Giáo án Ngữ văn 11 - Học kỳ I

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Gíup HS :

 -Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết

 qua việc tìm hiểu 1 tác phẩm cụ thể về thành Cổ

 Loa ,mối tình Mị Châu –Trọng Thủy và nguyên

 nhân mất nước Âu Lạc.

 -Nhận thức được bài học giữ nước ngụ trong chuyện

 tình yêu

 B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN :

-Sách giáo khoa, sách giáo viên.

- Hướng dẫn dạy học ngữ văn 10 tập 1.

-Hình ảnh về thành Cổ Loa, về Mị Châu, đoạn thơ của Tố Hữu nói về Mỵ Châu

-Tích hợp với làm văn ở bài ớom tắt văn bản tự sự.

C.TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

 Nhắc lại định nghĩa về truyền thuyết mà em đã học ở lớp 6. Kể tên những truyện đã học?

 Nêu đặc điểm chủ yếu của Truyền thuyết ( C.M qua Thánh Gióng; Sự tích Hồ Gươm)

 

doc42 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2253 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Học kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về đặc điểm của Nghệ thuật sử thi?
þViệc 3: : Đọc và ghi lại phần ghi nhớ vào vở 
1 . Tóm lại: Cuộc chiến đấu của ĐS trước MtaoMxây thể hiện phẩm chất tài năng của người anh hùng trong con mắt người Tây Nguyên: Hiên ngang, tài năng vượt trội, chiến đấu vì quyềnlợi chính đáng nên được mọi thế lực ủng hộ.
ÿ III. CẢNH ĂN MỪNG CHIẾN THẮNG: 
1. Cảnh mừng chiến thắng:
Việc ĐS kêu gọi, chinh phục các tôi tớ của MtaoMxây : Chàng là người luôn muốn bảo vệ , bênh vực các thành viên trong cộng đồng của mình..Xứng đáng là nơi tôi tớ gởi gắm niềm tin. 
.
ü Cách tôi tớ trả lời và đi theo ĐS : thể hiện ước vọng của người dân được sống trong bình yên và no đủ; điều đó cho thấy cách nhìn nhận của nhân dân đối với người anh hùng của mình.
þ 2:Hình ảnh người anh hùng trong ngày chiến thắng:
ü Hình ảnh ĐS được miêu tả trong cái nhìn ngưỡng mộ , từ bên dưới cái nhìn sùng kính và đầy tự hào. Đó là vẻ đẹp và sức mạnh của người anh hùng và của cả cộng đồng.( Cách điệu hoá hình tượng mái tóc, trang phục, cách ứng sử…)
ü ĐS hiện lên kỳ vĩ, đẹp đẽ nhờ nghệ thuật miêu tả đậm chất sử thi: Những so sánh độc đáo, những hô ngữ, những giọng văn trang trọng ngợi ca người anh hùng .
ð Người anh hùng trong bộ tộc được tuyên vinh tuyệt đối. Qua chiến thắng của người anh hùng, cho thấy sự vận động lịch sử của cả thị tộc…
ÿ IV. ? GHI NHỚ: 
( Theo SGK trang 36)
D. LUYỆN TẬP CỦNG CỐ:
Œ Những tình cảm cao cả giúp ĐS chiến đấu và chiến thắng kẻ thù: Trọng danh dự; gắn bó với gia đình; thiết tha với cuộc sống hạnh phúc bình yên của cả thị tộc
 Nghệ thuật sử thi: Giọng điệu trang trọng, chậm dãi, cụ thể; sử dụng phép so sánh, phóng đại , liệt kê , trùng điệp là những đặc điểm nổi bật.
Hình truyện người anh hùng trùm lên cà trong bức tranh hoành tráng trong lễ ăn mừng như trùm lên cả vũ trụ; là ước mơ khát vọng vươn tới của con người Tây Nguyên…
E. CHUẨN BỊ :
w Đọc và tìm hiểu trước truyện ADV và TTMC. 
w Tập tóm tắt truyện , kể theo lời từng nhân vật.
------------------------------------------
Tuần : 5
Tiết :11
ND:28/09
VĂN BẢN
MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
Gíup HS:
-Nắm được khái niệm văn bản,các đặc điểm cơ bản của văn bản.
-Nâng cao năng lực phân tích và thực hành tạo lập văn bản. 
 B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN :
Sách giáo khoa, sách giáo viên.
Hướng dẫn dạy học ngữ văn 10 tập 1.. 
C.TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1 Kiểm tra bài cũ:
Œ Cuộc đọ sức giữa Đăm Săn và Mtao Mxây được diễn ra như thế nào
 Cảnh ăn mừng chiến thắng có gì đặc biệt?
 2 Bài mới:
Hoạt động của GV & HS
 Noi dung
 Hoạt động II: : Tìm hiểu các loại VB
Dựa vào câu ? SGK / 25 -> GV yêu cầu HS nhận xét, trả lời & DG
+ SS các VB (1), (2), (3) 
+ GV hướng dẫn HS SS VB (2), (3) với một bài học trong SGK, một đơn xin nghỉ học hoặc 1 giấy khai sinh -> rút ra nhận xét 
+ Từ sự SS các VB, dựa vào lĩnh vực & mđ GT, ta có các loại VB nào ? 
GV giúp HS phân biệt các loại VB ( Giải thích thêm)
w 
So VD: SS 2 VB sau đây và chỉ ra ch/năng của NN trong mỗi VB
a) Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
Điều 1: ….
b) Trời xanh đây là của chúng ta 
… 
 (Đất nước- Nguyễn Đình Thi)
ÿ Hoạt động III : Luyện tập 
 đọc đoạn văn bản 1 và trả lời 3 câu hỏi
ü Đặt tên cho đoạn văn bản?
 _ Cho biết cách sắp xếp của em? Giải thích?
_ Lên bảng trình bày ba câu mà em viết nối tiếp sau câu mở đầu. 
 II- CÁC LOẠI VB: 
1) Tìm hiểu VB: 
VB (1)
VB (2)
VB (3)
Vấn đề được đề cập 
Kinh nghiệm sống 
Thân phận người phụ nữ trong XH cũ 
Chính trị: KC chống TDP 
Từ ngữ
“mực, đèn” 
-> quen thuộc, thường sử dụng hàng ngày
“Thân em, mưa sa, ruộng cày” 
-> quen thuộc, thường sử dụng hàng ngày
“kháng chiến, hoà bình, nô lệ, đồng bào, Tổ quốc” 
-> từ chính trị – XH 
Cách thức thể hiện Nd
Những h/a cụ thể giàu tính hình tượng 
=>PCNNNT 
Những h/a cụ thể giàu tính hình tượng 
=>PCNNNT
Lí lẽ & lập luận để triển khai các khía cạnh Nd 
=> PCNNCL 
VB (2)
VB (3)
Các VB trong SGK
Đơn xin nghỉ + giấy khai sinh
Phạm vi sử dung 
Lĩnh vực GT NT
Lĩnh vực GT về CT 
Lĩnh vực GT về KH 
Lĩnh vực GT về HC
Mđ GT cơ bản 
Bộc lộ t/c, cảm xúc 
Kêu gọi, hiệu triệu toàn dân đứng lên KC 
Truyền thụ các kiến thức KH ở nhiều lĩnh vực 
Trình bày, đề đạt hoặc ghi nhận những sự việc, hiện tượng liên quan giữa các cá nhân với các tổ chức HC 
Từ ngữ 
Thông thường, giàu h/a & liên tưởng NT
CT – XH 
Từ ngữ, thuật ngữ thuộc các chuyên ngành KH 
HC
Kết cấu + trình bày 
-Ca dao
- Thơ LB
3 phần rõ ràng mạch lạc 
Rõ ràng, chặt chẽ với các phần, các mục 
Mẫu được in sẵn, điền vào đó các Nd
2) ? GHI NHỚ: Các loại VB: ( Theo SGK tr25)
 III LUYỆN TẬP.
þ Bài tập 1: Chủ đề của đoạn văn bản này nằm ở câu 1.
Các câu tiếp theo nhằm triển khai ý trên bằng những dc cụ thể về quan hệ của lá với những môi trường khác nhau.
w có thể đặt tên cho đoạn văn bản này là Mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường.
þ Bài tâp 2: Có thể sắp xếp các câu theo thứ tự:1->3->5>->2 -> 4; hoặc 1,3,4,5,2.
þ Bài tập3: ( Học sinh tự viết 3 câu tiếp theo câu mở đầu)
þ Bài tập 4 Thực hành viết một lá đơn xin phép nghỉ học(Theeo chỉ dẫn ở SGK tr38
D.CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
