Giáo án Ngữ văn 11 (Chuẩn kiến thức kỹ năng)

- Hình tượng nhân vật Chí Phèo

+ Chí Phèo – người nông dân lương thiện: có một hoàn cảnh riêng đặc biệt nhưng vẫn có nét chung của những người nông dân lao động (chăm chỉ, trong sáng, giàu tự trọng và có những ước mơ thật giản dị, )

+ Chí Phèo – thằng lưu manh, “con quỷ dữ”: vì ghen tuông vô cớ, bá Kiến đã đẩy Chí Phèo vào tù. Nhà tù thực dân tiếp tay cho địa chủ phong kiến biến một người nông dân lương thiện thành một thằng lưu manh, một con quỷ dữ ở làng Vũ Đại (sự biến đổi nhân hình, nhân tính của Chí Phèo, ).

+ Chí Phèo – bi kịch của người sinh ra là người nhưng không được làm người: cuộc gặp gỡ với thị Nở và sự yêu thương chăm sóc chân thành của thị đã đánh thức dậy tình người trong Chí. Hắn muốn làm người lương thiện, muốn làm hóa với mọi người. Bị thị Nở từ chối. Chí rơi vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người, bị dồn nén đến đường cùng. Trong cơn phẫn uất, tuyệt vọng, Chí Phèo đã giết bá Kiến rồi tự sát. Cái chết ấy cho thấy niềm khao khát cháy bỏng được sống lương thiện của Chí Phèo và có sức tố cáo mãnh liệt xã hội thuộc đại phong kiến. Nó cũng chứng tỏ cảm quan hiện thực sâu sắc của Nam Cao.

 - Giá trị của tác phẩm: phản ánh tình trạng một bộ phận nông dân bị tha hóa, mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ, giữa các thế lực ác bá ở địa phương (hiện thực); cảm thương sâu sắc trước cảnh người nông dân cố cùng bị lăng nhục; phát hiện và miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay khi tưởng như họ bị biến thành thú dữ; niềm tin vào bản chất lương thiện của con người (nhân đạo).

 

doc63 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3768 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 (Chuẩn kiến thức kỹ năng), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trong câu (câu đơn và câu ghép) khi câu nằm trong một ngữ cảnh nhất định.
- Nhận biết sự mơ hồ hay vô nghĩa của câu do các bộ phận trong câu không được sắp đặt ở vị trí thích hợp. Từ đó cần có kĩ năng sửa lỗi.
- Sắp xếp một cách tối ưu các bộ phận trong câu khi câu được dùng trong ngữ cảnh để đạt được hiệu quả giao tiếp cao.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 
1. Tìm hiểu chung 
- Làm các bài tập thực hành, qua đó củng cố và nâng cao ý thức sắp xếp các bộ phận trong câu, nhận thức về vai trò, tác dụng của trật tự các bộ phận đối với việc biểu hiện nội dung ý nghĩa của câu, nhấn mạnh trọng tâm thông tin, tạo liên kết cho câu.
- Khi tìm hiểu nội dung cần so sánh, đối chiếu những cách sắp xếp khác nhau của các bộ phận trong câu để thấy sự khác nhau về ý nghĩa, trọng tâm thông tin.
- Cần trình bày vấn đề từ câu đơn đến câu ghép nhưng thực chất vai trò, tác dụng của trật tự các bộ phận trong câu đều là biện pháp để thể hiện ý nghĩa, nhấn mạnh trọng tâm thông tin, hay tạo liên kết về ý giữa các câu trong văn bản.
2. Luyện tập 
- Nhận biết và phân tích tác dụng cùa trật tự sắp xếp các bộ phận trong câu đơn. Cần so sánh đối chiếu các cách sắp xếp khác nhau (bài tập 1,2 phần I trong SGk).
- Nhận biết và phân tích tác dụng cùa trật tự sắp xếp các bộ phận trong câu ghép (bài tập 1 phần II trong SGK). Cần lưu ý đến quan hệ ý giữa các vế của câu ghép với nội dung câu đi trước hay đi sau trong văn bản.
