Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 103-104

 a- Sự ra đi vào cõi vĩnh hằng của Mác:

 -Mác ra đi vào thời gian: chiều ngày 14/3, lúc 3giờ kém 15; không gian: trong phòng ở, trên chiếc ghế bành.

 -> Rất bình thường nhưng trong cái bình thường ấy là 1 vĩ nhân (cái khác thường, phi thường) -> nghệ thuật đòn bẩy nhấn mạnh tầm vóc 1 vĩ nhân.

 -Giới thiệu khái quát: Nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại: (hiện đại ở đây):

 +Tính chất cách, tính chất mới mẻ, sáng tạo của tư tưởng Mác.

 +Sự vượt trội về tính chất, phẩm chất so với thời đại.

 +Sự tiếc thương của những người đồng chí đồng đội: Sự tổn thất lớn; nổi trống vắng khủng khiếp; ngừng suy nghĩ, giấc ngủ ngàn thu.

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1385 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 103-104, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28.3
Tiết 103-104 	BA CỐNG HIẾN VĨ ĐẠI CỦA CÁC MÁC 
 	(Ăng-ghen)
I- Mục tiêu cần đạt:
1-Kiến thức: Giúp HS:
- Hiểu được nghệ thuật lập luận của Ăng-ghen qua biện pháp so sánh tầng bậc.
- Phân tích được tình cảm thương tiếc vô hạn của Ăng-ghen đối với Các Mác qua bài điếu văn.
- Nhận thức được tầm vóc và cống hiến của Các Mác. 
2- Kĩ năng: RLKN đọc hiểu văn bản: điếu văn. 
3- Tư tưởng thái độ: Bồi dưỡng lòng biết ơn và trân trọng những thành quả cách mạng mà các bậc tiền bối đã tạo ra. 
II- Chuẩn bị:	
1- Chuẩn bị của giáo viên: 
- Đọc tư liệu tham khảo, làm ĐDDH (Mô hình so sánh).
- Thiết kế giáo án.
2- Chuẩn bị của HS: Đọc kĩ văn bản, trả lời câu hỏi hướng dẫn.
III- Hoạt động dạy học:
	Tiết 1:
1’	1- Ổn định tình hình lớp:
6’	2- Kiểm tra bài cũ: 	
	-Câu hỏi: Chỉ rõ quan điểm đúng đắn của Nguyễn An Ninh về tiếng nói dân tộc? 
	-Y/c: HS trả lời được các ý sau:
+ Phê phán thói học đòi Tây hóa làm tổn thương tiếng nói d.tộc. 
+ Đề cao vai trò của tiếng nói với vận mệnh đất nước.
+ Khẳng định tiếng nói dân tộc giàu có.
+ Khuyến khích học tiếng nước ngoài làm giàu tiếng ta.
3-Bài mới: 
-Vào bài: Các Mác và Ăng-ghen là 2 nhà tư tưởng kiệt xuất. Trong bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu 3 cống hiến vĩ đại của Mác cùng sự tiếc thương vô hạn của cách mạng thế giới khi Mác qua đời. 
	-Tiến trình tiết dạy:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
12’
12’
14’
Tiết 2
6’
22’
10’
5’
 HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
 Hỏi: Nét cơ bản nhất về Ăng-ghen?
 Hỏi: Những đóng góp của Mác với phong trào cách mạng thế giới? Đóng góp về tư tưởng?
 HĐ2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản.
 GV hướng dẫn cách đọc, giọng đọc dứt khoát rõ ràng, mang tính hùng biện, mạnh mẽ trầm hùng -> trang nghiêm, tự hào. 
 Hỏi: Mác mất trong không gian, thời gian nào? Ý nghĩa?
 Hỏi: Ăng-ghen đánh giá Mác: nhà tư tưởng vĩ đại có ý nghĩa gì?
 GV nhận xét, khái quát.
 Ổn định lớp
 Kiểm tra bài cũ.
 Hỏi: Những cống hiến của Mác đối với nhân loại?
 Cơ sở hạ tầng gồm tư liệu sản xuất, phát triển kinh tế. Kiến trúc thượng tầng: thể chế nhà nước, văn học nghệ thuật.