w Nắm vững những đặc điểm của những kiểu văn bản 
w Hoàn một mẫu đơn xin phép nghỉ học 
E.CHUẨN BỊ: Đọc & chuẩn bị bài Làm văn viết số 1
1 Ôn lại những kỹ năng đã học ở cấp THCS.
2 Khái niệm về các kiểu bài mà em từng học qua?
3 Xem lại những hiểu biết của em về câu, về các biện pháp tu từ.
– —– µ —– —
Tuần : 5
Tiết :12,13
ND:28, 30/09
 AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU - TRỌNG THUỶ
 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:  Gíup HS :
 -Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết
 qua việc tìm hiểu 1 tác phẩm cụ thể về thành Cổ
 Loa ,mối tình Mị Châu –Trọng Thủy và nguyên 
 nhân mất nước Âu Lạc.
 -Nhận thức được bài học giữ nước ngụ trong chuyện 
 tình yêu
 B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN :
-Sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Hướng dẫn dạy học ngữ văn 10 tập 1.. 
-Hình ảnh về thành Cổ Loa, về Mị Châu, đoạn thơ của Tố Hữu nói về Mỵ Châu…-Tích hợp với làm văn ở bài ớom tắt văn bản tự sự.
C.TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 	
Œ Nhắc lại định nghĩa về truyền thuyết mà em đã học ở lớp 6. Kể tên những truyện đã học? 
 Nêu đặc điểm chủ yếu của Truyền thuyết ( C.M qua Thánh Gióng; Sự tích Hồ Gươm)
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG GV, HS
NỘI DUNG 
 Hoạt động I: Tìm hiểu phần tiểu dẫn
- Truyền thuyết thường phản ánh những vấn đề gì?
- Truyện An Dưong Vương và Trọng Thủy, Mỵ Châu phản ánh điều gì trong lịch sử xã hội đương thời?
- Văn bản có thể chia thành bao nhiêu đoạn ? Trình bày nội dung chính của mỗi đoạn.
-Em hãy trình bày diễn tiến câu chuyện.
 Hoạt động II: 
Học sinh đọc phần đầu VB 
- Em hãy trình bày vai trò của An Dương Vương trong sự nghiệp giữ nước và dựng nước.
- Quân Triệu Đà thua to đã nêu cao bài học cảnh giác giữ nươc. Em thử phân tích tại sao có thể nói như thế?
TIẾT 2
 Em thử trình bày các bi kịch trong câu chuyện.
- Bi kịch mất nước thể hiện qua các sự việc nào ?
- Bài học rút ra qua sai lầm của An Dương Vương và Mỵ Châu?
- Hãy nêu những chi tiết thể hiện bi kịch mất nước.
- Em có suy nghĩ gì về hành động quyết liệt của An Dương Vương khi rút gươm chém Mỵ Châu? Có phải đây là hành động nóng giận tức thời?
- theo em Trọng Thủy có yêu thương Mỵ Châu không? hay chỉ lợi dụng để đánh tráo nỏ thần?
-Vì sao Trọng Thủy tự tử ? có thể có kết cục khác được không? Nếu em là Trọng Thủy em sẽ hành động như thế nào?
-Mỗi nhóm nêu một yếu tố kỳ ảo và phân tích yếu tố ấy.
- Có dị bản kể rằng : sau khi chém Mỵ Châu, An Dương Vương nhảy xuống biển tự tử, Trọng Thủy bị hồn Mỵ Châu kéo xuống giếng và dìm chết. Theo em kết cục nào hợp lý hơn?
Hoạt động III 
- Hình ảnh Ngọc trai giếng nước có phải là hình ảnh đẹp để ca ngợi mối tình chung thuỷ?
- Vì sao trong truyện thì ADV kiên quyết chém đầu Mỵ Châu, nhưng nay dân gian lại dựng đền thờ và am thờ caạnh nhau?
( Theo: Quê Hương)