- Lựa chọn cách sắp xếp tối ưu các bộ phận trong câu sao cho câu thể hiện đúng nội dung định biểu hiện và liên kết, tạo được mạch lạc với các câu khác trong văn bản (bài tập 2 phần II trong SGK). Lưu ý đến mối quna hệ về ý với câu đi sau.
3. Hướng dẫn tự học 
So sánh sự khác nhau về trọng tâm thông tin giữa hai cách nói: Nó xấu người nhưng đẹp nét / Nó đẹp nết nhưng xấu người.
——&––
Làm văn:
BẢN TIN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 
- Nắm được yêu cầu cơ bản của bản tin, cách viết bản tin;
- Biết viết bản tin về những sự kiện diễn ra trong đời sống.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
 1. Kiến thức: 
- Mục đích, yêu cầu của viết bản tin.
- Viết bản tin thông thường về những sự kiến diễn ra trong đời sống.
 2. Kĩ năng: 
- Phân tích đặc điểm của một số bản tin.
- Viết bản tinh đơn giản, đúng quy cách về một sự việc, hiện tượng trong nhà trường hoặc xã hội.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 
1. Tìm hiểu chung 
- Bản tin là thể loại cơ bản của báo chí nhằm thông tin một cách chân thực, kịp thời những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong đời sống. Bản tin có nhiều loại: tin ảnh, tin chữ,… trong tin chữ có: tin vắn, tin thường, tin tường thuật, tin tổng hợp,…
- Để viết một bản tin thông thường về những sự kiện diễn ra trong đời sống cần khai thác, lựa chọn sự kiện, đặt tiêu đề, sắp xếp các phần nội dung,…
2. Luyện tập 
- Các bài luyện tập nhằm rèn luyện hai kĩ năng: nhận diện, phân tích các đặc điểm của bản tin và vận dụng kiến thức, kĩ năng để viết bản tin về một sự kiện trong đời sống.
Ví dụ: viết bản tin về giải bóng đá giữa các trường THPT trong thành phố.
- Lựa chon thực hành luyện tập một số bài tập được đưa ra trong SGK theo hai hướng trên.
3. Hướng dẫn tự học 
Luyện tập thêm về viết các bản tin từ những sự kiện gần gũi trong học tập và đời sống.
——&––
Đọc thêm:
CHA CON NGHĨA NẶNG
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 
- Hiểu được nghĩa tình cha con nghĩa nặng qua tâm trạng và hành động;
- Nắm được tình huống truyện và khả năng thúc đẩy sự kiện của lời thoại, ngôn ngữ và tính cách nhân vật mang đậm sắc thái Nam Bộ.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
 1. Kiến thức: 
- Tình cha con, nghĩa nặng.
- Lời thoại của cha và con thúc đẩy mâu thuẫn truyện.
 2. Kĩ năng: 
Đọc – hiểu đoạn trích theo đặc trưng thể loại.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 
1. Tìm hiểu chung 
Vài nét về tác giả, tác phẩm (SGK).
2. Đọc – hiểu
 a) Nội dung: 
- Tâm trạng người cha
Người cha rất vui khi được biết con mình đã được người cưu mang, sắp thành gia thất. Trần Văn Sửu nghĩ bây giờ chết cũng yên tâm, không còn băn khoăn gì nữa (phân tích cử chỉ của người cha khi gặp người con).
- Tâm trạng người con 
Thằng Tí ngỡ cha nó đã chết rồi. Sự xuất hiện của Trần Văn Sửu là một bất ngờ với nó. Nghe được câu chuyện giữa ba nó và ông ngoại, Tí càng thương và quý ba nó (phân tích cử chỉ của người con khi hai cha con gặp nhau).
