Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 16: Luyện tập thao tác lập luận phân tích

 - Đoạn văn tham khảo: “Bộ phận và toàn thể không thể tách rời nhau. Như giọt nước không thể tách rời sông, hồ, biển cả. Nếu tách rời biển lớn giọt nước sẽ khô cạn, trong biển cả mênh mông nước sẽ tồn tại mãi mãi. Quan hệ giữa cá nhân và tập thể cũng vậy. Từng cá nhân riêng lẻ sẽ yếu đuối, hoà mình vào tập thể cá nhân được tiếp thêm sức mạnh. Đồng thời trong tập thể mỗi cá nhân không bị hoà tan như giọt nước mà vẫn có cá tính, bản sắc riêng.

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1776 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 16: Luyện tập thao tác lập luận phân tích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 19.9.08
Tiết 16	LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH.
I- Mục đích, yêu cầu: 
 	1- Kiến thức: giúp HS: 
- Củng cố và nâng cao tri thức về thao tác lập luận phân tích.
- Biết vận dụng thao tác lập luận phân tích trong bài văn nghị luận.
 	2- Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng vận dụng thao tác lập luận phân tích trong làm văn.
 	3- Thái độ: Xây dựng ý thức thái độ đúng. 
II- Chuẩn bị: 
 	1-Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, Đồ dùng dạy học.
 	2- Chuẩn bị của học sinh: Đọc kỹ SGK, trả lời câu hỏi hướng dẫn.
III- Hoạt động dạy học:
 1’	1- Ổn định tình hình lớp: 
 5’	2- Kiểm tra bài cũ:
-Câu hỏi: Chỉ rõ lập luận chặt chẽ ở phần đầu bài thơ: Bài ca ngất ngưởng?
-Yêu cầu: HS phân tích thấy được lập luận chặt chẽ: 
Quan niệm sống, thể hiện quan niệm ấy trong cuộc sống. NCT vào “lồng” để cống hiến tài năng. Tài năng thể hiện ở nhiều mặt: học vấn, quân sự, chính trị…
 	3- Giảng bài mới:
-Vào bài: Thao tác lập luận phân tích là thao tác quan trọng khi làm văn.Bài luyện tập hôm nay sẽ giúp ta củng cố và vận dụng thao tác đó vào bài làm văn.
-Tiến trình bài dạy: 
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
7’
30’
HĐ1: Ôn lại kiến thức đã học:
 GV yêu cầu HS nêu lại kiến thức về lập luận phân tích đã học.
 HĐ2: Hướng dẫn thực hành.
 Hỏi: Tự ti và tự phụ là hai căn bệnh trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và công tác. Anh/chị hãy phân tích hai căn bệnh trên?
 -Gợi ý:
 +Tự ti và tự phụ có những biểu hiện như thế nào? 
 +Tác hại của tự ti và tự phụ?
 +Khẳng định một thái độ sống hợp lí.
 GV chia 3 nhóm hoạt động, gọi đại diện 3 nhóm trình bày
 Hỏi: Viết đoạn văn ngắn về tự ti và tự phụ?
 Hỏi: Chỉ rõ cái hay của nghệ thuật từ: “lôi thôi” và “ ậm ọe”?
 Hình ảnh sĩ tử được tác giả khắc hoạ như thế nào?
 Hỏi: Hình ảnh quan trường được miêu tả qua chi tiết nào? 
 Viết đoạn văn phân tích 2 câu thơ?
 Hỏi: Lập ý cho vấn đề: Quan hệ giữa cá nhân và tập thể?
 GV yêu cầu viết đoạn văn ngắn thể hiện quan hệ giữa cá nhân và tập thể.
 GV gọi 4 em đọc đoạn văn của mình. 
 GV đọc đoạn mẫu HS tham khảo.
 GV yêu cầu HS về nhà phân tích cách phân tích trong đoạn văn?
 HĐ1: Ôn lại kiến thức đã học:
 HS nêu lại kiến thức về lập luận phân tích đã học.
 HĐ2: Thực hành.
 HS đọc bài 1 SGK.
 HS thảo luận nhóm, ghi ra giấy nháp.
 Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 HS viết tại lớp.
 2 HS đọc " nhận xét.
 HS: Đọc bài tập 2.
 HS phát hiện.
 HS phân tích.
 HS lập ý chính: 
 -Vai trò của cá nhân.
