Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 18: Chạy giác (Nguyễn Đình Chiểu)

 -Hai câu thực tô đậm cảnh chạy loạn khủng khiếp của nhân dân ta trong làm đạn giặc. Cả thế giới con người và thiên nhiên đều tan tác, sợ hãi.

 -Nghệ thuật đảo ngữ càng nhấn mạnh nỗi kinh hoàng, tan tác, loạn lạc.

 NĐC đã chọn 2 hình ảnh tiêu biểu, điển hình của con người và thiên nhiên. Tất cả bị cuốn vào chiến tranh -> hình ảnh có sức khái quát lớn về tội ác của kẻ thù và lòng căm thù cao độ.

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2479 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 18: Chạy giác (Nguyễn Đình Chiểu), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 20-9
Tiết 18	Đọc thêm: CHẠY GIẶC - Nguyễn Đình Chiểu
I- Mục đích, yêu cầu:
 	1- Kiến thức: giúp HS:
- Cảm nhận được hiện thực đau thương của dân tộc: giặc Pháp xâm lược đất nước ta.
-Tâm trạng đau xót của tác giả, niềm hi vọng vào người anh hùng dẹp loạn cứu dân.
 	2- Kĩ năng: Đọc - hiểu văn bản văn học. 
 	3- Thái độ: Bồi dưỡng thái độ, tình cảm đúng .
II- Chuẩn bị: 
1- Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, Đồ dùng dạy học.
 	2- Chuẩn bị của học sinh: Đọc kỹ SGK, trả lời câu hỏi hướng dẫn.
III- Hoạt động dạy học: 
 1’	1- Ổn định tình hình lớp: 
 6’	2- Kiểm tra bài cũ:
-Câu hỏi: Vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm của ông Quán qua “ lẽ ghét thương”?
-Yêu cầu: HS lựa chọn dẫn chứng làm rõ: lẽ ghét, lẽ thương của ông Quán. Cơ sở của lẽ ghét thương: hội tụ ở lòng yêu dân sâu sắc.
 	3- Giảng bài mới: 
 	 -Vào bài: “ Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
 	Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”( Nguyễn Đình Chiểu). Đúng vậy, thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là “văn dĩ tải đạo” . Trong thời bình là đạo lý theo quan niệm của nhân dân, thời chiến là đâm gian chém tà. “Chạy giặc” được xem là tác phẩm đầu tiên của văn học yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.
-Tiến trình bài dạy: 
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
7’
25’
5’
 HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung:
 Hỏi: Hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
 HĐ2: Hướng dẫn đọc –hiểu:
 GV yêu cầu HS đọc bài thơ.
 Hỏi: Hai câu đầu ghi lại hiện thực gì? Chỉ rõ giá trị gợi cảm của các hình ảnh thơ?
 Hỏi: Em hiểu như thế nào về thế cờ? NĐC dùng hình ảnh ấy để thể hiện điều gì?
 Hỏi: Hai câu thực có những đối tượng nào? Phân tích từ “lơ xơ”, “dáo dác” để làm rõ tài dùng từ của Nguyễn Đình Chiểu?
 Hỏi: Em có nhận xét gì khi tác giả dùng hai hình ảnh để đặc tả cảnh chạy giặc?
 Hỏi: Những địa danh được nhắc đến trong 2 câu luận có ý nghĩa gì?
 Hỏi: Thái độ của nhà thơ bộc lộ ở 2 câu kết?