- Cuộc đối thoại giữa hai cha con
Tình huống đã đẩy mâu thuẫn tới đỉnh điểm, nhưng cha vẫn giữ đạo làm con, con giữ đạo làm con, theo đúng đạo lí.
 b) Nghệ thuật: 
Tạo tìn huống phức tạp căng thẳng, mâu thuẫn được đẩy lên qua lời thoại, ngôn ngữ mang sắc thái Nam Bộ.
 c) Ý nghĩa văn bản: 
Vẻ đẹp của lòng hiếu thảo và tình thương con là bài học của muôn đời
3. Hướng dẫn tự học 
Suy ngẫm của anh (chị) về tình cha con.
——&––
Đọc thêm:
VI HÀNH
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 
- Nắm được tình huống của truyện; bản chất bù nhìn của Khải Định, âm mưu thủ đoạn của bọn thực dân, thái độ thù địch của chúng với người Việt Nam yêu nước và cách mạng;
- Hiểu được những đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
 1. Kiến thức: 
- Bản chất bù nhìn của Khải Định và thủ đoạn của chính quyền thực dân đối với người Việt Nam yêu nước.
- Nghệ thuật tạo tình huống độc đáo, giọng điệu và hình thức kể chuyện độc đáo,…
 2. Kĩ năng: 
Đọc – hiểu truyện ngắn theo đặc trưng thể loại.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 
1. Tìm hiểu chung 
Hoàn cảnh chung và mục đích sáng tác (SGK).
2. Đọc – hiểu
 a) Nội dung: 
- Bản chất bù nhìn của Khải Định
Với người Pháp, Khải Định chỉ là thứ đồ chơi hiếm hoi (chú ý chi tiết viết thư cho cô em họ bình luận về cuộc “vi hành” của hoàng đế An Nam).
- Thái độ thù địch của chính phủ Pháp đối với người Việt Nam
Chính phủ Pháp nhìn bất cứ người An Nam nào đều cho là một vị hoàng đế. Thậm chí chính phủ còn cho người theo dõi “bám sát đế giày tôi”.
 b) Nghệ thuật: 
- Tạo tình huống
- Cách kể chuyện hóm hỉnh, kết hợp giữa kể, tả, viết thư.
 c) Ý nghĩa văn bản: 
“Vi hành” là một truyện ngắn tiêu biểu cho bút pháp văn xuôi hiện đại Nguyễn Ái Quốc; thể hiện tài châm biếm sâu sắc của tác giả về hoàng đế An Nam và triều đình nhà Nguyễn; về thái độ của người dân và chính phủ “bảo hộ” đối với Việt Nam và vị hoàng đế này.
3. Hướng dẫn tự học 
Phân tích truyện để làm rõ ý tính chiến đấu và nghệ thuật trào phúng của tác giả.
——&––
Đọc thêm:
TINH THẦN THỂ DỤC
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 
- Nhận thức được bản chất bịp bợm của phong trào thể dục do thực dân Pháp khởi xướng;
- Cách dựng cảnh, chọn tình huống, lời thoại, tạo xung đột.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
 1. Kiến thức: 
- Cuộc săn lùng người đi xem đá bóng; sự mẫn cán của chức dịch địa phương và “tinh thần thể dục” của người dân nghèo đói.
- Nghệ thuật dựng cảnh, chọn tình huống, tạo mâu thuẫn.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 
1. Tìm hiểu chung 
Vài nét về tác giả, hoàn cảnh và mục đích sáng tác (SGK).
2. Đọc – hiểu
 a) Nội dung: 
- Trát của quan tri huyện sức hương lí xã Ngũ Vọng
Nội dung của tờ trát của quan huyện lê thăng: tầm quan trọng của cuộc giao đấu, mệnh lệnh nghiêm như quân lệnh, lời chỉ dẫn rõ ràng về số lượng người tham gia, về cách ăn mặc, thời gian, thái độ,…
- Sự hưởng ứng của người dân;
Đối lập với “tinh thần thể dục” của các quan chức là tình cảnh thảm hại của người nông dân đi xem đá bóng: anh Mịch, bác Phô gái, bà cụ phó Bính, thằng Cò,…
 b) Nghệ thuật: 
Cách dựng cảnh, chọn tình huống, ngôn ngữ và đối thoại, tạo ra mâu thuẫn.
 c) Ý nghĩa văn bản: 
Một khi người dân còn đói cơm rách áo thì một sự cổ động cho thể dục thể thao chỉ là trò bịp bợm.
