Giáo án Ngữ văn 11 - Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt - Năm học 2012-2013 - Hoàng Thị Quỳnh Anh

• Giới thiệu bài mới:

Tiếng nói là nhịp cầu cảm thông để trao đổi tư tưởng trong sinh hoạt xã hội giữa con người cùng dòng giống xứ sở. Có con người là có ngôn ngữ. Ngôn ngữ văn tự có ảnh hưởng rất lớn và quan hệ mật thiết đến sự hưng vong của giống nòi. Dân tộc có một trình độ văn hóa cao, càng văn minh thì họ lại càng chú trọng đến ngôn ngữ văn tự. Dân tộc ta, ngót năm ngàn năm lịch sử, có cùng chung một gốc, cùng chung một tiếng nói. Từ Bắc chí Nam, ngoại trừ một số dân thiểu số còn dùng thổ âm và một số địa phương dùng phương ngữ hay phát âm có đôi chút sai biệt, chúng ta đều nói, nghe và hiểu một thứ tiếng, đó là tiếng Việt Nam.Tiếng Việt có nguồn gốc rất cổ xưa và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài, đầy sức sống. Sức sống đó biểu hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ và sáng tạo của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh anh dũng vì tiền đồ của đất nước, trong sự phấn đấu bền bỉ để xây dựng và phát triển một nền quốc ngữ, quốc văn, quốc học Việt Nam. Để học tập và sử dụng tiếng Việt tốt hơn, ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thêm về đặc điểm loại hình tiếng Việt.

 

doc15 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 744 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt - Năm học 2012-2013 - Hoàng Thị Quỳnh Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn 11 cơ bản (Tập 2)
Tiết 88 - 89
Tiếng Việt
Ngày soạn: 06/03/2013
Người dạy: Hoàng Giang Quỳnh Anh
ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT
Mục tiêu
Kiến thức
- 	Hiểu được mức độ sơ giản thuật ngữ “loại hình” và đặc điểm “loại hình” của tiếng Việt
Kĩ năng
Vận dụng những tri thức được các đặc điểm loại hình của tiếng Việt vào việc tổ chức các đơn vị ngôn ngữ như từ, cụm từ, câu theo đúng các quy tắc ngữ pháp
Thái độ
Có ý thức học tập nghiêm túc, tích cực.
Có ý thức tìm kiếm, tra cứu tư liệu và tạo được thói quen cẩn thận, chính xác khi học tập tiếng Việt
II. Phương pháp, phương tiện dạy học
Phương pháp:
Nêu vấn đề
Diễn giảng
Phương tiện
Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, giáo án.
Bảng, phấn.
Chuẩn bị của học sinh
Đọc trước bài.
Tìm hiểu, thu thập, ghi chép các thông tin về loại hình và đặc điểm loại hình tiếng Việt
Tiến trình dạy học
Ổn định tổ chức 
Kiểm tra bài cũ 
- GV: Em hãy trình bày hai thành phần nghĩa của câu?
- HS: Nghĩa của câu bao gồm hai thành phần: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. Nghĩa sự việc ứng với sự việc được đề cập đến trong câu. Nó thường được biểu hiện nhờ các từ ngữ đóng vai trò chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác. Nghĩa tình thái thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe. Nó có thể được bộc lộ riêng qua các từ ngữ tình thái trong câu.
- GV: Em hãy lấy ví dụ về nghĩa sự việc và nghĩa tình thái, sau đó phân tích.
Ôn lại kiến thức cũ: 
Lịch sử tiếng Việt
Nguồn gốc: Thuộc họ ngôn ngữ Nam Á
Quan hệ họ hàng: Từ dòng Môn – Khmer → Tiếng Việt Mường chung → Tiếng Việt và Tiếng Mường
Quá trình phát triển của tiếng Việt:
Tiếng Việt
Thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc
Thời kì độc lập tự chủ
Thời kì Pháp thuộc
Từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay
Vay mượn, Việt hóa tiếng Hán
Từ một số yếu tố văn tự Hán, chữ Nôm xuất hiện
Tiếp xúc với văn hóa phương Tây → chữ quốc ngữ ra đời
TV được coi là thứ ngôn ngữ quốc gia
Bài mới:
Giới thiệu bài mới:
Tiếng nói là nhịp cầu cảm thông để trao đổi tư tưởng trong sinh hoạt xã hội giữa con người cùng dòng giống xứ sở. Có con người là có ngôn ngữ. Ngôn ngữ văn tự có ảnh hưởng rất lớn và quan hệ mật thiết đến sự hưng vong của giống nòi. Dân tộc có một trình độ văn hóa cao, càng văn minh thì họ lại càng chú trọng đến ngôn ngữ văn tự. Dân tộc ta, ngót năm ngàn năm lịch sử, có cùng chung một gốc, cùng chung một tiếng nói. Từ Bắc chí Nam, ngoại trừ một số dân thiểu số còn dùng thổ âm và một số địa phương dùng phương ngữ hay phát âm có đôi chút sai biệt, chúng ta đều nói, nghe và hiểu một thứ tiếng, đó là tiếng Việt Nam.Tiếng Việt có nguồn gốc rất cổ xưa và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài, đầy sức sống. Sức sống đó biểu hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ và sáng tạo của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh anh dũng vì tiền đồ của đất nước, trong sự phấn đấu bền bỉ để xây dựng và phát triển một nền quốc ngữ, quốc văn, quốc học Việt Nam. Để học tập và sử dụng tiếng Việt tốt hơn, ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thêm về đặc điểm loại hình tiếng Việt.