 HĐ3: Hướng dẫn tổng kết.
 Hỏi: Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
 HĐ1: Tìm hiểu chung
HS: Đọc tiểu dẫn.
 HĐ2: Hướng dẫn đọc –hiểu:
 HS đọc bài thơ.
 HS đọc lại 2 câu đề.
 HS: Suy nghĩ, trả lời.
 HS: Trả lời.
Thế nước như thế cờ: trách móc, đau xót.
 HS: thảo luận nhóm, phân tích:
-“Lũ trẻ, bầy chim”: những sinh linh bé nhỏ, vô tội, cần được yêu thương bảo vệ.
 Lơ xơ: chạy thất thần, không định hướng, không ai dẫn dắt.
- “Mất ổ”, không nhà, gợi bao thương tâm.
 Dáo dác: hốt hoảng, ngơ ngác, tan tác, mất phương hướng.
 HS trả lời
 HS suy nghĩ, trả lời.
 HS thảo luận nhóm, trả lời.
 HĐ3: Tổng kết. 
 HS trả lời
I- Tìm hiểu chung:
 1- Chạy giặc là 1 trong những tác phẩm đầu tiên của văn học yêu nước chống Pháp nửa đầu thế kỉ XIX.
 2- Dự đoán bài thơ được viết ngay sau khi thành Gia Định bị Pháp tấn công (17- 2- 1859)
 II- Hướng dẫn đọc thêm:
 1- Hai câu đề:
 -“Tan chợ ..... súng Tây”:
 + “Chợ”: Nơi gặp gỡ, giao lưu; Nơi thể hiện đời sống kinh tế, văn hoá của cộng đồng; Gợi không khí yên bình.
 +“Vừa nghe”: bất ngờ, đột ngột.
 ->Tiếng súng Tây đanh, chát chúa như đập vào thính giác gây bao kinh hoàng; gợi bao cảnh đau thương, tang tóc.
 Tiếng súng xâm lược của thực dân Pháp khép lại thời kỳ hoà bình, mở ra thời kỳ đau thương, nô lệ.
 - “Một bàn cờ thế”: ẩn dụ gợi tả tình thế giằng co của đất nước. Thế nhưng đã thất bại một cách nhanh chóng “phút sa tay”.
 2- Hai câu thực:
 -Hai câu thực tô đậm cảnh chạy loạn khủng khiếp của nhân dân ta trong làm đạn giặc. Cả thế giới con người và thiên nhiên đều tan tác, sợ hãi.
 -Nghệ thuật đảo ngữ càng nhấn mạnh nỗi kinh hoàng, tan tác, loạn lạc.
" NĐC đã chọn 2 hình ảnh tiêu biểu, điển hình của con người và thiên nhiên. Tất cả bị cuốn vào chiến tranh -> hình ảnh có sức khái quát lớn về tội ác của kẻ thù và lòng căm thù cao độ..
 3. Hai câu luận:
 -Bến Nghé, Đồng Nai: 2 địa danh vừa chân thực vừa có sức khái quát lớn.
 -“Tan bọt nước”, “nhuốm màu mây”: Nhà cửa bị đốt phá, của tiền tan nhanh như bọt nước, lửa khói phủ kín bầu trời " sự tàn phá khủng khiếp, trên diện rộng.
 4- Hai câu kết:
 -“Hỡi trang dẹp loạn rày đâu vắng”: lời kêu gọi những bậc anh hùng, hào kiệt xen lẫn chất vấn, trách cứ với niềm hi vọng tha thiết.
 -Câu cuối là câu hỏi xoáy sâu vào lòng người thống thiết -> tình yêu dân sâu sắc
" Câu thơ là nỗi đau lớn: nỗi đau vì dân, vì nước.
 III- Tổng kết:
 1- Nội dung: Nỗi đau trước cảnh đất nước bị kẻ thù xâm lược cùng niềm căm phẫn kẻ bạo tàn; lời kêu gọi cứu nước. 
 2- Nghệ thuật: dùng từ, đảo ngữ, xây dựng hình ảnh giàu sức gợi.
 2’	4- Dặn dò:
- Học thuộc bài thơ, nắm nội dung cơ bản.
- Đọc – soạn bài: Hương Sơn phong cảnh ca. (Chu Mạnh Trinh)
IV-Rút kinh nghiệm, bổ sung:

File đính kèm:

  • docT18.doc