Giáo án Ngữ văn 11 - Lương Văn Phương - Chí Phèo (Nam Cao)

 

A. Mục tiêu bài học

Giúp HS:

- Hiểu được các khía cạnh sâu sắc của Nam Cao trong việc thể hiện vấn đề số phận bi thảm của người nông dân trước Cách mạng tháng tám, và sức mạnh tố cáo của tác phẩm.

- Thấy được quan điểm nhân đạo độc đáo của Nam Cao, đặc biệt là việc đi sâu vào việc phát hiện bản chất của người nông dân khi bị xã hội vùi dập.

- Thấy được những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Chí Phèo

B. Phương tiện thực hiện

- SGK, SGV, Thiết kế bài giảng

- Giáo án

C. Phương pháp thực hiện

Kết hợp phương pháp dạy- học tích hợp gắn kết đọc hiểu tác phẩm, trao đổi,thảo luận.

D. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

3. Dẫn vào bài mới

4. Hoạt động dạy- học

 

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 11243 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Lương Văn Phương - Chí Phèo (Nam Cao), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Lương Văn Phương Ngày soạn: 20/02/2013
Lớp : Sư phạm Ngữ văn K10 Ngày dạy : /0 /2013
CHÍ PHÈO
 Nam Cao
Mục tiêu bài học
Giúp HS:
Hiểu được các khía cạnh sâu sắc của Nam Cao trong việc thể hiện vấn đề số phận bi thảm của người nông dân trước Cách mạng tháng tám, và sức mạnh tố cáo của tác phẩm.
Thấy được quan điểm nhân đạo độc đáo của Nam Cao, đặc biệt là việc đi sâu vào việc phát hiện bản chất của người nông dân khi bị xã hội vùi dập.
Thấy được những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Chí Phèo
Phương tiện thực hiện
SGK, SGV, Thiết kế bài giảng
Giáo án
Phương pháp thực hiện
Kết hợp phương pháp dạy- học tích hợp gắn kết đọc hiểu tác phẩm, trao đổi,thảo luận.
Tiến trình dạy học
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
Dẫn vào bài mới
Hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
? HS dựa vào phần Tiểu dẫn trong Sgk và sự chuẩn bị bài ở nhà phát biểu ý kiến về nhan đề tác phẩm
? Trên cơ sở chuẩn bị bài ở nhà HS tóm tắt tác phẩm 
GV nhận xét cách tóm tắt của HS và bổ sung những sự kiện còn thiếu khi HS tóm tắt.
? HS phát biểu ý kiến về chủ đề của tác phẩm
GV nhận xét và rút ra ý chính
? HS đọc văn bản
GV nhận xét cách đọc, giọng điệu 
? qua tác phẩm hãy cho biết hiểu biết của em về làng Vũ Đại được đề cập đến trong tác phẩm
HS tìm hiểu, phát biểu tự do
GV nhận xét và nhấn mạnh ý chính
? Qua phần tóm tắt chữ nhỏ trong tác phẩm HS hãy cho biết hiểu biết của mình về Chí Phèo trước khi vào tù
HS tìm hiểu, phát biểu ý kiến
GV nhận xét rút ra ý chính
? Ngoại hình Chí Phèo khi mới ra tù được Nam Cao miêu tả ntn ?
? Với sự thay đổi ngoại hình như vậy đã nói lên điều gì
HS phát biểu GV có thể gợi ý thêm
GV nhận xét, nhấn mạnh ý chính
? Ra tù việc đầu tiên Chí làm là gì và Chí đã bị Bá Kiến thu phục ntn ?
HS làm việc với SGK và trả lời câu hỏi
? Việc Chí bị thu phục và biến thành tay sai của Bá Kiến đã cho người đọc thấy được điều gì 
? Chí Phèo gặp Thị Nở trong hoàn cảnh nào
? Khi tỉnh dậy âm thanh đầu tiên mà Chí nghe được là gì ? 
