Giáo án Ngữ văn 11 - Bài 2: Con người công dân và con người cá nhân trong văn học Việt Nam trung đại
Ở thể loại sử ký hình tượng con người công dân cũng in đậm nét. Đó là một Trưng vương, một Ngô Quyền, một Thái sư Trần Thủ Độ, một anh hùng Trần Quốc Tuấn, qua những trang sử của Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên,
Các thể loại văn học nghệ thuật hình tượng, con người công dân vẫn xuất hiện như nhân vật Quang Trung (Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô gia văn phái), hay Nguyễn Hoàng và các chúa Nguyễn trong Nam triều công nghiệp chí của Nguyễn Khoa Chiêm, hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, Song tần số xuất hiện ít hơn so với hình tượng con người cá nhân.
Nói khác đi, ở những thể loại văn học nghệ thuật (chúng tôi phân biệt văn h Việt Nam trung đại xét về chức năng có thể loại chính: văn học hành chức (cáo chiếu, hịch, biểu, thư, luận, thuyết, ) và văn học mang tính hình tượng (phú, thơ Đường luật, truyện thơ lục bát, ngâm khúc, hát nói, ), hình tượng con người cá nhân thể hiện rõ nét hơn.
Tuy nhiên, ta không thể và cũng không cần phân biệt rạch ròi giữa hai hình tượng con người công dân và con người cá nhân trong cùng một con người! Bởi nó luôn luôn tồn tại những hai mặt của cuộc sống. Sự ảnh hưởng qua lại này, thấy rõ ở quan niệm xuất – xử của các tác gia Nho sĩ mà chúng tôi đề cập ở phần loại hình tác gia, phía sau .
Ngày soạn: 22/9/2013 Bài 2: CON NGƯỜI CÔNG DÂN VÀ CON NGƯỜI CÁ NHÂN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI. I. Xét trên bình diện nội dung 1. Con người công dân biểu hiện qua các bình diện Thứ nhất, là con người gắn bó trách nhiệm với vận mệnh của dân tộc: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn); Hịch tướng sĩ văn (Trần Quốc Tuấn); Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão); Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)… Thứ hai, là con người có lý tưởng, hoài bão và khát vọng cao cả: Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải); Cảm hoài (Đặng Dung Thứ ba, có tầm hồn phóng khoáng, hồn hậu, chân thành: Thơ Nguyễn Trãi, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, thơ Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Minh Tông, … Đây cũng chính là hình tượng của những con người gắn liền với cảm hứng yêu nước trong dòng chảy của văn học Việt Nam trung đại. 2. Con người cá nhân biểu hiện qua các bình diện Thứ nhất, con người cá nhân với ý thức khẳng định vẻ đẹp và tài năng của mình: thơ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, … Thứ hai, con người cá nhân với nhu cầu bộc lộ tình cảm riêng tư, tâm sự u ẩn: Thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, các nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ), … Thứ ba, con người với khát vọng tự do, bình đẳng, khát vọng tình yêu và hạnh phúc: thể hiện tiêu biểu trong các ngâm khúc hình thức song thất lục bát như Chinh phụ ngâm khúc (bản dịch của Đoàn Thị Điểm?); Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Ai tư vãn (Lê Ngọc Hân); Tự tình khúc (Cao Bá Nhạ), Thu dạ lữ hoài ngâm (Đinh Nhật Thận), Bần nữ thán (khuyết danh), … Thứ tư, cảm hứng hành lạc và khát vọng nhu cầu trần thế của con người cá nhân Cao hơn khát vọng tự do, khát vọng tự khẳng định vẻ đẹp hình thể, trí tuệ của mình, văn học Việt Nam trung đại những năm cuối thế kỷ XVIII đến hết TK XIX còn thể hiện cảm hứng hành. Tất cả chuyện phòng the, chăn gối được Hồ Xuân Hương mở màn như phát súng lệnh: Bốn mảnh quần hồng bay phất phới Hai hàng chân ngọc duỗi song