3. Hướng dẫn tự học 
Phân tích mâu thuẫn của truyện để làm bật lên tiếng cười châm biếm.
——&––
Làm văn:
PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN.
 I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 
- Hiểu mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trong đời sống;
- Hiểu những yêu cầu cơ bản và cách thực hiện phỏng vấn và trả lời phỏng vấn;
- Biết phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về một vấn đề quen thuộc.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
 1. Kiến thức: 
- Mục đích của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
- Yêu cầu đặt ra với người phỏng vấn và người được phỏng vấn.
 2. Kĩ năng: 
- Nhận diện và phân tích các nội dung, yêu cầu của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn qua các ví dụ.
- Thực hiện phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về những vấn đề gần gũi trong cuộc sống
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 
1. Tìm hiểu kiến thức cơ bản
- Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là cuộc hỏi – đáp có mục đích, nhằm thu thập hoặc cung cấp thông tin về chủ đề được quan tâm.
- Người phỏng vấn cần chuẩn bị kĩ càng trước khi phỏng vấn, cần lựa chọn những cách thức có hiệu quả nhất để khai thác và phản ánh các thông tin khi tiến hành và trình bày phỏng vấn.
- Người được phỏng vấn cần cung cấp các thông tin một cách trung thực.
2. Luyện tập 
Luyện tập về cách chuẩn bị và thực hiện cuộc phỏng vấn từ vai người phỏng vấn và người được phỏng vấn
Ví dụ: phỏng vấn về một số vấn đề: trang phục tuổi học đường; tình bạn, tình yêu tuổi học đường; lựa chọn nghề nghiệp tương lai.
3. Hướng dẫn tự học 
Tập xây dựng các tình huống để thực hành phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
——&––
Đọc văn:
VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
(Trích Vũ Như Tô-NGUYỄN HUY TƯỞNG)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 
- Hiểu và phân tích được xung đột kịch, tính cách, diễn biến tâm trạng và bi kịch của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích;
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của vở kịch.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
 1. Kiến thức: 
- Xung đột kịch, diễn biến tâm trạng, tính cách, bi kịch của hai nhân vật chính.
- Thái độ ngưỡng mộ, trân trọng tác giả đối với những người nghệ sĩ có tâm huyết và tài năng nhưng chịu số phận bi thảm.
 2. Kĩ năng: 
Đọc – hiểu một đoạn trích bản văn học theo đặc trưng thể loại.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 
1. Tìm hiểu chung 
 a) Tác giả: 
Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) là nhà văn có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử và có nhiều đóng góp ở thể loại tiểu thuyết và kịch. Văn phong Nguyễn Huy Tưởng giản dị, đôn hậu mà thâm trầm, sâu sắc.
b) Tác phẩm
Kịch Vũ Như Tô được sáng tạo từ sự kiện lịch sử có thật xảy ra ở Thăng Long các năm 1516 – 1517, dưới triều Lê Tương Dực. Vở kịch viết xong vào hè 1941, ban đầu có ba hồi, sau tác giả viết tiếp thành năm hồi; đoạn trích thuộc hồi 5.
2. Đọc - hiểu văn bản 
 a) Nội dung: 
- Xung đột chính của hồi kịch
+ Xung đột giữa giai cấp thống trị thối nát, xa hoa, trụy lạc với nhân dân đau khổ, lầm than. Mâu thuẫn này được giải quyết theo quan điểm của nhân dân (Lê Tương Dực bị giết, Nguyễn Vũ tự sát,…).
+ Xung đột giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời với lọi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân. Mâu thuẫn này không thể giải quyết rạch ròi, dứt khoát. Chân lí vừa thuộc về Vũ Như Tô, vừa thuộc về nhân dân.
Hai mâu thuẫn này có quan hệ mật thiết và có tác động lẫn nhau.
