Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 93-95

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Hệ thống lại toàn bộ kiến thức văn học được học trong chương trình lớp 10, gồm VHDG, VHV và VHNN.

2. Kỹ năng : Rèn luyện thao tác hệ thống, tổng hợp kiến thức, tích hợp kiểu bài thuyết minh, giới thiệu một nội dung văn học rộng lớn.

3. Thái độ: Bồi dưỡng niềm tự hào trước những di sản văn học đồ sộ của nước nhà và nhân loại, nâng cao niềm say mê học văn.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước: Đọc tài liệu, soạn giảng.

- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Đọc diễn cảm kết hợp thảo luận nhóm, thuyết giảng.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước bài học ở SGK và trả lời các câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài.

 

doc6 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1884 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 93-95, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	
Tiết : 93
Bài dạy:
(Đọc văn)	 TỔNG KẾT VĂN HỌC
	 (Tiết 1)
I .MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hệ thống lại toàn bộ kiến thức văn học được học trong chương trình lớp 10, gồm VHDG, VHV và VHNN.
2. Kỹ năng: Rèn luyện thao tác hệ thống, tổng hợp kiến thức, tích hợp kiểu bài thuyết minh, giới thiệu một nội dung văn học rộng lớn.
3. Thái độ: Bồi dưỡng niềm tự hào trước những di sản văn học đồ sộ của nước nhà và nhân loại, nâng cao niềm say mê học văn.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước: Đọc tài liệu, soạn giảng.
- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Đọc diễn cảm kết hợp thảo luận nhóm, thuyết giảng.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước bài học ở SGK và trả lời các câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1’): Điểm danh và kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.	
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn tập.
3. Giảng bài mới 	
- Giới thiệu bài (1’): Sau một năm học tập bộ môn, ta đã nắm bắt khá nhiều tri thức văn học Việt Nam và VHNN. Việc hệ thống lại những kiến thức cơ bản ấy có một ý nghĩa quan trọng giúp ta nắm bắt kiến thức chắc chắn hơn.
- Tiến trình bài dạy 
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
41’
Hoạt động 1.
HDHS ôn tập đặc trưng của VHDG và VHV
-VHVN gồm những bộ phận nào?
-Những đặc điểm truyền thống chung?
-VHDG có những đặc trưng chủ yếu nào?
-Nêu những thể loại chính của VHDG?
-Nêu những giá trị cơ bản của VHDG?
-Vắn tắt những giá trị nội dung, nghệ thuật chính của những tác phẩm(đoạn trích) VHDG đã học ở lớp 10?
Hoạt động 1.
HS ôn tập đặc trưng của VHDG và VHV
-HS trả lời
-Một số HS tham gia trả lời từng câu hỏi.
-Mỗi HS trả lời giá trị của một tác phẩm.
1. Khái quát về văn học Việt Nam 
-Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận :
 +Văn học dân gian.
 +Văn học viết.
-Những đặc điểm truyền thống chung :
 +Yêu nước và nhân đạo.
 +Tiếp thu sáng tạo tinh hoa văn hóa, văn học nước ngoài.
2.Văn học dân gian 
-Những đặc trưng chủ yếu của VHDG :
 +Tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.
 +Sáng tác, tồn tại, lưu truyền tập thể.
 +Gắn bó với những hoạt động khác nhau trong đời sống cộng đồng.
-Hệ thống thể loại :
Tự sự dân gian
Trữ tình dân gian
Sân khấu dân gian
Thần thoại
Sử thi
Cổ tích
Truyện thơ
Truyện cười
Truyện ngụ ngôn
Vè
Ca dao - dân ca
Tục ngữ
Câu đố
Chèo 
Tuồng đồ
Múa rối(nước, cạn)
-Những giá trị cơ bản của VHDG 
 +Nhận thức.
 +Giáo dục.
 +Nghệ thuật.
-Một số tác phẩm (trích đoạn tác phẩm) VHDG đã học :
Tác phẩm (đoạn trích)
Nội dung cơ bản
Đặc sắc nghệ thuật
Chiến thắng Mtao Mxây (Đăm Săn)
Trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình, thiết tha với cuộc sống yên bình, phồn vinh của bộ tộc đã tạo nên sức mạnh chiến đấu, chiến thắng kẻ thù.
Ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, nhạc điệu với những so sánh, phóng đại đạt hiệu quả cao.
Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy.
Giải thích nguyên nhân mất nước Au Lạc và bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác kẻ thù, cách xử lí đúng đắn quan hệ riêng chung, cá nhân - cộng đồng.
Hình tượng nhân vật và những hư cấu độc đáo vừa mang cốt lõi lịch sử, vừa có phần tượng dân gian.
Tấm Cám
Sức sống, sự trỗi dậy mãnh liệt của con người chân chính trước sự vùi dập của cái ác và niềm tin chiến thắng của chính nghĩa trước sự gian tà.
Sự kết hợp yếu tố chân thực và kì ảo, sự phát triển tính cách nhân vật phù hợp với hoàn cảnh.
Tam đại con gà.
Nhưng nó phải bằng hai mày.
Phê phán vào những thói hư, tật xấu trong xã hội.
Cách xây dựng tình huống bất ngờ; nghệ thuật trào phúng hóm hĩnh, thâm thúy.
Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa.
Nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình cảm yêu thương, chân thành của người bình dân.
Giọng điệu trữ tình tha thiết; khả năng liên tưởng so sánh, ẩn dụ phong phú, tinh tế.
Ca dao hài hước.
Tự trào và châm biếm vào những thói hư tật xấu và thể hiện niềm lạc quan yêu đời của người lao động.
Trào lộng thông minh, hóm hỉnh.
Tiễn dặn người yêu.
Tình yêu đôi lứa nồng nàn vượt lên trên những trở lực số phận.
Giọng điệu trữ tình tha thiết; khả năng liên tưởng so sánh, ẩn dụ phong phú, tinh tế.
1’
Hoạt động 2.
Gv củng cố Nắm vững những nét đặc trưng, những giá trị cơ bản, đặc biệt là nội dung, nghệ thuật của những sáng tác VHDG đã học.
Hoạt động 2. Củng cố
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (1’) 
-Ôn tập lại những kiến thức đã học về phần văn học viết trung đại Việt Nam.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
…………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn :	
Tiết : 94
(Đọc văn)	TỔNG KẾT VĂN HỌC
	 (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Hệ thống lại toàn bộ kiến thức văn học được học trong chương trình lớp 10, gồm VHDG, VHV và VHNN.
2. Kỹ năng : Rèn luyện thao tác hệ thống, tổng hợp kiến thức, tích hợp kiểu bài thuyết minh, giới thiệu một nội dung văn học rộng lớn.
3. Thái độ: Bồi dưỡng niềm tự hào trước những di sản văn học đồ sộ của nước nhà và nhân loại, nâng cao niềm say mê học văn.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước: Đọc tài liệu, soạn giảng.
- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Đọc diễn cảm kết hợp thảo luận nhóm, thuyết giảng.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước bài học ở SGK và trả lời các câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp (1’) Điểm danh và kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.	
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn tập.
3. Giảng bài mới 	
- Giới thiệu bài (1’): Sau một năm học tập bộ môn, ta đã nắm bắt khá nhiều tri thức văn học Việt Nam và VHNN. Việc hệ thống lại những kiến thức cơ bản ấy có một ý nghĩa quan trọng giúp ta nắm bắt kiến thức chắc chắn hơn.
- Tiến trình bài dạy
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
41’
Hoạt động 1.
GV định hướng hs ôn tập
-Những đặc điểm chung của VHV Việt Nam?
-Nét phân biệt giữa VHTĐ với VHHĐ Việt Nam?
-Nêu tiến trình lịch sử và các giai đoạn lớn của VHTĐ Việt Nam?
-Đặc điểm nội dung của VHTĐ?
-Vắn tắt những giá trị cơ bản của các sáng tác trung đại tiêu biểu đã học?
Hoạt động 1.
HS ôn tập
-HS suy nghĩ, trả lời về đặc điểm chung của văn học viết Việt Nam với đặc điểm riêng phân biệt giữa văn học trung đại và văn học hiện đại :
-HS suy nghĩ, trả lời.
-Tiến trình lịch sử và các giai đoạn lớn của VHTĐ Việt Nam