? Những âm thanh mà Chí nghe được là những âm thanh quen thuộc của đời sống nhưng tại sao giờ Chí mới nghe thấy ?
HS trả lời GV nhận xét
? Tâm trạng của Chí khi được Thị Nở chăm sóc 
HS làm việc với SGK
GV gợi ý cho HS 
HS phát biểu tự do
GV nhận xét, bình luận, phân tích
? Chi tiết nào trong bài cho thấy Chí Phèo bị cự tuyệt quyền làm người
HS phát biểu
 GV nhận xét, phân tích 
? Tại sao Thị Nở và bà cô không chấp nhận Chí thì bi kịch đã lên đến đỉnh điểm
HS phát biểu tự do 
GV nhận xét, bình luận
? Chi tiết Chí càng uống rượu càng tỉnh, không thấy hơi rượu mà toàn thấy mùi cháo hành nói lên điều gì
HS suy nghĩ trả lời
? Việc đâm chết Bá Kiến và tự sát có phải là hành động mù quáng không
? Hành động đâm chết Bá Kiến và
Tự sát của Chí đã nói lên điều gì
? Nhân vật Bá Kiến dưới ngòi bút của Nam Cao đã hiện lên ntn
? Bản chất gian hùm, nham hiểm của Bá Kiến được thể hiện ở chi tiết nào 
? Nhân vật Bá Kiến là nhân vật điển hình cho phong kiến thống trị ở nông thôn nhưng ở Bá Kiến có điểm nào riêng biệt
HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi
GV phân tích, nhận xét
? Qua bài học HS tự rút ra giá tri nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
HS đọc ghi nhớ trong Sgk
GV nhắc nhở HS chuẩn bị bài mới
GV rút kinh nghiệm bài dạy 
I.Tìm hiểu chung
1. Nhan đề
Ban đầu có tên “Cái lò gạch cũ” sau năm 1941 in thành sách Nxb đổi tên thành “ Đôi lứa xứng đôi” đến năm 1946 tác giả đổi lại thành “ Chí Phèo”
2. Tóm tắt truyện
- Tóm tắt theo nhân vật
- Tóm tắt theo sự kiện 
Khi tóm tắt phải đầy đủ những sự kiện chính sau:
+ Chí Phèo say rượu vừa đi vừa chửi
+ Chí Phèo ở tù về đến nhà Bá Kiến rạch mặt ăn vạ
+ Chí Phèo thức tỉnh sống trong tình yêu và sự chăm sóc ân cần của Thị Nở.
+ Thị Nở nghe lời bà cô về từ chối Chí Phèo.
+ Chí Phèo tuyệt vọng uất ức đi đòi lương thiện.Chí Phèo đâm chết Bá Kiến và tự sát
+ Cảnh xôn xao của làng Vũ Đại và hình ảnh thoáng hiện của cái lò gạch cũ
3. Chủ đề
Qua tác phẩm Nam Cao tố cáo mạnh mẽ xã hội phong kiến tàn bạo đã cướp đi của người nông dân lương thiện cả nhân hình lẫn nhân tính đồng thời nhà văn cũng trân trọng và phát hiện, khẳng định bản chất tốt đẹp của họ ngay khi tưởng chừng họ đã biến thành quỹ dữ. 
II. Tìm hiểu văn bản
1. Hình ảnh làng Vũ Đại
- Không gian nghệ thuật của tác phẩm là mảnh đất “ quần ngư tranh thực”. Bọn cường hào ác bà chia thành nhiều bè cánh: Bá Kiến, Đội Tảo, Tư Đạt,…Một mặt bọn chúng ngấm ngầm chia rẽ để trị nhau, mặt khác chúng “ đu lại với nhau” để bóc lột ức hiếp nhân dân
- Nông dân thì “thấp cổ bé họng” là bần cố nông bị chèn ép
=> Bức tranh làng Vũ Đại thật sống động mà hết sức ngột ngạt, đen tối đó chính là hình ảnh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
2. Nhân vật Chí Phèo
a. Chí Phèo trước và sau khi ra tù
* Chí Phèo trước khi vào tù
- Chí Phèo nguyên là một đứa con hoang bị bỏ rơi trong cái lò gạch cũ được dân làng cưu mang, lớn lên Chí đi ở hết nhà này đến nhà khác rồi làm canh điền cho Bá Kiến trở thành công cụ thoả mãn khát vọng làm giàu của Bá Kiến và khát vọng nhục dục của bà vợ ba của Bá Kiến. 
