Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 117: Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
-Có thể bổ sung thêm hai ý:
+Nhược điểm của thơ mới là không nói đến đấu tranh cách mạng.
+Thơ mới đã đổi mới sự biểu hiện của cảm xúc, góp phần vào sự phát triển của tiếng Việt.
-Ý “cái buồn của . tích cực” chưa đúng tinh thần văn bản gốc. Người tóm tắt đã có ý khẳng định, trong khi đó tác giả nói không phải là không có cái ủy mị.
Ngày soạn: 25/4 Tiết 117 LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN I- Mục tiêu cần đạt: 1-Kiến thức: Giúp HS: - Củng cố kiến thức về tóm tắt văn bản nghị luận. - Vận dụng kiến thức vào vấn đề cụ thể. 2- Kĩ năng: RLKN tóm tắt văn bản nghị luận. 3- Tư tưởng thái độ: Vận dụng vào cuộc sống thực tiễn khi cần tóm tắt một vấn đề.. II- Chuẩn bị: 1- Chuẩn bị của giáo viên: Đọc tư liệu tham khảo, Thiết kế giáo án. 2- Chuẩn bị của HS: Đọc kĩ SGK, trả lời câu hỏi hướng dẫn. III- Hoạt động dạy học: 1’ 1- Ổn định tình hình lớp: 2- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình luyện tập 3-Bài mới: -Tiến trình tiết dạy: TL Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức 10’ 32’ HĐ1: Kiểm tra và sữa chữa bài tập ở tiết trước. GV gọi HS trình bày các bài tập ở tiết trước. Nhận xét, sửa chữa, hoàn thiện bài tập. HĐ2: Hướng dẫn làm các bài tập: GV gọi HS đọc văn bản SGK, tr.122. Yêu cầu học sinh trình bày theo câu hỏi SGK. GV yêu cầu HS đọc lại bài “Một thời đại trong thi ca” của Hoài Thanh (Ngữ văn 11, tập hai) và thực hiện các yêu cầu sau: -Xác định chủ đề và mục đích của văn bản. -Tìm bố cục của văn bản. -Tóm tắt ý từng phần và viết thành văn bản tóm tắt. HĐ1: Kiểm tra và sữa chữa bài tập ở tiết trước. HS trình bày các bài tập ở tiết trước. Nhận xét, sửa chữa, hoàn thiện bài tập. HĐ2: Làm các bài tập: HS đọc bài tập. HS trình bày theo câu hỏi SGK. HS đọc văn bản. HS thực hiện theo yêu cầu luyện tập. I-Kiểm tra và sữa chữa bài tập ở tiết trước. II- Giải các bài tập phần Luyện tập: 1- -Có thể bổ sung thêm hai ý: +Nhược điểm của thơ mới là không nói đến đấu tranh cách mạng. +Thơ mới đã đổi mới sự biểu hiện của cảm xúc, góp phần vào sự phát triển của tiếng Việt. -Ý “cái buồn của .... tích cực” chưa đúng tinh thần văn bản gốc. Người tóm tắt đã có ý khẳng định, trong khi đó tác giả nói không phải là không có cái ủy mị. 2- -Chủ đề: Tinh thần thơ mới. -Mục đích: khắc họa tinh thần thơ mới là sự cách tân về thơ, từ “cái ta” chuyển sang “cái tôi” đầy màu sắc cá nhân, là tình yêu tha thiết tiếng Việt. -Bố cục: +Phần mở bài: Từ “Bây giờ ....... phải nhìn vào đại thể). Các ý: *Tìm điều quan trọng: tinh thần thơ mới. *Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới và xác định cách tiếp cận đúng đắn cần phải có. +Phần thân bài, từ “Cứ đại thể ........Huy Cận” gồm các ý: *Tinh thần thời xưa. *Những biểu hiện của “cái tôi” cá nhân trong thơ mới, “cái tôi” buồn, bế tắc nhưng khát khao với cuộc sống, với đất nước, với con người. +Phần kết bài, đoạn còn lại. *Cách giải quyết bi kịch của nhà thơ mới, họ dồn tình yêu, lòng say mê, nâng niu đối với tiếng Việt. 2’ 4- Dặn dò: - Xem lại bài học, hoàn thành bài tập - Đọc – soạn: Ôn tập phần Làm văn. IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- T117.doc