-Hs lập bản thống kê các tác phẩm đã học những giá trị cơ bản của các sáng tác trung đại tiêu biểu đã học.
HS thực hiện thêm ở nhà.
3.Văn học viết Việt Nam (bao gồm văn học trung đại và văn học hiện đại Việt Nam) :
 3.1.Đặc điểm chung của văn học viết Việt Nam :
-Thể hiện tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong 5 mối quan hệ đa dạng : với thế giới tự nhiên, với quốc gia, với dân tộc, với xã hội và với bản thân.
-Hai nội dung cảm hứng lớn và xuyên suốt : yêu nước và nhân đạo.
-Anh hưởng truyền thống và tiếp biến văn học nước ngoài.
 3.2.Đặc điểm riêng phân biệt giữa văn học trung đại và văn học hiện đại :
Đặc điểm
Văn học trung đại
Văn học hiện đại
Thể loại
-Tiếp thu từ VHTĐ Trung Quốc : phú, chiếu, biểu, hịch, thơ Đường luật …
-Sáng tác trên cơ sở tiếp thu thơ Đường luật chữ Nôm
-Sáng tạo : ngâm khúc, truyện thơ, hát nói.
-Tiếp biến từ văn học trung đại : thơ Đường luật, câu đối, văn tế viết bằng chữ quốc ngữ.
-Thể loại mới : thơ tự do, 
truyện ngắn, tiểu thuyết, 
phóng sự, kịch nói, phê bình văn học.
Tiếp thu từ nước ngoài
Trung Quốc
Phương Tây 
(Pháp, Nga, Anh, Mĩ)
4.Văn học trung đại Việt Nam :
 4.1.Tiến trình lịch sử và các giai đoạn văn học :
-Tiến trình : Ngô - Đinh - Tiền Lê - Lí - Trần - Hồ - Hậu Lê –Mạc - Trịnh - Nguyễn - Tây Sơn - Nguyễn.
-Bốn giai đoạn :
 +Từ X - hết XV.
 +Từ XVI - hết XVII.
 +Từ XVIII - nửa đầu XIX.
 +Nửa cuối XIX.
 4.2.Hai nội dung cảm hứng cơ bản :
-Yêu Nước : kết hợp truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc và tư tưởng trung quân ái quốc.
-Nhân đạo : chịu ảnh hưởng tư tưởng nhân đạo trong VHDG và phần tích cực trong tư tưởng nhân đạo của các tôn giáo Nho, Phật, Lão.
 4.3.Hệ thống những sáng tác tiêu biểu đã học :
Tác giả
Tác phẩm
Thể loại
(Chữviết)
Nội dung
Nghệ thuật
N.Trãi
BNĐC
Cáo (Hán)
Tổng kết 10 năm chống Minh, tuyên bố hòa bình.
Thiên cổ hùng văn
Bảo kính cảnh giới 43
Thơ Đường luật (Nôm)
Bài ca cảnh đẹp thiên nhiên, cuộc sống, ước mơ dân giàu, nước mạnh.
Việt hóa thơ Đường luật.
Ngô Sĩ Liên
HĐVTQT
Sử kí (Hán)
Ca ngợi phẩm chất cao đẹp của TQT.
Kể chuyện lịch sử chân thật, hấp dẫn.
Thái sư TTĐ.
Nt
Ca ngợi tài năng, đức độ của TTĐ.
Nt
Nguyễn Du
Truyện Kiều
Truyện thơ (Nôm)
Cảm thông số phận bất hạnh của con người, tố cáo bạo tàn và thể hiện ước mơ tự do, công lí.
Ngôn ngữ điêu luyện; nghệ thuật tả cảnh, tả tình tuyệt đỉnh.
…
…
…
…
…
5.Cảm hứng yêu nước và nhân đạo qua một số sáng tác tiêu biểu : (Học sinh chuẩn bị trước, thuyết trình tại lớp)
1’
Hoạt động 2.
GV củng cố. Nắm vững những nét đặc trưng, những giá trị cơ bản, đặc biệt là nội dung, nghệ thuật của những sáng tác VHDG đã học.
Hoạt động 2.
Củng cố
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (1’) 
-Ôn tập lại những kiến thức đã học về phần văn học viết trung đại Việt Nam.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
…………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn:	
Tiết : 95
Bài dạy:
(Đọc văn) 	TỔNG KẾT VĂN HỌC
	 	 (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hệ thống lại toàn bộ kiến thức văn học được học trong chương trình lớp 10, gồm VHDG, VHV và VHNN.
2. Kỹ năng : Rèn luyện thao tác hệ thống, tổng hợp kiến thức, tích hợp kiểu bài thuyết minh, giới thiệu một nội dung văn học rộng lớn.
3. Thái độ : Bồi dưỡng niềm tự hào trước những di sản văn học đồ sộ của nước nhà và nhân loại, nâng cao niềm say mê học văn.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước: Đọc tài liệu, soạn giảng.
- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Đọc diễn cảm kết hợp thảo luận nhóm, thuyết giảng.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước bài học ở SGK và trả lời các câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1’): Điểm danh và kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.	