song Hay: Hiền nhân quân tử ai là chẳng Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo Đến Nguyễn Công Trứ, con người ngất ngưởng ấy tự trào khi nằm cạnh cô đào trẻ về tuổi của mình rằng: Ngũ thập niên tiền nhị thập tam, và cũng đã không ít lần ông “tương tư”, ông “bỡn đào già”, “bỡn vợ lẽ”, … Những bình diện của hình tượng con người cá nhân trong văn học Việt Nam trung đại gắn liền với nội dung cảm hứng nhân đạo và cảm hứng thế sự đời tư của các nhà văn, nhà thơ. II. Xét trên bình diện hình thức nghệ thuật 1. Ở cấp độ thể loại Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, hình tượng con người công dân thường xuất hiện ở các thể loại hành chức. Không khó để nhận ra hình tượng của những minh quân, lương tướng, những nhân vật anh hùng hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc. Những con người công dân ấy xuất hiện trong Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Hịch tướng sĩ văn (Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Chiếu cầu hiền (một bài của Nguyễn Trãi, một bài của Ngô Thì Nhậm), …, qua những bài thư, luận, tấu, thuyết của Nguyễn Trãi, Nguyễn Trường Tộ, Phan Đình Phùng, … Ở thể loại sử ký hình tượng con người công dân cũng in đậm nét. Đó là một Trưng vương, một Ngô Quyền, một Thái sư Trần Thủ Độ, một anh hùng Trần Quốc Tuấn, … qua những trang sử của Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên, … Các thể loại văn học nghệ thuật hình tượng, con người công dân vẫn xuất hiện như nhân vật Quang Trung (Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô gia văn phái), hay Nguyễn Hoàng và các chúa Nguyễn trong Nam triều công nghiệp chí của Nguyễn Khoa Chiêm, hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, … Song tần số xuất hiện ít hơn so với hình tượng con người cá nhân. Nói khác đi, ở những thể loại văn học nghệ thuật (chúng tôi phân biệt văn h Việt Nam trung đại xét về chức năng có thể loại chính: văn học hành chức (cáo chiếu, hịch, biểu, thư, luận, thuyết, …) và văn học mang tính hình tượng (phú, thơ Đường luật, truyện thơ lục bát, ngâm khúc, hát nói, …), hình tượng con người cá nhân thể hiện rõ nét hơn. Tuy nhiên, ta không thể và cũng không cần phân biệt rạch ròi giữa hai hình tượng con người công dân và con người cá nhân trong cùng một … con người! Bởi nó luôn luôn tồn tại những hai mặt của cuộc sống. Sự ảnh hưởng qua lại này, thấy rõ ở quan niệm xuất – xử của các tác gia Nho sĩ mà chúng tôi đề cập ở phần loại hình tác gia, phía sau . Thể loại thơ Đường luật sự vận động từ con người công dân đến con người cá nhân rõ nét hơn. Ta dễ dàng nhận thấy hình tượng của những nhân vật trữ tình nguyện một lòng vì dân vì nước (con người công dân) như trong Quốc tộ (Đỗ Pháp Thuận), Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão), Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải), Cảm hoài(Đặng Dung), … đến những bài thơ thất ngôn xen lục ngôn trong tậpQuốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), … Và đến nửa cuối TK XVIII cho đến hết TK XIX, hình tượng con người cá nhân trong thơ Đường luật lại chiếm ưu thế cả về mặt số lượng lẫn chất lượng. Nhiều bài thơ mang cảm hững thế sự của Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, … nhiều nhân vật khẳng định cái đẹp bản thể, cái tài hoa, sự sáng tạo của mình qua thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Công Trứ, Dương Khuê, Cao Bá Quát, … Ở truyện thơ lục bát, các ngâm khúc hình thức song thất lục bát, các bài hát nói, hình tượng con nhân cá nhân chiếm ưu thế tuyệt đối so với con người