- Các nhân vật chính của vở kịch
Vũ Như Tô
+ Là một kiến trúc sư tài ba, “ngàn năm chưa dễ có một”, là hiện thân cho niềm khát khao, say mê sáng tạo cái đẹp;
+ Là một nghệ sĩ có nhân cách lớn, hoài bão lớn và có lí tưởng nghệ thuật cao cả. Tuy nhiên Vũ Như Tô lại lầm lạc trong suy nghĩ và hành động.
Qua Vũ Như Tô, nhà văn đặt vấn đề về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống; giữa khát vọng nghệ thuật muôn đời với lợi ích của nhân dân.
Đan Thiềm 
+ Là người trân trọng, đam mê cái tài – tài sáng tạo ra cái đẹp. Nét tính cách ấy được nhà văn gọi là “bệnh Đan Thiềm” – “bệnh” mê đắm tài hoa siêu việt của người sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo cái đẹp.
+ Là người luôn tỉnh táo, sáng suốt, thức thời, biết thích ứng với hoàn cảnh. Bi kịch, mỗi đau của Đan Thiềm là không bảo vệ được cái đẹp, không cứu được người tài ngay cả khi sẵn sàng đánh đổi cả mạng sống.
 b) Nghệ thuật: 
+ Mâu thuẫn tập trung phát triển cao, hành động dồn dập, đầy kịch tính;
+ Ngôn ngữ điêu luyện, có tính tổng hợp cao, nhịp điệu của lời thoại nhanh;
+ Tính cách, tâm trạng nhân vật bộc lộ rõ nét qua ngôn ngữ, hành động.
+ Các lớp kịch được chuyển linh hoạt, tự nhiên, liền mạch.
 c) Ý nghĩa văn bản: 
Đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài đặt ra vấn đề sâu sắc có ý nghĩa muôn thuở về cái đẹp, về mối quan hệ giữa người nghệ sĩ và nhân dân, đồng thời tác giả cũng bày tỏ niềm cảm thông, trân trọng đối với người nghệ sĩ tài năng, giàu khát vọng nhưng rơi vào bi kịch.
3. Hướng dẫn tự học 
- Tóm tắt vở kịch Vũ Như Tô.
- Phân tích, so sánh hai tính cách Vũ Như Tô và Đan Thiềm.
——&––
Tiếng Việt:
THỰC HÀNH VỀ SỬ DỤNG
MỘT SỐ KIỂU CÂU TRONG VĂN BẢN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 
- Ôn luyện và nâng cao them một bước kiến thức cơ bản về một số kiểu câu (câu bị động, câu có khởi ngữ, câu có trạng ngữ chỉ tình huống) và tác dụng của các kiểu câu đó trong sự liên kết ý ở văn bản;
- Củng cố và nâng cao kĩ năng nhận diện và phân tích câu trong văn bản, kĩ năng đặt câu theo những kiểu câu thích hợp với ngữ cảnh để đảm bảo và tăng cường vai trò thể hiện ý, liên kết ý trong văn bản.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
 1. Kiến thức: 
Thông qua luyện tập thực hành củng cố và nâng cao:
- Kiến thức về cấu tạo của ba kiểu câu: câu bị động, câu có khởi ngữ, câu có trạng ngữ chỉ tình huống;
- Kiến thức về sự liên kết của các câu trong văn bản;
- Tác dụng của mỗi kiểu câu trên trong văn bản: tác dụng thể hiện nội dung thông tin, tác dụng liên kết trong văn bản.
 2. Kĩ năng: 
- Nhận diện và phân tích được đặc điểm cấu tạo của ba kiểu câu (câu bị động, câu có khởi ngữ, câu có trạng ngữ chỉ tình huống).
- Phân tích được tác dụng vể diễn đạt ý của ba kiểu câu đó trong văn bản.