 GV: Những cống hiến vĩ đại của Mác về khoa học? Về cách mạng?
 Hỏi: Nhận xét về cách đánh giá của Ăng-ghen?
 GV: Ăng-ghen đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật ấy?
 Hỏi: Ăng-ghen đã nhấn mạnh 2 phương diện nào ở con người Mác?
 Hỏi: Em hiểu câu “Mác có thể có nhhiều kẻ đối địch nhưng chưa chắc đã có kẻ thù riêng” như thế nào? 
 Mác chống lại ai? Bênh vực ai? Những cống hiến của Mác có lợi cho ai? 
 Hỏi: Niềm tiếc thương thể hiện trên toàn bài điếu văn ntn?
 Hỏi: Điểm độc đáo của bài điếu văn so với những bài điếu văn khác?
 Hỏi: Ý nghĩa của câu cuối cùng? 
 HĐ3: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập:
 GV yêu cầu HS tổng kết nội dung, giá trị nghệ thuật của văn bản.
 GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK.
 GV hướng dẫn HS về nhà hoàn thành bài tập.
 HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
 HS đọc tiểu dẫn.
 HS dựa vào SGK trả lời.
 HS dựa vào SGK trả lời.
 HĐ2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản.
 HS đọc bài điếu.
 HS đọc đoạn 1,2.
 HS: trả lời.
 HS trao đổi, trả lời.
 Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 Ổn định lớp
 Trả bài
 HS nêu.
 HS: thảo luận nhóm đại diện nhóm trả lời. 
 HS: trả lời.
 HS: phát hiện, trả lời.
 HS: trả lời.
 HS: trả lời.
 HS: phát hiện.
 HS: thảo luận. 
-> không nói nhiều về cái chết mà nhấn mạnh ý nghĩa của sự sống của đóng góp vĩ đại. 
 HS: trả lời.
 HĐ3: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập:
 HS tổng kết bài học.
 HS đọc ghi nhớ. 
 HS lắng nghe, về nhà hoàn thành bài tập.
 I- Tìm hiểu chung: 
 1- Tác giả:
 -Phri-đrích Ăng-ghen (1820-1895) là nhà triết học lỗi lạc người Đức.
 -Là nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng của phong trào Ccông nhân thế giới và quốc tế cộng sản.
 -Đóng góp to lớn để xây dựng lý luận Chủ nghĩa Mác. 
 2- Các Mác: (1818-1883) 
 -Là nhà triết học, nhà lý luận chính trị vĩ đại người Đức. 
 -Là lãnh tụ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới.
 -Kế thừa và phát triển những đỉnh cao của tư tưởng thế kỉ XIX -> CN Mác.
 -Sáng tạo chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. 
 3- Văn bản: là bài điếu văn được Ăng-ghen viết sau khi Mác qua đời và đọc trước mộ Mác. 
 II- Đọc – hiểu văn bản: 
1-Đọc, bố cục: 
 -Đọc 
 -Bố cục: 3 phần:
 +Phần 1: tả lại tư thế ra đi 1 cách rất nhẹ nhàng của Mác. 
 +Phần 2: Ba cống hiến vĩ đại của Mác. 
 +Phần 3: Niềm tiếc thương vô hạn. 
 2- Đọc – hiểu chi tiết: 
 a- Sự ra đi vào cõi vĩnh hằng của Mác: 
 -Mác ra đi vào thời gian: chiều ngày 14/3, lúc 3giờ kém 15; không gian: trong phòng ở, trên chiếc ghế bành.
 -> Rất bình thường nhưng trong cái bình thường ấy là 1 vĩ nhân (cái khác thường, phi thường) -> nghệ thuật đòn bẩy nhấn mạnh tầm vóc 1 vĩ nhân.
 -Giới thiệu khái quát: Nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại: (hiện đại ở đây):
 +Tính chất cách, tính chất mới mẻ, sáng tạo của tư tưởng Mác.
 +Sự vượt trội về tính chất, phẩm chất so với thời đại.
 +Sự tiếc thương của những người đồng chí đồng đội: Sự tổn thất lớn; nổi trống vắng khủng khiếp; ngừng suy nghĩ, giấc ngủ ngàn thu. 
