Giáo án Ngữ văn 11 - Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt

Hoạt động 1: HS tìm hiểu khái niệm loại hình ngôn ngữ và đặc điểm loại hình của tiếng Việt

-GV diễn giảng cung cấp khái niệm

(Các ngôn ngữ trên thế giới được phân loại theo 2 cách:

+Phân loại theo nguồn gốc: Ấn Âu, Hán Tạng, Nam Á,

+Phân loại theo loại hình: đơn lập, hòa kết, chắp dính, hỗn nhập)

-Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết; về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ.

-GV phân tích câu thơ có 7 tiếng = 7 âm tiết

(có thể nhắc lại cấu trúc của âm tiết)

-Ví dụ 1: GV gọi hs phân biệt

-GV thuyết giảng: người1, người2 (chỉ đối tượng của hành động cười); người3 (chỉ chủ thể của hành động cười) khác nhau về chức năng ngữ pháp nhưng không khác về hình thái.

-Ví dụ 2: GV phân tích tương tự.

-Cho hs so sánh với câu tiếng Anh để thấy có sự biến đổi hình thái:

 I give him a book.

 He gives me a book.

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 906 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:  Tiết ..
Ngày sọan: .. Ngày dạy: .
ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT
A – Mức độ cần đạt
- Nắm được khái niệm loại hình ngôn ngữ (phân biệt với họ ngôn ngữ) và những đặc điểm cơ bản của loại hình ngôn ngữ đơn lập mà tiếng Việt là một ngôn ngữ tiêu biểu.
- Vận dụng những tri thức loại hình để học tập và sử dụng tiếng Việt, lý giải những hiện tượng của tiếng Việt phù hợp với đặc điểm loại hình của nó; đồng thời phục vụ cho việc so sánh, đối chiếu khi học ngoại ngữ hoặc tiếp xúc trong môi trường song ngữ.
B – Trọng tâm kiến thức kỹ năng
1. Kiến thức
- Khái niệm loại hình ngôn ngữ và những hiểu biết cần thiết của hai loại hình ngôn ngữ hòa kết (Nga, Anh, Đức, Pháp,) và đơn lập (Hán, Việt,)
- Những đặc điểm loại hình của tiếng Việt:
+ Tính phân tiết: âm tiết tách bạch rõ ràng, có cấu rúc chặt chẽ, thường là một đơn vị nhỏ nhất có nghĩa.
+ Sự không biến đổi hình thái của từ dù ý nghĩa, chức năng, quan hệ ngữ pháp có thay đổi.
+ Phương thức ngữ pháp chủ yếu là trật tự từ, hư từ.
2. Kỹ năng
- Vận dụng những tri thức về đặc điểm loại hình của tiếng Việt vào việc học tiếng Việt và văn học, lý giải các hiện tượng trong tiếng Việt, phân tích và sửa chữa sai sót trong sử dụng tiếng Việt
- So sánh những đặc điểm loại hình của tiếng Việt với ngoại ngữ đang học để nhận thức rõ hơn về hai ngôn ngữ, từ đó biết sử dụng hai ngôn ngữ hơn.
C - Phương pháp- Phương tiện
- GV: thuyết giảng, phát vấn, hướng dẫn HS phân tích ngữ liệu.
- GV chuẩn bị bài soạn, SGK, SGV, sách Dẫn luận ngôn ngữ học (Nxb Giáo dục, 2000)
D - Tiến trình
	1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới: Phân tích các thành phần nghĩa trong câu: "Thật là một cái gông xứng đáng với tội án sáu người tử tù" (Nguyễn Tuân – Chữ người tử tù)
Hoạt động của HS và GV
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: HS tìm hiểu khái niệm loại hình ngôn ngữ và đặc điểm loại hình của tiếng Việt
-GV diễn giảng cung cấp khái niệm 
(Các ngôn ngữ trên thế giới được phân loại theo 2 cách:
+Phân loại theo nguồn gốc: Ấn Âu, Hán Tạng, Nam Á, 
+Phân loại theo loại hình: đơn lập, hòa kết, chắp dính, hỗn nhập)
-Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết; về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ.
-GV phân tích câu thơ có 7 tiếng = 7 âm tiết
(có thể nhắc lại cấu trúc của âm tiết)
-Ví dụ 1: GV gọi hs phân biệt
-GV thuyết giảng: người1, người2 (chỉ đối tượng của hành động cười); người3 (chỉ chủ thể của hành động cười) khác nhau về chức năng ngữ pháp nhưng không khác về hình thái.
-Ví dụ 2: GV phân tích tương tự.
-Cho hs so sánh với câu tiếng Anh để thấy có sự biến đổi hình thái:
 I give him a book. 
 He gives me a book.
-GV nói thêm: khi thay đổi trật tự từ hoặc hư từ thì nghĩa của câu sẽ khác hoặc vô nghĩa. VD: Tôi yêu em ≠ Em yêu tôi 