- Lựa chọn cách đặt câu sao cho thích hợp với sự triển khai ý trong văn bản.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 
1. Tìm hiểu chung 
- Thông qua các bài tập, ôn lại và nâng cao kiến thức về ba kiểu câu: câu bị động (có chủ ngữ ở đầu câu biểu hiện đối tượng của hoạt động, có các từ bị, được, phải sau chủ ngữ), câu có khởi ngữ (đứng đầu câu thể hiện đề tài v2 điểm xuất phát của thông báo, có thể có từ thì, là, mà đi sau để tách biệt), câu có trạng ngữ chỉ tình huống (ở đầu câu, do động từ hay cum động từ, cụm tính từ đảm nhiệm và biểu hiện hoạt động trạng thái đồng thời hay xảy ra trước hoạt động, trạng thái ở vị ngữ của câu).
- Thông qua thực hành khắc sâu kiến thức về liên kết nội dung giữa các câu trong văn bản. Yêu cầu về liên kết văn bản chi phối cấu tạo của từng câu trong văn bản, trong đó có cấu tạo theo một trong ba kiểu câu trên.
- Tác dụng của việc đặt câu theo các kiểu câu trên là tạo được sự liên kết ý giữa các câu trong văn bản, ngoài các tác dụng về thay đổi cách diễn đạt cho linh hoạt, tác dụng phân biệt thông tin đã biết với thông tin mời. 
2. Luyện tập 
- Nhận biết và phân tích cấu tạo của ba kiểu câu. GV gợi dẫn theo các câu hỏi trong SGK, đồng thời nhớ lại kiến thức về ba kiểu câu và các thành phần khởi ngữ, trạng ngữ đã học ở THCS.
- Nhận biết và phân tích tác dụng về liên kết ý của ba kiểu câu. Cần xem xét quan hệ về ý của câu với các câu đi trước, sau trong văn bản để kết luận là ở vị trí của câu trong văn bản cần đặt câu theo một trong ba kiểu đó thì mới đảm bảo sự liên kết về ý.
- Lựa chọn kiểu câu để đặt vào vị trí trong văn bản. Cũng xuất phát từ yêu cầu liên kết ý trong văn bản mà cần lựa chọn đặt câu theo một trong ba kiểu trên.
- Đặt câu trong văn bản: yêu cầu đảm bảo đúng nội dung, cấu tạo ngữ pháp và nhất là đảm bảo có sự liên kết với các câu khác. Vì thế cần đặt phù hợp với yêu cầu liên kết.
3. Hướng dẫn tự học 
Thực hiện sự chuyển đổi kiểu câu theo bảng sau:
1a. Câu chủ động: Lão Hạc rất yêu quý con chó
1b. Câu bị động..................................
………………………………………
2a. Câu không có khởi ngữ: Tôi xem phim ấy rồi
2b. Câu có khởi ngũ:………………..
……………………………………….
3a. Câu không có trạng ngữ: Nó xem xong thư, rất phấn khởi
3b. Câu có trạng ngữ tình huống:……
……………………………………….
——&––
Đọc văn:
TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 
- Cảm nhận được sức mạnh của tình yêu lứa đôi chân chính;
- Hiểu được diễn biến tâm trạng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
 1. Kiến thức: 
- Tình yêu chân chính và mãnh liệt của tuổi trẻ vượt lên thù hận dòng tộc.
- Đặc sắc của thiên tài nghệ thuật Sêch-xpia: miêu tả tâm trạng qua ngôn ngữ độc thoại và đối thoại.
 2. Kĩ năng: 
- Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Nhận biết được một vài đặc điểm cơ bản của thể loại kịch: ngôn ngữ, hành động, bố cục, xung đột kịch.
II – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 
1. Tìm hiểu chung 
- Uy-li-am Sếch-xpia (1564 – 1616), nhà thơ, nhà viết kịch thiên tài nước Anh, một trong những “người khổng lồ” của thời đại Phục hưng châu Âu thế kỉ XV – XVI. Năm 2000, ông được nước Anh bầu chọn là con người của thiên niên kỉ thứ hai của đất nước.
- Đoạn trích diễn tả cảnh Rô-mê-ô trở lại nhà Ca-piu-lét ngay giữa đêm khuya sau đêm hội hóa trang, thấy Giu-li-ét xuất hiện bên cửa sổ.