- Là một người nông dân lương thiện, có mơ ước bình dị về một gia đình hạnh phúc và cũng là người rất biết coi trọng nhân phẩm : thấy nhục và sợ khi bị bà ba gọi lên bóp chân “ Khi bị bà ba gọi lên bóp chân hắn chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì”
* Chí Phèo khi mới ra tù
- Nam Cao chỉ với vài nét phác hoạ đã cho thấy được sự thay đổi hoàn toàn của Chí Phèo sau khi ra tù:
 “ Hắn về lớp này khác hẳn …trông đặc như săng đá. Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn,cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc cái áo tây màu vàng. Cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ cả hai cánh tay cũng thế…”
- Qua cách miêu tả về ngoại hình của nhân vật đã cho thấy sự thay đổi một cách khốc liệt về ngoại hình của Chí Phèo đó là dấu hiệu của sự thay đổi về tính cách, bản chất của Chí một cách đau lòng qua đó vạch ra một sự thật: chính nhà tù thực dân đã tiếp tay cho bọn cường hào ác bá ở nông thôn biến người nông dân hiền lành, trung thực, giàu lòng tự trọng thành một kẻ mất hết tình người, hình người, một tên lưu manh với những cơn say triền miên, những cuộc đâm chém., rạch mặt ăn vạ, la làng...
=> Từ một người nông dân hiền lành Chí Phèo đã bị đẩy vào tù và bị tha hoá. Đó chính là lời tố cáo mạnh mẽ đối với xã hội thực dân phong kiến tàn bạo.
* Chí Phèo đến nhà Bá Kiến rạch mặt ăn vạ và bị Bá Kiến thu phục biến Chí thành con“ quỹ dữ”.
Ra tù Chí uống rượu say khướt và việc đầu tiên hắn làm là vác cái vỏ chai đến nhà Bá Kiến chửi rủa hết cả họ hàng nhà Bá Kiến rồi hắn tự rạch mặt mình để ăn vạ. Nhưng trong cuộc đối đầu ấy Chí đã bị Bá Kiến dùng những thủ đoạn cáo già, nham hiểm thu phục và biến Chí thành tay sai chuyên làm việc đâm thuê, chém mướn, đòi nợ thuê; càng ngày Chí càng hung hãn, ngang ngược và triền miên say.Chí trở thành con “ quỹ dữ” của làng Vũ Đại.
=> Người dân lương thiện bị chèn ép áp bức tới đường cùng, không còn đường sống, và muốn sống Chí đã phải bán cả linh hồn cho quỹ dữ, biến mình thành một kẻ tha hoá, lưu manh hoá, không còn lối thoát, bị cả xã hội ruồng bỏ.
b. Diễn biến tấn bi kịch của Chí phèo- tấn bi kịch của người nông dân bị lưu manh hoá.
* Chí phèo gặp Thị Nở và thức tỉnh- bi kịch bắt đầu
- Chí Phèo uống rượu với Tự Lãng rồi ra về nhưng không về lều mà ra bờ sông gần nhà rồi gặp Thị Nở ngủ quên và họ đã ăn nằm với nhau .
- Sau một cơn say dài Chí thức tỉnh và nghe được những âm thanh quen thuộc của đời sống( tiếng chim hót, tiếng gõ mái chèo, tiếng nói của những người đi chợ trao đổi mua bán “ vải hôm nay bán mấy? kém ba xu”
- Những âm thanh mà Chí nghe được là những âm thanh rất quen thuộc của đời sống nhưng do Chí luôn chìm ngập trong cơn say dài triền miên, chưa bao giờ hắn tỉnh nên không bao giờ hắn nghe thấy. nghe được những âm thanh đó hắn mơ hồ buồn và hồi ức về những ước mơ giản dị, chân chính, hắn nhận ra mình đã già mà vẫn cô độc, thấy ăn năn hối hận về những ngày đã qua.
- Sự chăm sóc ân cần của Thị Nở khiến Chí vô cùng cảm động, lần đầu tiên trong đời hắn được ăn cháo hành và cũng là lần đầu tiên được bàn tay của người phụ nữ chăm sóc nên hắn vô cùng cảm động- bát cháo hành của Thị Nở là bát cháo của tình yêu thương, hạnh phúc.