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn tập.
3. Giảng bài mới :	
- Giới thiệu bài (1’): Sau một năm học tập bộ môn, ta đã nắm bắt khá nhiều tri thức văn học Việt Nam và VHNN. Việc hệ thống lại những kiến thức cơ bản ấy có một ý nghĩa quan trọng giúp ta nắm bắt kiến thức chắc chắn hơn.
- Tiến trình bài dạy 
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
41’
Hoạt động 1.GVhướng dẫn HS thực hành lập các bản thống kê so sánh.
.-So sánh đặc điểm sử thi Việt Nam với sử thi thế giới?
-Nét phân biệt giữa thơ Đường và thơ hai-cư ?
Vắn tắt những giá trị cơ bản của Tam quốc diễn nghĩa?
Nêu các tiêu chí quan trọng của một văn bản văn học?
Vắn tắt các tầng nghĩa của văn bản văn học?
Hoạt động 1.
 HS thực hành lập các bản thống kê so sánh.
- So sánh đặc điểm sử thi Việt Nam với sử thi thế giới
-Phân biệt giữa thơ Đường và thơ hai-cư
Hs vắn tắt những giá trị cơ bản của Tam quốc diễn nghĩa
Một vài HS tham gia trả lời từng câu hỏi.
HS thực hiện thêm ở nhà.
6.Tổng kết VHNN 
 6.1.So sánh đặc điểm của sử thi Việt Nam và sử thi thế giới 
Sử thi
Đặc điểm riêng
Đặc điểm chung
Đăm Săn
(Việt Nam)
Khát vọng chinh phục thiên nhiên, xóa bỏ tập tục nối dây, vì sự hùng mạnh của bộ tộc; nhân vật thiên về hành động.
-Xuất hiện hầu hết ở thời cổ đại.
-Tập trung xây dựng nhân vật anh hùng, tiêu biểu cho cộng đồng.
-Khát vọng chinh phục tự nhiên và khai sáng xã hội.
-Ngôn ngữ trang trọng, ước lệ.
Ôđixê
(Hi Lạp)
Ca ngợi sức mạnh tinh thần, trí tuệ trong việc chinh phục thiên nhiên, khai sáng văn hóa, bảo vệ danh dự, tình yêu và hạnh phúc gia đình; tính cách nhân vật đa dạng và phức hợp.
Ramyana
(An Độ)
Ca ngợi tinh thần chiến đấu quả cảm chống lại cái xấu, cái ác, bảo vệ danh dự, tình yêu và thể hiện bổn phận của người anh hùng; tính cách nhân vật thiên về 
 6.2.So sánh đặc điểm thơ Đường và thơ hai-cư :
Thơ Đường (Trung Quốc)
Thơ hai-cư (Nhật Bản)
-Phản ánh cuộc sống xã hội và tình cảm con người thời Đường với các đề tài quen thuộc như thiên nhiên, chiến tranh, tình yêu, tình bạn, phụ nữ, hoa, rượu, thơ,…
-Hình thức thể loại phong phú; ngôn ngữ tinh luyện, cấu tứ độc đáo,…
-Ghi lại phong cảnh với sự vật cụ thể ở một thời điểm nhất định, khơi gợi cảm xúc, suy tư sâu lắng, huyền diệu về một vấn đề nào đó trong cuộc sống.
-Gợi sự mơ hồ, dành khoảng trống lớn cho sự tưởng tượng của bạn đọc; tứ thơ hàm súc, giàu sức gợi.
6.3. Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung:
-Nội dung tư tưởng :
 +Tố cáo chiến tranh bạo tàn.
 +Ước mơ về một chế độ phong kiến tốt đẹp có vua hiền, tướng giỏi.
 +Cuốn bách khoa về binh thư, về kinh nghiệm sống,…
-Nghệ thuật :
 +Kể chuyện hấp dẫn.
 +Xây dựng tình huống giàu kịch tính.
 +Nhân vật thiên về hành động.
7. Lí luận văn học 
 7.1.Các tiêu chí quan trọng của văn bản văn học :
-Phản ánh và khám phá cuộc sống, bồi dưỡng tư tưởng và tâm hồn, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
-Ngôn từ có nhiều tìm tòi sáng tạo, có tính hình tượng, hàm nghĩa sâu sắc.
-Được viết theo một thể loại nhất định với những qui ước thẩm mĩ riêng.
7.2.Ba tầng cấu trúc của văn bản văn học :
-Ngôn từ.
-Hình tượng.
-Hàm ý
 7.3.Các khái niệm về nội dung và hình thức của văn bản văn học : (xem bài học tiết 93)
1’
Hoạt động 2. GV củng cố:Nắm vững những nét đặc trưng, những giá trị cơ bản, đặc biệt là nội dung, nghệ thuật của những sáng tác VHDG đã học.
Hoạt động 2.
Củng cố 
-Nhắc lại
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiết học tiếp theo (1’)
-Ôn tập lại những kiến thức đã học về phần tiếng Việt.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
……………………………………………………………………………………………………………	

File đính kèm:

  • docTIET93-95.doc