 b- Đánh giá sự nghiệp của Mác:
 -Ba cống hiến vĩ đại của Mác:
 +Cống hiến đầu tiên: Tìm ra quy luật phát triển của loài người, bản chất của quy luật đó là cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.
 +Cống hiến thứ 2: tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đó là quy luật về giá trị thặng dư. 
 +Cống hiến thứ 3: quan trọng nhất: kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, biến lý thuyết cách mạng thành hành động cách mạng, là người đầu tiên đem đến cho giai cấp ấy ý thức về địa vị và yêu cầu của mình -> đấu tranh tự giải phóng. 
 => Mác là nhà khoa học, nhà cách mạng, là lãnh tụ sáng lập hội liên hiệp công nhân quốc tế lật đổ XHTS, đi tiên phong trong sự nghiệp giải phóng g/c VS. 
 - Cách đánh giá của Ăng-ghen: 
 +Những cống hiến được sắp xếp theo trật tự tăng tiến, cống hiến sau lớn hơn cống hiến trước -> nhân cấp sự ngợi ca.
 +So sánh theo hình thức tăng tiến
 *Giống như Đác-uyn ...Mác đã tìm ra .... nhưng không chỉ có thế (giống như A, không chỉ A mà còn B). Đây là sự so sánh đặc biệt: so sánh với những tinh hoa cùng thời đại, với những phát minh, thành tựu tạo tầm vóc con người, tạo ra đỉnh cao của thời đại. Mác vượt qua những đỉnh cao ấy -> đỉnh cao của mọi đỉnh cao, vĩ nhân của mọi vĩ nhân.
 *Nếu A đã ... thì B cũng ...: nhấn mạnh con người Mác từ 2 phương diện: con người của phát minh, khám phá và con người của hoạt động thực tiễn, 2 phương diện ấy có quan hệ biện chứng nhân quả “khoa học đối với Mác là 1 động lực lịch sử, 1 lực lượng cách mạng” -> Tầm vóc vĩ đại của vĩ nhân. 
 c- Bày tỏ niềm tiếc thương:
 -Đoạn mở đầu: giọng tiếc thương và kính trọng vô hạn của Ăng-ghen, của nhân loại với Mác: “tổn thất không sao lường hết đối với g/c VS, đối với KH l/sử -> kết cấu trùng điệp: cái chết của Mác trở thành sự mất mát lớn của nhân loại.
 -Mác chống lại bất công, cường quyền và bạo quyền là lý do vì sao Mác bị căm ghét, vu khống, nguyền rủa, trục xuất ...
 -Mác bênh vực những người lao động, giúp họ ý thức đấu tranh tự giải phóng nghĩa là đem lại tự do, hạnh phúc, những cống hiến của Mác là tài sản chung của nhân loại, mang tầm vóc nhân loại. Đây là kiểu con người hiếm hoi mà nhân loại sinh ra để làm đẹp cho nó.
 -Đoạn kết: đề cao, ca ngợi công lao cũng là thể hiện sự tiếc thương.
 +Mác mất hàng triệu người khắp Châu Âu, Châu Mĩ: tôn kính, yêu mến và khóc thương ông -> tiếng khóc của cả nhân loại.
 +Kết thúc bài điếu văn là tiếng khóc bày tỏ tình cảm tiếc thương dưới hình thức là lời cầu nguyện: tên tuổi và sự nghiệp của ông đời đời sống mãi -> nhấn mạnh ý nghĩa của sự sống, ý nghĩa của cuộc đời Mác và sự bất tử của những đóng góp sáng tạo, vĩ đại của Mác. 
 III-Tổng kết, luyện tập:
 1-Tổng kết:
 Ghi nhớ (SGK).
 2- Luyện tập:
2’	4- Dặn dò: 
	- Nắm vững giá trị nội dung, nghệ thuật bài điếu văn. 
	- Soạn: Phong cách ngôn ngữ chính luận. 
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: 
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docT103-104.doc