Am nằm trong quần thể di tích Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội. Am nằm bên phải điện Ngự triều di quy, dưới cây đa cổ thụ ngàn năm tuổi, phần rễ kết thành khối lớn xẻ đôi, tạo cửa cuốn làm cổng vào am. Pho tượng Mỵ Châu là khối đá lớn, hình thù kỳ dị như người cụt đầu. Truyện kể Mỵ Châu chết hoá thành hòn đá trôi ngược sông về thành Cổ Loa, báo mộng cho dân ra rước về. Rước đến gốc đa thì đá rơi xuống, dân lập am thờ ở đó. Theo truyền thuyết, Mỵ Châu sinh ngày 6 rạng ngày 7 tháng giêng, nay là ngày hội Cổ Loa. Am còn tấm biển ghi thơ chữ Hán của Chu Mạnh Trinh (cuối thế kỷ 19).
Đền thờ An Dương Vương
Cây đa Am Mỵ Châu
 I:TÌMHIỂUCHUNG :
 1.Truyền thuyết là thể loại văn học dân gian thường kể chuyện về đề tài giữ nước và dựng nước.
 2.Truyện An Dương và Mị Châu, Trọng Thủy phản ánh công cuộc giữ nước của dân tộc ta thời kỳ nhà nước Âu Lạc.
 3.Văn bản chia 2 đoạn :
 a.Từ đầu ....”bèn xin hoà“ : An Dương xây thành, làm nỏ và chiến thắng lần thứ nhất.
 b.Còn lại : An Dương Vương và Mị Châu mất cảnh giác dẫn đến bi kịch mất nước. Trọng Thủy tự vẫn.
 4.Tóm tắt :
 -An Dương Vương nối tiếp sự nghiệp vua Hùng, dời đô về Kẻ Chủ.
 -An Dương Vương xây thành Cổ Loa, nhưng xây lại đổ. sau nhờ Rùa vàng giúp mới xây xong.
 -Rùa Vàng tặng nhà vua một cái móng để làm lẫy nỏ chống giặc.
 Triệu Đà xâm lược, nhờ nỏ thần, An Dương Vương giữ được nước.
 -Triệu Đà cầu hôn Mỵ Châu cho Trọng Thủy . An Dương Vương vô tình gả con gái. 
 -Trọng Thủy lừa đánh tráo nỏ thần.Triệu Đà cử binh sang đánh Âu Lạc.
 - An Dương Vương thất bai, cùng con gái chạy khỏi Loa Thành.
 - Rùa Vàng kết tội Mỵ Châu là giặc. An Dương Vương chém chết Mỹ Châu và được Rùa Vàng rẽ nước đưa xuống biển.
 -Trọng Thủy thương tiếc nàng, nhảy xuống giếng tự vẫn.
 -Máu Mỹ Châu thành ngọc trai, đem rửa nước giếng ấy thì sáng lên.
 II.ĐỌC HIỂU VĂN BẢN :
 1.Vai trò của An Dương Vương trong sự nghiệp giữ nước là :
 -Dời đô từ vùng núi Nghĩa Linh về đồng bằng (Cổ Loa) để phát triển sản xuất và mở rộng lưu thông.®quyết sách sáng suốt và bản lĩnh vững vàng của An Dương Vương.
 -Xây chín vòng thành ốc, đào hào sâu, tìm người chế tạo vũ khí tốt (nỏ thần)...® tinh thần cảnh giác, sẵn sàng bảo vệ đất nước, quyết tâm chống giặc.
 Quân Triệu Đà thua to : nêu cao bài học cảnh giác giữ nước, khẳng định vai trò của An Dương Vương và thái độ ca ngợi của nhân dân đối với hành động có ý nghĩa lịch sử đó.
2.Bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu :
 a.Bi kịch mất nước:
 ²Mưu kế của Triệu Đà :
 Dùng kế cầu hoà, kết thông gia với An Dương Vương. Thực chất là tạo điều kiện lấy cắp nỏ thần.
 ²Sai lầm của An Dương Vương và Mỵ Châu :
 -An Dương Vương :
 +Không nghi ngờ kẻ địch không có kế sách để đề phòng. Cho trọng Thủy ở rể chính là “nuôi ong tay áo”.
 +Giặc đến lại ỷ vào sức mạnh, điềm nhiên đánh cờ.
 -Mỵ Châu : Tiết lộ bí mật nỏ thần vô tình tiếp tay cho âm mưu của cha con Triệu Đà.
 ÞChủ quan, mất cảnh giác đã trực tiếp làm tiêu vong sự nghiệp và đưa Âu Lạc đến diệt vong.® Bài học cay đắng về thái độ mất cảnh giác. 
 ²Các chi tiết thể hiện bi kịch mất nước :
 -Câu nói của Rùa Vàng “giặc ngồi sau lưng”® lời kết tội đanh thép của công lý, của nhân dân về hành động vô tình phản quốc của Mỵ Châu. Lời tuyên án lập tức khiến An Dương Vương tỉnh ngộ, nhận ra bi kịch của mình.® bài học đắt giá về mối quan hệ cá nhân-công dân.