- Ăn xong hắn cảm thấy mắt mình ươn ướt và đây là lần đầu tiên hắn khóc, hắn làm nũng với Thị. Điều này chứng tỏ lương tri của hắn chưa mất hẳn “ hắn them lương thiện, hắn muốn làm hoà với mọi người biết bao, Thị sẽ mở đường cho hắn”
=>Sau buổi sáng tỉnh rượu lại được Thị Nở chăm sóc, Chí đã thay đổi. Chính tình yêu thương và sự chăm sóc ân cần của Thị đã làm thay đổi bản chất tốt đẹp trong Chí, bát cháo hành của Thị Nở là chất xúc tác làm cho những khát vọng tiềm ẩn trong Chí bùng nổ.
* Chí Phèo bị cự tuyệt quyền làm người
Vừa nhen lên khát vọng trở lại cuộc sống lương thiện thì ngay lập tức Chí phèo bị rơi vao bi kich cự tuyệt quyền làm người:
Bà cô Thị Nở từ chối-> cả làng Vũ Đại từ chối, cả xã hội từ chối
Thị Nở- người đã nhen nhóm khát vọng trở lại cuộc sống cho Chí cũng đã từ chối
Bi kịch lên đến đỉnh điểm 
* Kẻ nô lệ thức tỉnh đòi quyền làm người
- Chí Phèo níu kéo Thị Nở vẫn còn nghe thoang thoảng hơi bát cháo hành
- Chí phèo đau đớn, xót xa, khóc rưng rức vì bị cự tuyệt.
- Chí uống rượu để say nhưng càng uống càng tỉnh , Chí không thấy hơi rượu mà toàn thấy mùi cháo hành thoang thoảng( Khao khát hạnh phúc, khao khát làm người lương thiện)
- Bản chất tốt đẹp đã về, Chí không muốn sống cuộc sống này nữa, Chí xách dao đến nhà Bá Kiến dõng dạc lên án lão và đòi quyền làm người cho mình. Chí đã giết Bá Kiến và cũng tự kết liễu cuộc đời mình.
=> Việc giết Bá Kiến và tự sát không phải là mù quáng mà là ngọn lửa hờn căm vấn âm ỉ cháy, để rồi bùng lên giữ dội trong Chí Phèo kết thành hành động trả thù ( người nông dân thức tỉnh về quyền sống, quyền làm người), Chí Phèo tự sát cho thấy được sự bế tắc không lối thoát của người nông dân.
=> Hành động đó cho thấy mâu thuẫn giai cấp ở nông thôn đã lên đến đỉnh điểm, không gì có thể xoa dịu
2. Nhân vật Bá Kiến
- Giọng nói ngọt nhạt
- Cái cười tào tháo
- Tiếng quát rất sang
- Rất tinh ranh và gian xảo. Khi Chí đến ăn vạ thì hăn nhanh chóng hiểu cơ sự dỗ ngon dỗ ngọt Chí, gọi Chí bằng anh, nhận họ hang và cho tiền…
=> Nhân vật Bá Kiến là nhân vật điển hình đại diện cho bọn cường hào, ác bá, hình ảnh sinh động về bọn phong kiến thống trị ở nông thôn: dâm ô, háo sắc, bỉ ổi, tham lam, tàn bạo không trừ một thủ đoạn nào để bóc lột người nghèo, bên cạnh đó Bá Kiến còn có nét riêng của một tên ác bá gian hùm, nham hiểm, thủ đoạn, độc ác theo lối riêng.
III. Tổng kết
1. Về nội dung
- Phản ánh gay gắt mâu thuẫn giai cấp hết sức gay gắt ở nông thôn Việt Nam
- Cho thấy nét mới trong Chủ nghĩa nhân đạo của Nam Cao, cái nhìn mới mẻ về người nông dân. Khẳng định bản chất lương thiên của người nông dân và sự thức tỉnh về quyền làm người của họ…
2. Về nghệ thuật
- Xây dựng nhân vật điển hình, phân tích tâm lí sắc sảo
- Đảo lộn trật tự thời gian
- Kết cấu truyện kịch tính bất ngờ
- Nghệ thuật trần thuật mới mẻ, linh hoạt, ngôn ngữ tự nhiên, sống động.

File đính kèm:

  • docChi PheoNam Cao.doc
Giáo án liên quan