 -Sức mạnh của t.thể.
 -Quan hệ gắn bó giữa cá nhân và tập thể.
 HS viết tại lớp.
 HS khác nhận xét.
 HS về nhà làm.
 I- Ôn lại kiến thức về lập luận phân tích:
 1- Khái niệm về lập luận phân tích.
 2- Yêu cầu và các phân tích.
 II- Thực hành:
 1- Tự ti và tự phụ:
 -Phân tích theo quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng (đối tượng: căn bệnh tự ti và tự phụ).
 - Dàn ý:
 +Tự ti: không tin vào khả năng của mình, luôn nghĩ là mình kém cỏi.
 +Tự phụ: Quá đề cao mình, cho là mình giỏi giang hơn người.
 - Tác hại:
 +Tự ti: Mặc cảm, thiếu tự tin, không phát huy được khả năng của mình.
 +Tự phụ: kiêu căng, tự mãn, không khiêm tốn học hỏi, không tiến xa được.
 -Thái độ đúng: cần tự tin, khiêm tốn học hỏi.
 2- Bài 2: 
 -Phân tích theo quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng (đối tượng: cảnh thi cử ngày xưa dưới chế độ phong kiến; yếu tố: sĩ tử, quan trường).
 -Dàn ý:
 +Hình ảnh sĩ tử: lôi thôi, lếch thếch, xiêu vẹo, gãy đổ.
 +Hình ảnh quan trường: Vừa hống hách vừa bất tài vô dụng.
" Cảnh trường thi không còn trang nghiêm mà nhốn nháo, ô hợp. Khái quát cả xã hội nhố nhăng.
 3. Bài tập bổ sung: viết đoạn văn về quan hệ giữa cá nhân và tập thể.
 - Dàn ý: 
 +Vai trò của cá nhân.
 +Sức mạnh của tập thể.
 +Qhệ gắn bó giữa cá nhân và tập thể.
 - Đoạn văn tham khảo: “Bộ phận và toàn thể không thể tách rời nhau. Như giọt nước không thể tách rời sông, hồ, biển cả. Nếu tách rời biển lớn giọt nước sẽ khô cạn, trong biển cả mênh mông nước sẽ tồn tại mãi mãi. Quan hệ giữa cá nhân và tập thể cũng vậy. Từng cá nhân riêng lẻ sẽ yếu đuối, hoà mình vào tập thể cá nhân được tiếp thêm sức mạnh. Đồng thời trong tập thể mỗi cá nhân không bị hoà tan như giọt nước mà vẫn có cá tính, bản sắc riêng.
 4- Đọc thêm 2 đoạn văn SGK.
 2’	4- Dặn dò:
- Xem lại lí thuyết, các bài tập và hoàn thành bài tập còn lại trong SGK.
- Phân tích 2 câu kết của bài: Tự tình.
- Đọc, soạn: Lẽ ghét thương (Trích Truyện Lục Vân Tiên- Nguyễn Đình Chiểu).
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung:
1- Đoạn văn tham khảo: 
Hai câu thực làm nổi bật cái thần của quang cảnh trường thi. Dáng hình sĩ tử thì “vai đeo lọ” trông thật nhếch nhác, “lôi thôi”. Sĩ tử là người đi thi, là những trí thức trong xã hội phong kiến. Họ sẽ là ông tú, ông cử nay mai. Câu thơ là một cảnh hài hước đến chua chát. Đảo ngữ hai chữ “lôi thôi” lên đầu câu thơ gây ấn tượng nhếch nhác đáng buồn. Rồi lại “vai đeo lọ” cái dáng vẻ xiêu vẹo, gãy đổ, thật buồn cười Nét vẽ thứ hai cũng thật tài tình: “Ậm ọe quan trường miệng thét loa”. “Thét” nghĩa là ra bộ nạt nộ, to tiếng, ra oai. Nhưng lại “ậm ọe”, cái âm thanh ú ớ, nói không rõ thành tiếng lại lên gân la lối, vênh váo. Đúng là giọng điệu của kẻ dựa hơi chứ không có thực quyền. Ắt hẳn trường thi không còn là chốn tôn nghiêm, nền nếp nữa, quá lộn xộn, quá ồn ào, khác nào cảnh họp chợ nên quan trường mới “ậm ọe”, “thét loa” như thế. Tú Xương đối rất chỉnh làm nổi lên hai hình ảnh trung tâm của trường thi. Sĩ tử thì lôi thôi nhếch nhác, mất đi cái vẽ nho nhã thư sinh. Quan trường cũng chẳng còn cái phong thái trang nghiêm, trịnh trọng vốn có. Bức tranh biếm họa bằng ngôn ngữ độc đáo gợi lại cảnh hoàng hôn của chế độ phong kiến nước ta cuối thế kỉ XIX.

File đính kèm:

  • docT16.doc