 -“ Rút gươm chém Mỵ Châu”®hành động quyết liệt, dứt khoát của An Dương Vương đứng về phía công lý và quyền lợi dân tộc để xử án, cũng là hành động thể hiện sự tỉnh ngộ muộn mằn.
 b.Bi kịch tình yêu :
 chiếm nước Âu Lạc
 -Tham vọng Trọng Thủy 
 trọn tình Mỵ Châu
®Sau chiến thắng lẽ ra phải vui mừng thì lại tự tử.
 3.Hành động tự vẫn của Trọng Thủy :
 -Vì không thể chọn một trong hai tham vọng, chết vì hiểu mối mâu thuẫn không giải quyết nổi.® Gợi xót xa.
 -Kết thúc bi thảm của mối tình® tố cáo chiến tranh.
 -Tự tử ® nỗi giày vò và trừng phạt® hợp lý.
 4.Yếu tố kỳ ảo :
 -Cụ già từ phương Đông tới báo tin sứ Thanh Giang, Rùa Vàng giúp vua xây thành Ốc ® đề cao tính chất đúng đắn của việc xây thành đắp luỹ® được thần và nhân dân ủng hộ.
 -Nỏ thần làm bằng móng rùa, bắn một phát chết hàng vạn tên®thần thánh hoá sức mạnh vũ khí và khẳng định tinh thần cảnh giác, chuẩn bị chống giặc của người Âu Lạc.
 -Máu Mỵ Châu chảy xuống biển thành ngọc :
 +Chứng minh tấm lòng trong trắng bị lừa dối
 +Thanh minh cho sự vô tình gây tội 
 +Thái độ cảm thông, thương xót của nhân dân.
 -An Dương Vương cầm sừng tê theo Rùa Vàng đi xuống biển ®thái độ thương tiếc, ngưỡng mộ không muốn vua chết. Lòng biển bao dung đón người anh hùng trở về.
 III. HƯỚNG DẪN BÀI TẬP 
1. Hình ảnh ngọc trai – giếng nước không ca ngợi mối tình MC –TT bởi nó dẫn đến bi kịch mất nước không xứng đáng ca ngợi.
2. Đạo lý truyền thống của dân tộc:Sự bao dung cho những ai trót lầm lỡ gây tai hoạ cho nhân dân, nhưng về sau đã biết hối hận và chịu hình phạt thích đáng; hai cha con được thờ cạnh nhau -> đức nhân hậu của nhân dân
3.Một số câu thơ viết về câu chuyện này:
a) “Việt Nam –Máu và hoa” Tố Hữu:
Tôi kể chuyện xưa,chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần sơ ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.
b) “ Trước đá Mị Châu “ -Trần Đăng Khoa
 “ Em hoá đá ở trong truyền thuyết
Cho bao cô gái sau em
Không còn hoá đá trong đời …
Người dân nào xưa đưa em về đây
Như muốn nhắc em một điều gì …”
Phần nâng cao: 
* Câu 1:Phân tích hình ảnh : ngọc trai-nước giếng :
 -Nếu ngọc trai-nước giếng tượng trưng cho sự gặp lại của 2 người ở kiếp sau, đó không phải là mối tình chung thủy mà là hình ảnh nổi oan được hoá giải.
 -Ngọc trai-nườc giếng ®nhận thức về lịch sử, đồng thời là sự cảm thông của nhân dân.
* Câu 2 :
 -Nếu theo quan niệm phong kiến “xuất giá tòng phu” thì Mỵ Châu một dạ tin chồng, không giấu giếm Trọng Thủy điều gì thì không có tội. Nhưng trong hoàn cảnh đất nước có giặc, một công chúa chỉ biết làm tròn chữ “tòng” là có tội.
 -“Kẻ nào ngồi sau lưng là giặc đó” và chi tiết máu nàng biến thành ngọc trai®thái độ thương giận của nhân dân.
? GHI NHỚ: .( Theo SGK trang 43 )
D.CỦNG CỐ- LUYỆN TẬP :
Œ Phân biệt yếu tố lịch sử và yếu tố thần kỳ trong truyện: 
w Sư thực về bài học mất cảnh giác trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
w Sự thần kỳ hoá vẫn nhằm tôn vinh Đất nước anh hùng, vị vua anh hùng và sự công bằng …