công dân. 2. Xét ở cấp độ ngôn từ Thứ nhất, hình tượng con người công dân gắn liền với những hình ảnh và từ ngữ mang tính điển phạm. Và, điều dễ nhận thấy nhất khi xây dựng con người công dân, các nhà thơ luôn dùng hệ thống điển tích, lớp từ Hán Việt như một điều tất yếu. Xin đọc đoạn đầu trong Hịch tướng sĩ, hay mấy câu phú của Trương Hán Siêu sau đây để minh hoạ: Đại từ nhân xưng cũng mang tính ước lệ: ta, khanh, thiên tử, bề tôi, … được dùng phổ biến. Thứ hai, hình tượng con người cá nhân gắn liền với lớp từ thuần Nôm, dân gian, từ láy, từ tự xưng, thậm chí cả những câu chửi, tiếng gào, … 3. Sự manh nha của câu thơ điệu nói Các nhà thi pháp học cho rằng câu thơ, giọng thơ của văn học ViệtNam trung đại là câu thơ điệu ngâm. Tức là câu thơ không thể hiện dấu ấn cá nhân của chủ thể trữ tình. Song, từ thực tế khảo sát văn học Việt Nam trung đại đặc biệt từ Hồ Xuân Hương trở về sau, chúng tôi thấy đã có sự manh nha của câu thơ điệu nói. Ở câu thơ điệu nói các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, câu thơ điệu nói có thể cho phép nhà thơ thể hiện rõ ràng, dứt khoát lập trường tư tưởng, tình cảm của cá nhân trữ tình. Câu thơ trở thành lời nói cá thể, nó có ngữ khí từ, câu hỏi, câu cảm thán, hướng tới một ai đó, hoặc hướng tới chính người đọc, theo kiểu tự bộc bạch, tâm sự với bạn bè. Câu thơ điệu nói giải phóng giọng điệu cá thể, làm cho nó hiện ra trên bề mặt, đồng thời cải tạo lại chất nhạc của thơ – không phải nhạc trầm bỗng réo rắc do phối hợp bằng trắc tạo nên mà là do tiếng người, ngữ điệu người, giọng điệu người. Thành phần của lời thơ trữ tình điệu nói rất đa dạng. Có các hư từ, các cách lập luận, các khẩu hiệu, có tiếng hô lời chào, lời chêm, câu hỏi, đối đáp, có cách vắt dòng, nhiều khi cả khổ thơ chỉ là một câu. Đọc thơ Nguyễn Công Trứ, không khó để ta có thể chọn dẫn chứng minh hoạ: Tao ở nhà tao tao nhớ mi Nhớ mi tao mới bước chân đi (Bỡn nhân tình) Nguyễn Khuyến có khi dùng hàng loạt những hư từ để đưa vào thể thơ được cho là niêm luật phải chặt chẽ nhất: thơ Đường luật: Cũng cờ cũng biển cũng cân đai Cũng gọi ông nghè có kém ai Một Tú Xương chửi đổng: Đù cha đù mẹ cái dát giường Đêm nằm chỉ thấy những đau thương Đến mai mua nứa ông mần lại Đù mẹ đù cha cái dát giường (Chửi dát giường) Đó là sự manh nha của câu thơ điệu nói, điều đặc biệt quan trọng làm nên sự thành công vang dội của phong trao thơ mới ở thập niên 30 – 40 của thế kỷ XX. III. Kết luận Thứ nhất, ở thời kỳ ổn định và phát triển của nhà nước phong kiến, mối quan tâm hàng đầu của văn học chính là hình tượng con người công dân gắn bó với những cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc và công cuộc xây dựng đất nước. Ý thức trách nhiệm, những tình cảm công dân lớn lao, cao cả được đặc biệt đề cao. Thứ hai, trong giai đoạn nhà nước phong kiến trượt dài trên cái dốc suy thoái, con người cá nhân với ý thức cá tính, tài năng với nhu cầu tự khẳng định và khát vọng mãnh liệt về tự do, tình yêu, hạnh phúc lại là hình tượng trung tâm của các tác phẩm chứa đựng tinh thần nhân văn cao cả. Sự chuyển biến từ chỗ đặc biệt quan tâm đến hình tượng con người công dân đến chỗ đặc biệt quan tâm đến hình tượng con người cá nhân thể hiện rõ nét đặc trưng của văn học ViệtNam trung đại. Thứ ba, con người cá nhân hình thành và phát triển mạnh mẽ ở văn Việt Nam trung đại giai đoạn hậu kỳ đã trở thành một động lực nội sinh quan trong góp phần hình thành phong trào Thơ Mới xuất sắc 1932 - 1945./.
File đính kèm:
- Con nguoi cong dan va con nguoi ca nhan trong VHTD.doc