Tiến trình dạy học:
STT
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
1.Tìm hiểu loại hình ngôn ngữ 
Hết tiết1
GV: Loại hình là gì? 
Loại hình ngôn ngữ là gì? Có những loại hình ngôn ngữ nào?
HS:vận dụng những kiến thức đã học về tiếng Việt ( bài Khái quát lịch sử Tiếng Việt ở SGK Ngữ Văn 10 tập 2) trình bày những hiểu biết của mình về loại hình ngôn ngữ và sự phân loại
I. Loại hình ngôn ngữ:
1. Khái niệm: 	
* Loại hình: là một tập hợp những sự vật, hiện tượng có chung những đặc trưng cơ bản nào đó. 
-VD1: loại hình báo chí: báo in, báo điện tử, truyền hình, phát thanh
- VD2: loại hình thông minh: ngôn ngữ, logic – toán học, không gian, âm nhạc, vận động thân thể, tương tác, tự nhận thức về bản thân.
 Bên cạnh đó còn vô vàn loại hình trong cuộc sống: loại hình đào tạo, loại hình kinh doanh, loại hình du lịch, loại hình lao động,)
* Loại hình ngôn ngữ: Là cách phân loại ngôn ngữ không dựa trên nguồn gốc mà dựa trên những đặc trưng cơ bản nhất của các ngôn ngữ đó.
2. Phân loại loại hình ngôn ngữ 
GV: Hãy kể tên các loại hình ngôn ngữ mà em biết?
GV giảng và đưa ví dụ
GV: Dựa vào kiến thức của bộ môn tiếng Anh, em hãy đưa ví dụ 
HS dựa vào SGK trả lời
- HS ghi chép
HS đưa ví dụ
2. Phân loại:
Trên thế giới có trên 5.000 ngôn ngữ, các nhà ngôn ngữ học đã xếp các ngôn ngữ vào 4 loại hình:
- Ngôn ngữ chắp dính (tiếng Thổ Nhĩ Kì, các tiếng Ugo-Phần Lan, tiếng Bantu, v.v...): Sử dụng rộng rãi các phụ tố để cấu tạo từ và biểu thị những mối quan hệ khác nhau.Chính tố có thể hoạt động độc lập. 
- Ngôn ngữ hòa kết (tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Hi Lạp, tiếng A Rập, v.v....): Một điểm đặc biệt của ngôn ngữ hoà kết là: ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp được dung hợp trong từ nhưng không thể tách bạch được. 
 - Các ngôn ngữ đa tổng hợp (hỗn nhập): (tiếng Ấn ở Nam Mĩ và đông nam Xibêri v.v.): Loại ngôn ngữ thuộc nhóm này rất ít gặp trên thế giới nên chúng ta sẽ không xét tới loại này ở đây
- Ngôn ngữ đơn lập (tiếng Thái, Hán...): Ở loại ngôn ngữ này, từ không biến đổi hình thái, Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng hư từ và trật tự từ.
→ Tiếng Việt thuộc loại hình đơn lập
3. Tìm hiểu đặc điểm loại hình của tiếng Việt
a. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp
GV giảng và đưa ví dụ
HS dựa trên ví dụ của GV, đưa ra ví dụ tương tự
II. Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp: 
1.1. Về mặt ngữ âm: Trong tiếng Việt, có một loại đơn vị xưa nay ta thường quen gọi là “tiếng”, “tiếng một” hay là “chữ”
VD3: đi, học, ăn, nói, và, nhưng, đã, đang, thiên, sơn, bất... 