 Những bài hoọc lịch sử rút ra từ truyện:
w Bài học về sự cảnh giác
w Bài học về ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với vận mệnh của đất nước. 
E.CHUẨN BỊ: 
-Làm văn : Lập dàn ý bài văn tự sự
- Ôn lại những kỹ năng đã học về làm văn ở THCS.
{«{
Tuần : 5
Tiết :14
ND:30/09
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ
 A.MỤCTIÊUBÀIHỌC:  Biết cách lập dàn ý bài văn tự sự (kể lại 1 câu chuyện )tương tự như một truyện ngắn.
 B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN :
-Sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Hướng dẫn dạy học ngữ văn 10 tập 1.. 
-Sách Ngữ văn lớp 6ð 9
C.TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng thủy đã cho người đọc những bài học gì? 
w Giả sử bây giờ gặp công chúa Mỵ Châu, em có thể nói gì với Người ?
2.Bài mớI:
Hoạt động của GV và HS
NộI dung
 Hoạt động I: - Tìm hiểu việc hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện.
 Tìm hiểu văn bản..
-Trong phần trích trên, Nguyên Ngọc nói về vấn đề gì?
- Dự kiến phác thảo?
 Nhân vật?
- Những tình huống và chi tiết điển hình? (Học sinh thảo luận và phát biểu)
- Rút ra nhận xét : Những yêu cầu trước tiên để viết được một văn bản tự sự?
 Hoạt động II: DÀN Ý
_ Học sinh tìm hiểu mục II trong SGK
_ Trong đoạn văn của Nguyễn Tuân, ta có thể có những nhan đề nào? 
_ Thử lập dàn ý đề (1)
- Phần mở bài cần đạt được những ý nào?
- Phần khai đoạn( Triển khai những ý gì)
- Đỉnh điểm (nút) nên chọn những sự việc, tình tiết nào?
Hoạt động III: LUYỆN TẬP.
-Chọn đề tài
- xây dựng cốt truyện.
- Lập dàn ý cho truyện
? GHI NHỚ: 
 w Học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGk.
 I.hình thành ý TƯỞNG,DỰ KIẾN CỐT TRUYỆN
 1:Trong đọan trích, nhà văn Nguyên Ngọc nói về quá trình thai nghén cho tác phẩm Rừng Xà nu. 
-Bắt đầu ý tưởng từ một sự việc có thật, một nguyên mẫu có thật.
- Dự kiến cột truyện: Bắt đầu bằng một khu rừng xà nu và kết thúc bằng những cánh rừng xà nu.
-Hư cấu các nhân vật: Mai, Dit, cụ Mết…
-Tình huống điển hình: Mỗi nhân vật phải có một nỗi đau, bức xúc dữ dội; Chi tiết điển hình: Đứa con bị giặc giết trước sự chứng kiến của Tnú…
2: ð Để viết được một văn bản tự sự, cần phải:
 -Hình thành ý tưởng và dự kiến cốt truyện.
- Phải huy động trí tưởng tượng để hư cấu một số nhân vật , sự việc và đặc biệt là mối liên hệ giữa những nhân vật và sự việc ấy .
- Phải xây dựng được tình huống điển hình và chi tiết điển hình
để câu chuyện phát triển một cáh hợp lý, giàu kịch tính.
 LẬP DÀN Ý: 
 1. Chọn nhan đề cho bài viết:
 (1): Sau cái đêm đen ấy
 (2): Người đậy nắp hầm bem
ð ( Nhan đề của bài viết chính là chủ đề chung của bài )
ð Tưởng tượng và phác thảo ra những nét chính của cốt truyện.
( Dựa vào mô hình : Trình bày Ò Khai đoạnÒ Phát triểnÒ Đỉnh điểmÒ kết thúc )
 2. Lập dàn ý:
BỐ CỤC
NỘI DUNG
MỞ BÀI
w Sau khi chạy khỏi nhà tên quan cụ, chị Dậu gặp được người cán bộ Cách mạng.
THÂN BÀI
 w Phần khai đoạn
w Phần phát triển
w Phần dỉnh điểm
KẾT BÀI
w Tập trung xoáy vào ý nghĩa câu chuyện. 
 LUYỆN TẬP