 Anh của em rất giỏi ≠ Anh và em rất giỏi
-HS đọc Ghi nhớ SGK trước khi luyện tập
Hoạt động 2: HS luyện tập
Bài 1/tr.57: Phân tích ngữ liệu để chứng minh tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập
-HS làm việc cá nhân, GV gọi HS trình bày. Chú ý phân tích được vai trò ngữ pháp khác nhau nhưng hình thức của từ không thay đổi.
-GV nhận xét và chốt ý
Bài 2/tr.57: Tìm một câu tiếng Anh và đối chiếu với câu dịch tiếng Việt để tiếng Anh thuộc ngôn ngữ hòa kết, tiếng Việt thuộc ngôn ngữ đơn lập
Thời hiện tại, thể tiếp diễn
Bài 3/tr.57: Xác định hư từ và phân tích tác dụng của chúng trong đoạn văn.
GV phân tích nội dung, ý nghĩa của đoạn để làm rõ hơn tác dụng của các hư từ
I - LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ
 Một số ngôn ngữ tuy không cùng nguồn gốc nhưng có những đặc trưng cơ bản (trên các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) giống nhau. Dựa trên những sự giống nhau đó, các nhà ngôn ngữ học xếp các ngôn ngữ vào một số loại hình. Ví dụ: loại hình ngôn ngữ đơn lập (tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Hán,), loại hình ngôn ngữ hòa kết (tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Anh...).
II - ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TIẾNG VIỆT
 Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ đơn lập là:
1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp.
 Ví dụ: Sao/anh/không/về/chơi/thôn/vĩ?
2. Từ không biến đổi hình thái.
 Ví dụ: Cười người1 chớ vội cười lâu
 Cười người2 hôm trước, hôm sau người3 cười.
 (ca dao)
 Tôi1 tặng anh ấy1 một quyển sách.
 Anh ấy2 tặng tôi2 một quyển sách.
3. Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau (trật tự từ) và sử dụng các hư từ.
 Ví dụ: Tôi ăn cơm -> Cơm ăn tôi (vô nghĩa)
 Tôi ăn cơm -> Tôi đang ăn cơm (ý nghĩa thời gian)
 Ghi nhớTiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập với các đặc điểm nổi bật là: đơn vị cơ sở của ngữ pháp là tiếng; từ không biến đổi hình thái; ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ.
IV- LUYỆN TẬP 
Bài 1/tr.57: 
 - Trèo lên cây bưởi hái hoa,
 Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân1.
 Nụ tầm xuân2 nở ra cánh biếc,
 Em có chồng rồi anh tiếc em thay.
 à Nụ tầm xuân1 là phần phụ của cụm động từ chỉ đối tượng của hoạt động hái. Nụ tầm xuân2 là chủ ngữ của động từ nở. 
 - Thuyền ơi có nhớ bến1 chăng,
 Bến2 thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
à Bến1 là phần phụ của cụm động từ chỉ đối tượng của động từ nhớ, bến2 là chủ ngữ của động từ đợi.
 - Yêu trẻ1, trẻ2 đến nhà; kính già1, già2 để tuổi.
 à Trẻ1 là phần phụ của cụm động từ chỉ đối tượng của động từ yêu, trẻ2 là chủ ngữ của động từ đến.
 Qua những phân tích trên, ta thấy từ trong tiếng Việt không biến đổi hình thái khi cần biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Điều này chứng tỏ tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.
Bài 2/tr.57: 
Ví dụ: Tôi đi đến trường -> Tôi đang đi đến trường. 
à Sử dụng hư từ (đang) để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp (thời gian) và từ không biến đổi hình thái (đi). 
Ví dụ: I go to school -> I am going to school.
 à Từ có biến đổi hình thái (go -> going) khi biểu thị ý nghĩa ngữ pháp (thời, thể).
Bài 3/tr.57: 
 Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa. (Hồ Chí Minh- Tuyên ngôn độc lập).
- đã : chỉ hoạt động xảy ra trước thời điểm mốc
- các : chỉ số nhiều toàn thể của sự vật
- để : chỉ mục đích
- lại : chỉ hoạt động tái diễn (trong đoạn văn có phối hợp với từ đã để chỉ sự tăng tiến của mức độ, của sự việc)
- mà : chỉ mục đích.
4. Củng cố: gọi HS nhắc lại các đặc điểm của tiếng Việt với tư cách là một ngôn ngữ đơn lập.
5. Nhận xét và dặn dò: chuẩn bị bài Tiểu sử tóm tắt.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:

File đính kèm:

  • docTuan_25_Dac_diem_loai_hinh_cua_tieng_Viet.doc