Gọi loại đơn vị này là “tiếng” tức là căn cứ vào ngữ âm (mặt nghe được), gọi là “chữ” tức là căn cứ vào văn tự (mặt thấy được). Cái thấy được là ký hiệu để ghi lại cái nghe được. Mỗi tiếng bao giờ cũng phát ra bằng một hơi - “tiếng” tức là âm tiết.
1.2. Về mặt sử dụng: Tiếng có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ. Khi tạo câu, tạo lời, người Việt rất chú ý đến sự hài hòa về ngữ âm, tạo nên một sự trầm bổng, nhịp nhàng. Sự phối hợp của âm đầu, vần và đặc biệt là thanh điệu của các âm tiết trong câu làm cho câu văn êm ái là một tác dụng quan trọng về hình thức của các thành tố trong âm tiết
VD4: + “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ” (Từ ấy – Tố Hữu)
→ 7 tiếng = 7 âm tiết = 7 từ
+ Thuyền về nước lại sầu trăm ngả ( Tràng giang – Huy Cận)
→ 7 tiếng = 7 âm tiết = 7 từ
VD5: 
+ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài (Tràng giang – Huy Cận)
→7 tiếng = 7 âm tiết nhưng chỉ có 6 từ ( bâng khuâng là từ láy)
+ Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền (Ca dao)
→ Dòng trên 6 tiếng, dòng dưới 8 tiếng, gồm 14 tiếng, cũng là 14 âm tiết nhưng chỉ có 13 từ (khăng khăng là từ láy)
NX: Về tiếng, âm tiết trong tiếng Việt, khi đọc và viết đều tách rời từng tiếng, từng âm tiết, khác với ngôn ngữ khác (tiếng Anh, tiếng Pháp..)
b. Từ không biến đổi hình thái
GV đưa ra ví dụ
Em có nhận xét gì về hình thức cấu tạo của 2 câu trong ví dụ?
Em hãy lấy ví dụ danh từ số ít chuyển sang số nhiều, động từ quá khứ, thì hiện tại tiếp diễn trong tiếng Anh?
Em hãy phân tích vai trò của từ “trâu” trong ví dụ sau:
Trâu ơi! Ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta
HS thực hiện làm ví dụ
2. Từ không biến đổi hình thái:
VD6: tiếng Anh: “I love him”. và “He loves me”. Chủ ngữ của câu thứ nhất là tân ngữ của câu thứ hai: I → me; Tân ngữ của câu thứ nhất trở thành chủ ngữ của câu thứ hai: Him → He; Động từ: Love → Loves 
VD7: Trong tiếng Anh
Danh từ số nhiều: thêm – s: books, boxes
Động từ ngôi 3 số ít thêm – s: he talks, she goes
Hiện tại tiếp diễn: thêm – ing: I am learning English.
Quá khứ: thêm – ed: John worked yesterday
Tình hình này cũng đúng trong trường hợp cụm danh từ (danh ngữ) của tiếng Anh., VD8: Trong tiếng Việt, so sánh: “Tôi yêu anh ấy” và“Anh ấy yêu tôi”.Các từ “tôi”, “anh ấy” làm chủ ngữ hay bổ ngữ đều không biến đổi hình thái; động từ cũng không biến đổi theo ngôi, số của chủ ngữ.
VD9: 
“Trâu ơi! Ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta” (ca dao)
→ Trâu 1: Hô ngữ
Trâu 2: Bổ ngữ, đối tượng của động từ “bảo”
Trâu 3,4: Chủ ngữ
Hình thức cấu tạo : giống nhau ,không khác biệt
→ Hình thái của từ tự nó không chỉ ra mối quan hệ giữa các từ ở trong câu, không chỉ ra chức năng cú pháp của các từ. Qua hình thái, tất cả các từ dường như không có quan hệ với nhau, chúng thường đứng ở trong câu tương tự như đứng biệt lập một mình. Chính xuất phát từ đặc điểm này mà người ta gọi loại hình này là "đơn lập".
KL: Đơn vị ngữ pháp cơ bản có hình thức là một âm tiết, thường có nghĩa, có thể được dùng như một từ. Ý nghĩa ngữ pháp được biểu hiện bằng trật tự từ, hư từ, từ không biến đổi hình thái nên còn được gọi là ngôn ngữ không có hình thái, hay ngôn ngữ không biến hình.
c. Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp
GV: Đưa ra ví dụ
Nhận xét vai trò của trật tự từ , của hư từ trong các ví dụ trên ?
Em hãy thay đổi trật tự từ của câu gốc và nhận xét về vai trò của trật tự từ?
