn.
- Nắm giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Ôn tập kiểm tra 15 ph.
- Trả bài số 1, ra đề bài số 2 (Về nhà).
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
 	Phaûi noùi ngay raèng aâm nhaïc ñaõ goùp phaàn taïo neân veû ñeïp quyeán ruõ cuûa b.thô naøy. Khi thi só chuû ñoäng vieát theo theå haùt noùi thì nhaïc ñieäu (goàm caû aâm nhaïc laãn ngôn ngöõ) caøng muoán giaønh laáy ñòa vò tieân phong. Lôøi thô chaäp chôøn bay trong nhòp ñieäu, coøn nhaïc ñieäu nhö ñang daäp dôøn trong theá giôùi trong laønh cuûa Hương Sơn.Vaäy laø thô vaø nhaïc ñaõ hoøa duyeân trong thi phaåm naøy. 

File đính kèm:

  • docT19.doc