2. Đọc - hiểu văn bản 
 a) Nội dung: 
- Ca ngợi tuổi trẻ và tình yêu mãnh liệt mang màu sắc lí tưởng (phân tích sáu lời độc thoại nội tâm ở phần đầu. Họ nói về nhau mà không phải nói với nhau: chân tình, đằm thắm, phấn chấn, rạo rực).
- Ca ngợi chiến thắng của khát vọng cá nhân trước định kiến và thù hận dòng tộc truyền kiếp, trước tất cả những gì kìm hãm tự do của con người được hưởng quyền sống chính đáng (phân tích mười lời đối thoại ở phần cuối).
 b) Nghệ thuật: 
- Miêu tả tâm lí và diễn biến tâm lí nhân vật.
- Ngôn ngữ độc thoại và đối thoại thể hiện sự phát triển của xung đột nhân vật.
 c) Ý nghĩa văn bản: 
Khẳng định vẻ đẹp của tình người, tình đời theo lí tưởng của chủ nghĩa nhân văn thông qua sự chiến thắng của tình yêu chân chính và mãnh liệt đối với những hận thù dòng tộc.
3. Hướng dẫn tự học 
- Đọc với giọng điệu phù hợp với lời thoại của cả hai nhân vật.
- Tập diễn có phân vai trong hoạt động tích cực ở nhóm (Lưu ý: ngắt câu đúng chỗ, đọc diễn cảm phù hợp tâm trạng, thái độ nhân vật và sự phát triển của xung đột kịch).
——&––
ÔN TẬP VĂN HỌC
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 
- Nắm vững, đồng thời hệ thống hóa những tri thức cơ bản về văn học Việt Nam hiện đại và văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ Văn lớp 11, trên hai phương diện lịch sử và thể loại;
- Có năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ, sự kiện, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
a) Kiến thức 
- Sự hình thành, phát triển của các dòng văn học;
- Nội dung cơ bản và nghệ thuật đặc sắc của những tác phẩm văn xuôi vừa học.
b) Kĩ năng 
Năng lực hệ thống các tác phẩm đã học theo thể loại, nắm được hồn cốt của những văn bản đã học.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 
1. Tìm hiểu chung 
a) Thành tựu
- Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 hình thành theo hai bộ phận và phân hóa thành nhiều dòng, vừa đấu tranh với nhai, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển.
- Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 phát triển với nhịp độ hết sức nhanh chóng. Sự phát triển này thể hiện rất rõ ở sự phát triển của thơ trong phong trào Thơ mới, ở các thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, lí luận và phê bình văn học,… (Phân tích một số tác phẩm tiêu biểu để chứng minh: “Vi hành”, Tinh thần thể dục,Chí Phèo, Số đỏ, Chữ người tử tù, Vũ Như Tô,…).
b) Sự giao thời của tiểu thuyết trung đại và tiểu thuyết hiện đại (Phân tích sự khác nhau về đề tài, chất liệu, cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật, bút pháp,… của một số tác phẩm để minh chứng cho sự khác nhau của hai dòng tiểu thuyết này).
2. Luyện tập 
- Từ những kiến thức trọng tâm trên, GV hướng dẫn HS thảo luận – tranh luận để rút ra những vấn đề ngắn gọn, then chốt.
- Có thể mỗi nhóm HS lập đề cương một tác phẩm, sau đó cho cả lớp thảo luận.
3. Hướng dẫn tự học 
- Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi theo SGK;
- Rút ra những điểm giống nhau cơ bản của các tác phẩm vừa học thuộc giai đoạn từ thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945.
Đọc văn:
LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG
(Xuất dương lưu biệt- PHAN BỘI CHÂU)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 
- Cảm nhận được vẻ đẹp của chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu.
- Thấy được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
 1. Kiến thức: 
- Vẻ đẹp hào hùng, lãng mãn của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.
- Giọng thơ tâm huyết, 

File đính kèm:

  • docCHUAN11(moi2).doc
Giáo án liên quan