HS thực hiện 
3. Biện pháp chủ yếu để biêu thị ý nghĩa ngữ pháp là cách sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng hư từ:
3.1. Sử dụng hư từ: 
VD10: 
 + “Tôi đọc sách” 
→ Khi thêm hư từ, câu trở thành: Tôi đang đọc sách/ Tôi sẽ đọc sách/ Tôi đã đọc sách/ Tôi được đọc sách,..
 Nhận xét : Thay đổi các hư từ thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi 
→ Trong tiếng Việt, để thể hiện ý nghĩa thời chúng ta sử dụng những hư từ như đã, đang, sẽ; để thể hiện thức mệnh lệnh, chúng ta sử dụng những hư từ như hãy, đừng, chớ, nào, thôi; để thể hiện ý nghĩa dạng chúng ta dùng các từ bị, được; hoặc để thể hiện các mối quan hệ khác nhau giữa các từ, chúng ta sử dụng các từ của, cho, bằng, đến, v.v 
3.2. Thay đổi trật tự từ: 
VD11: 
* Nó tặng tôi một một quyển sách.
- Tôi tặng nó một quyển sách. 
- Nó tôi một quyển sách tặng 
- Tôi một quyển sách nó tặng 
NX: Trong tiếng Việt, việc sắp xếp các từ theo một trật tự nhất định là cách chủ yếu để biểu thị các quan hệ cú pháp. Thay đổi trật tự từ sẽ khiến nghĩa của câu thay đổi.
(Nhờ trật tự từ mà bản chất ngữ pháp của “tốt bụng” khác với “bụng tốt”, “chăm học” khác với “học chăm” ...; tổ hợp “Nam đang cười” khác với “đang cười Nam”)
VD12: Tiếng Anh: An interesting book: tính từ interesting đứng trước danh từ book.
 Tiếng Việt: Một cuốn sách hay: tính từ hay đứng sau danh từ cuốn sách.
→ Trong trường hợp này, tiếng Anh cũng như tiếng Việt thể hiện ý nghĩa bằng trật tự từ, nhưng có một khác biệt cơ bản là trong tiếng Anh thì tính từ đứng trước danh từ mà nó bổ nghĩa, còn trong tiếng Việt thì ngược lại.
→ Thay đổi trật tự từ hoặc thay đổi các hư từ được dùng thì nghĩa của câu sẽ đổi khác (hoặc trở thành vô nghĩa)
4. Tổng kết: 
Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập
Tiếng ( âm tiết) là đơn vị cơ sở để tạo từ, tạo câu
Từ không biến đổi hình thái
Ý nghĩa ngữ pháp thể hiện chủ yếu nhờ phương thức trật tự từ và hư từ
5. Luyện tập: GV hướng dẫn HS làm bài tập trong SGK
Bài tập 1 (Trang 58).
- Nụ tầm xuân 1: bổ ngữ của động từ hái; Nụ tầm xuân 2: chủ ngữ của động từ nở.
- Bến 1: bổ ngữ của động từ nhớ; Bến 2: chủ ngữ của động từ đợi.
- Trẻ1 bổ ngữ động từ yêu; Trẻ2 chủ ngữ của động từ đến; già1 bổ ngữ của từ kính; già 2: chủ ngữ của động từ để.
- Bống 1 định ngữ cho danh từ cá (hoặc cá bống là danh từ); bống2: bổ ngữ của động từ thả (thả cái gì, cho ai/ thả một bát cơm xuống cho bống; cho là quan hệ từ; bống3: bổ ngữ cho động từ thả; bống4 bổ ngữ của động từ đưa; bống5 chủ ngữ của động từ ngoi và động từ đớp; bống6 chủ ngữ của tính từ lớn.
Bài tập 2 (Trang 58).hs tự làm.
Bài tập 3(Trang 58).
 Trong đoạn văn có các hư từ: đã, các, để, lại, mà.
- đã: chỉ hoạt động xảy ra trước một thời điểm nào đó.
- các: chỉ số nhiều toàn thể của sự vật.
- để: chỉ mục đích.
- lại: chỉ sự tiếp diễn của hoạt động.
- mà: chỉ mục đích.
6. Dặn dò: 
- Bài cũ: Xem lại nội dung bài nắm các ý chính của bài, tìm thêm các ví dụ minh họa
- Bài mới: soạn bài “Viết tiểu sử tóm tắt”
7. Rút kinh nghiệm:	

File đính kèm:

  • docTuan_25_Dac_diem_loai_hinh_cua_tieng_Viet.doc