Giáo án Ngữ văn 10 - Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

a. 16 câu đầu:

- Chinh phụ ngâm là thơ trữ tình với chức năng thể hiện nội tâm nhân vật trữ tình. Miêu tả nội tâm phong phú, phức tạp là đặc điểm quan trọng về mặt thể loại của ngâm khúc. Các hình thức miêu tả ngoại hình, hành động hoặc miêu tả thiên nhiên đều nhằm mục đích diễn đạt nội tâm

* Tâm trạng cô đơn lẻ loi của người chinh phụ - > thể hiện qua ngoại cảnh, hành động để diễn tả nội tâm của chinh phụ.

- Hành động lặp đi lặp lại: Người chinh phụ rủ rèm rồi lại cuốn rèm, đi đi lại lại trong hiên vắng như chờ đợi tin tức của chồng. Cách tả này cho ta thấy sự tù túng bế tắc của người chinh phụ

- Ngoại cảnh: Người chinh phụ chỉ có người bạn duy nhất là ngọn đèn. Tả đèn chính là để tả không gian mênh mông và sự cô đơn của con người. Trong không gian ấy tiếng gà không gợi sự vui vẻ mà tăng thêm ấn tượng vắng vẻ, tịch mịch. Bóng cây hoè trong đêm gợi cản giác hoang vắng, cô đơn, đáng sợ.