-Chọn đế tài: Một học sinh có bản chất tốt nhất thời phạm sai lầm nhưng đã kịp thời sửa chữa.
- Xây dựng cốt truyện. 
- Giới thiệu học sinh có bản chất tốt
- Tình huống học sinh đó ngộ nhận, bị sa ngã…
- Một chi tiết điển hình giúp em học sinh đó tỉnh ngộ.
- Lập dàn ý cho câu chuyện trên.
? GHI NHỚ: . (Theo SGK trang 46)
D.CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
Œ Hiểu tầm quan trọng của dàn ý trong bài văn tự sự.
 Muốn lập được dàn ý bài văn tự sự, phải nắm vững những bước Chọn đề tàiÒ Phác thảo cốt truyệnÒ tổ chức sắp xếp ý, chi tiết tiêu biểu..
E.CHUẨN BỊ: 
þ Uy-lit-xơ trở về
w Tóm tắt và kể lại được cốt truyện.
w kể lại đoạn trích bằng lời của một nhân vật.
------------------------------------------
Tuần : 6
Tiết :15,16
ND:5/10
UY-LÍT-XƠ TRỞ VỀ
( Trích Odise - Sử thi Hy Lạp )
(Homere)
 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
wGiúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp trí tuệ qua cảnh đoàn tụ gia đình sau 20 năm xa cách.
w Biết phân tích diễn biến tâm lý nhân vật qua cá đối thoại tác trong cảnh gặp mặt để thấy được vẻ đẹp trí tuệ và hạnh phúc của họ.
w Nhận thức được sức mạnh của tình cảm vợ chồng, gia đình cao đẹp là động lực giúp con người vượt qua mọi khó khăn .
 B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN :
Hướng dẫn dạy học ngữ văn 10 tập 1.
.Sách giáo khoa, sách giáo viên.
C.TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
w Để viết bài văn tự sự ta phải lưu ý điều gì?
w Cách lập dàn ý cho bài văn tự sự?
2. Bài mớI:
HOẠT ĐỘNG GV, HS
NỘI DUNG 
ÿ Hoạt động I: Tiểu dẫn:
þViệc 1: Đọc văn bản và cho biết: Phần tiểu dẫn gồm mấy đoạn ý? 
þViệc 2: :Tóm tắt đoạn ý:
üThao tác 1: 
´ Nội dung Odise khác gì so với Iliat?
üThao tác 2: Hãy giới thiệu tóm tắt sử thi odise? ( học sinh có thể tự tóm tắt vào giấy và trình bày trước lớp.)
´ Em thích phần nào nhất trong tác phẩm này? Có thể kể lại?
üThao tác 3: Nội dung chính của tác phẩm này như thế nào? 
ÿ Hoạt động II: 
-þViệc 1: : 20 năm đằng đẵng chờ chồng qủa là một thử thách ghê gớmtrong khi luôn bị bọn cầu hôn tấn công. Pê-nê-lốp tìm cách hoãn binh. Đúng lúc ấy Uy-lit-xơ trở về . Em cho biết thái độ ban đầu của Pê-nê-lớp. Điều đó nói lên đức tính gì của nàng?
´ : Sau giây phút đột ngột , có thì giờ suy nghĩ , nàng nghi ngờ điều gì? Có hợp lý không ?
´ :Khi sắp giáp mặt Uy-lit-xơ . Thái độ nàng như thế nào? Điều đó có mâu thuẫn gì với thái độ của nàng trước đó?
´:Tại sao nàng không biểu lộ tình cảm với chồng sau nhiều năm xa cách ?
 Thái độ thận trọng của người phụ nữ đức hạnh
´ :Tê-lê-mác trách mẹ bằng những lời lẽ như thế nào ? Những lời lẽ ấy bình thường em có dám nói không? Vì sao trong hoàn cảnh nầy Tê–lê-mác lại có lời nói như vậy?
-GV :Những lời nói của Tê-lê-mác có tác động gì với mẹ?
´ : Theo em câu nói nào của Pê-nê-lốp cho thấy nàng đang liên tưởng tới “chiếc giường”-vật để thử thách Uy-lit-sơ?
´ : Có phải lời của Uy-lit-sơ lúc nầy chỉ để nói với con trai?
´: Thái độ của Uy-lit-sơ khi gặp người vợ sau 20 năm xa cách, người vợ ấy không nhận ra chồng

File đính kèm:

  • docGIAO AN HK 1.doc