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1942 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ
Tác giả: Đặng Trần Côn
Dịch giả: Đoàn Thị Điểm
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: Tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến, đòi quyền được hưởng hạnh phúc lứa đôi thể hiện qua việc miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật: đầy nhung nhớ, cô đơn, khao khát
2. Kĩ năng: Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể lọai
3. Thái độ:Thông cảm với nỗi đau khổ của chinh phụ
B. THIẾT KẾ BÀI HỌC:
I.Chuẩn bị của GV và HS:
1.Giáo viên: đọc tltk, soạn giáo án
2. Học sinh: Chủ động tìm hiểu soạn bài học qua các câu hỏi sgk .
 II.Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số: 
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài giảng.
3.Nội dung bài mới
a. Đặt vấn đề: Trước Nguyễn Du và truyện Kiều, một trong những đỉnh cao của VHVN TK XVIII là tác phẩm “Chinh phụ ngâm” do Đặng Trần Côn viết, diễn Nôm Đoàn Thị Điểm, bài ca là lời than thở của người vợ trẻ (chinh phụ) có chồng đi chinh chiến xa, khao khát cuộc sống lứa đôi trong hòa bình yên ổn của người phụ nữ 
b. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1: giới thiệu về tg và dịch giả
? Trình bày một vài nét về tác giả Chinh phụ ngâm.
? Nêu những hiểu biết của em về tác phẩm chinh phụ ngâm.
HĐ2: hướng dẫn hs tìm hiểu giá trị của đoạn trích
? Vị trí đại ý đoạn trích.
? Có thể chia đoạn thơ làm mấy phần
? tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn thơ là gì và được diễn tả như thế nào.
? Tác giả dùng yếu tố ngoại cảnh nào và diễn tả ra sao.
? những dấu hiệu nào cho thấy nỗi cô đơn của người chinh phụ 
? Tâm trạng nhớ nhung được gợi ra như thế nào trong 8 câu sau.
? Không gian, thời gian.
=> nỗi nhớ được so sánh với chiều rộng của không gian và chiều dài thời gian.
Em có nhận xét gì về nghệ thuật của đoạn trích?
I. Tìm hiểu chung
 a. Tác giả: Đặng Trần Côn
- Quê: Nhân Mục- Thanh Trì- Thăng Long
- Sống vào khoảng TK XVIII
- Thuở nhỏ chăm học, có tài VC và đậu tất cả các kì thi Hương.
→ là một danh sĩ hiếu học.
- Tác phẩm: Chinh phụ ngâm, viết bằng chữ Hán. 2. Dịch giả: Đoàn Thị Điểm
- Hiệu: Hồng Hà Nữ Sĩ
- Quê: Hiến Phạm- Văn Giang- Kinh Bắc, nay là Yên Mỹ- Hưng Yên.
- Sống cùng thời với Đặng Trần Côn
- Thuở nhỏ thông minh, hay chữ, có tài văn chương
- Là người có nhan sắc, kết hôn muộn, chồng đi sứ sang Trung Quốc.
- Bản dịch: viết bằng chữ Nôm, thể ngâm khúc, viết bằng thể thơ song thất lục bát.
 2. Tác phẩm:
- Chinh phụ ngõm gồm 478 câu viết bằng chữ Hán theo thể trường đoản cú (câu thơ dài ngắn không đều nhau) - > dịch ra theo thể song thất lục bỏt.
- Nội dung: viết về nỗi lòng của người chinh phụ có chồng ra trận (viết năm 1470) 
- Giá trị tỏc phẩm: mang giá trị nội dung lớn.
 + Tố cáo lên án chiến tranh phong kiến.
 + Đề cao khỏt vọng hạnh phỳc con người.
- Nghệ thuật: thành công về miêu tả diễn biến tâm trạng của người chinh phụ qua khung cảnh không gian và diễn biến thời gian.
II. Đoạn trích:
 1. Vị trí, đại ý đoạn trích;
- Trích từ câu 193- 216.
- Diễn tả tâm trạng của người chinh phụ khi chinh phu xa nhà.
 2. Bố cục: 2 phần.
- 16 câu đầu: Nỗi cô đơn của người chinh phụ.
- 8 câu sau: Niềm thương nhớ chồng.
III. Đọc hiểu đoạn trích:
 1. Đọc: 
 2. Tìm hiểu đoạn trích:
 a. 16 câu đầu:
- Chinh phụ ngâm là thơ trữ tình với chức năng thể hiện nội tâm nhân vật trữ tình. Miêu tả nội tâm phong phú, phức tạp là đặc điểm quan trọng về mặt thể loại của ngâm khúc. Các hình thức miêu tả ngoại hình, hành động hoặc miêu tả thiên nhiên đều nhằm mục đích diễn đạt nội tâm
* Tâm trạng cô đơn lẻ loi của người chinh phụ - > thể hiện qua ngoại cảnh, hành động để diễn tả nội tâm của chinh phụ.
- Hành động lặp đi lặp lại: Người chinh phụ rủ rèm rồi lại cuốn rèm, đi đi lại lại trong hiên vắng như chờ đợi tin tức của chồng. Cách tả này cho ta thấy sự tù túng bế tắc của người chinh phụ
- Ngoại cảnh: Người chinh phụ chỉ có người bạn duy nhất là ngọn đèn. Tả đèn chính là để tả không gian mênh mông và sự cô đơn của con người. Trong không gian ấy tiếng gà không gợi sự vui vẻ mà tăng thêm ấn tượng vắng vẻ, tịch mịch. Bóng cây hoè trong đêm gợi cản giác hoang vắng, cô đơn, đáng sợ.
- Không gian thời gian đêm được tả khá kĩ nhằm nhấn mạnh sự trống trải , cô đơn trong lòng người chinh phụ xa chồng
- Hành động diễn ra trong phòng: Người chinh phụ gượng đốt hương để tìm sự thanh thản, song tâm hồn lại như thêm mê man; gượng soi gương để trang điểm, song nhìn thấy khuôn mặt mình thì lại ứa nước mắt. Nhưng điều đáng sợ hơn cả là những nhạc cụ gợi đến sự gắn bó lứa đôi: sắt cầm, dây uyên, phím loan mà mình thì đang đơn lẻ. Người chinh phụ chỉ gượng gảy đàn sắt đàn cầm vì không thấy phù hợp, đặc biệt sợ dây đàn bị chùng hay đứt vì đó là điềm gở báo hiệu sự không hay của tình vợ chồng.
=> Tâm trạng cô đơn, lẻ loi, trăn trở, thao thức 
 b. 8 câu sau: lời bộc bạch của người chinh phụ.
 - Lòng này gửi gió đông có tiện
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên
Þ Người chinh phụ gửi nỗi niềm thương nhớ qua ngọn gió đông.
(Gió mùa xuân - nhưng hình ảnh này có tính ước lệ gợi lên sự xa cách muôn trùng giữa chinh phụ và chinh phụ).
- Thời gian: Dài
- Không gian: Mênh mông, vô tận
Þ Càng làm nổi bật nổi nhớ nhung của người chinh phụ.
- Nhớ chàng đằng đẳng đường lên bằng trời.
Nổi nhớ chàng đau đáu nào xong.
® Đó là nỗi nhớ triền miên trong thời gian (đằng đẵng) và được cụ thể bằng độ dài của không gian (bằng trời).
Þ Từ láy có giá trị biểu cảm lớn.
Û Nổi nhớ khắc khoải, dằng dặc xót xa, triền miên đau đớn đến quặn thắt tâm can.
- Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu.
- Cảnh buồn người thiết tha lòng.
® Nghệ thuật từ láy, tả cảnh ngụ tình, đối lập, tương phản Þ Sự xót xa, cay đắng, đau khổ.
Û Tâm trạng nhớ nhung khắc khoải, nổi buồn đau vô hạn.
+ Đồng cảm với khao khát hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.
 + Lên án chiến trạnh phong kiến chia rẽ t/c gây nên bao tấn bi kịch tinh thần cho con người.
Nghệ thuật:
Tả cảnh ngụ tình
Miêu tả nội tâm nhân vật (đây là nét mới trong thơ ca VHTĐ. Lấy con nguwoif làm trung tâm, đối tượng để phản ảnh trực tiếp -> giá trị nhân văn cao đẹp)
Các hình ảnh giản dị, giàu sức gợi
Ngôn ngữ bác học, bình dân nhuần nhuyễn 
--> đưa ngôn ngữ dân tộc lên tầm cao mới
III. HƯỚNG DẪN HS ĐÁNH GIÁ, TỔNG HỢP, CỦNG CỐ VÀ LUYỆN TẬP
HS đọc ghi nhớ- sgk.
Soạn bài: Tóm tắt văn bản thuyết minh.
IV. HD HSINH TỰ HỌC
- Tìm các biện pháp tu từ thể hiện tâm trạng nhân vật trữ tình
- Phân tích tâm trạng người chinh phụ.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phân tích tác phẩm Ngữ văn 10.
Phân tích, bình giảng tác phẩm Ngữ văn 10. 
Để học tốt Ngữ văn 10.
VI. RÚT KINH NGHIỆM.

File đính kèm:

  • docTuan_27_Tinh_canh_le_loi_cua_nguoi_chinh_phu.doc