Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 87+88: Chí khí anh hùng - Năm học 2015-2016
GV: Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
HS: Trả lời.
GV: Em hãy cho biết Từ Hải ra đi trong hoàn cảnh nào?
HS: Trả lời.
GV phân tích: Thời điểm Từ Hải chia tay Thúy Kiều cũng là lúc cuộc sống lứa đôi đang bắt đầu và vô cùng hạnh phúc. Đó là cuộc chia tay của trai anh hùng – gái thuyền quyên. Khi sống trong hạnh phúc thường thì con người ta bằng lòng với cuộc sống và hưởng thụ nó mà quên đi sự nghiệp. Thế nhưng Từ Hải không bằng lòng với cuộc sống êm đềm nhưng chật hẹp, tù túng đó mà luôn khao khát giấc mộng anh hùng nên đã dứt áo ra đi lập nghiệp lớn. Điều đó thể hiện tính cách, khí chất anh hùng khác thường của chàng.
GV: Trong 4 câu thơ đầu, tính cách và chí khí anh hùng của Từ Hải được thể hiện qua những từ ngữ nào?
HS: Trả lời.
Ngày soạn: 15.03.2016 Ngày giảng: Giáo viên hướng dẫn: Ngô Thị Liên. Giáo sinh thực hiện: Đào Thị Phượng. Tiết 87 + 88 CHÍ KHÍ ANH HÙNG Mục đích, yêu cầu. Mục đích. Qua nhân vật Từ Hải, hiểu được lí tưởng anh hùng của Nguyễn Du. Nắm được đặc trưng nghệ thuật trong việc miêu tả nhân vật anh hùng của Nguyễn Du. Kĩ năng. Củng cố kĩ năng đọc – hiểu một đoạn thơ trữ tình. Biết cảm thụ và phân tích những câu thơ hay. Thái độ. Hiểu và trân trọng những giá trị, ý nghĩa của những tác phẩm nghệ thuật. Năng lực. Đọc hiểu tác pẩm trữ tình, thưởng thức thẩm mĩ. Chuẩn bị. Phương pháp. Đọc sáng tạo, gợi mở, giảng bình. Phương tiện. SGK Ngữ văn 10 tập 2, sách giáo viên, sách tham khảo. Hình thức. Học theo lớp, học theo nhóm. Tổ chức hoạt động. Ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi: Đọc thuộc đoạn trích “Trao duyên”. Bài mới. Trong đời Kiều có nhiều cuộc chia tay, chia tay đột ngột với Kim Trọng khi mối tình đầu chớm hé; chia tay Thúc Sinh trong tâm trạng cô đơn, đầy dự cảm không lành. Trong đoạn trích này tác giả tái hiện cảnh Kiều chia tay Từ Hải để chàng ra đi thực hiện nghiệp lớn. Nhưng tại sao ta lại đặt tên cho đoạn trích này là “Chí khí anh hùng” mà không phải “Từ Hải chia tay Thuý Kiều”? Đó là vì đoạn trích này không tập trung khắc hoạ cảnh chia tay mà muốn khắc hoạ Từ Hải ở vẻ đẹp, tầm vóc và quyết tâm đạt đến khát vọng. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt. GV cho HS tìm hiểu phần tiểu dẫn. GV: Vị trí của đoạn trích? HS: Trả lời. GV: Nội dung chính của đoạn trích này là gì? HS: suy nghĩ, trả lời. GV phân tích: Nếu Từ Hải của Thanh Tâm Tài Nhân trong Kim Vân Kiều truyện là một nho sinh thi hỏng, một nhà buôn, nhà sư, một tướng cướp thô bạo thì Từ Hải của Nguyễn Du là một bậc trượng phu anh hùng tái thế, một tráng sĩ anh hùng tung hoành thiên hạ, vừa có chí khí phi thường vừa có tâm hồn khoáng đạt. Phần chí khí anh hùng lí tưởng ấy thể hiện trong buổi chia tay với Thuý Kiều để chàng ra đi vì nghiệp lớn. Đây là đoạn trích kể về sự kiện đó của Từ Hải chúng ta sẽ cùng phân tích. GV: “Chí khí anh hùng” nghĩa là gì? HS: Trả lời. GV tổ chức cho HS đọc đoạn trích. GV: Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần? HS: Trả lời. GV: Em hãy cho biết Từ Hải ra đi trong hoàn cảnh nào? HS: Trả lời. GV phân tích: Thời điểm Từ Hải chia tay Thúy Kiều cũng là lúc cuộc sống lứa đôi đang bắt đầu và vô cùng hạnh phúc. Đó là cuộc chia tay của trai anh hùng – gái thuyền quyên. Khi sống trong hạnh phúc thường thì con người ta bằng lòng với cuộc sống và hưởng thụ nó mà quên đi sự nghiệp. Thế nhưng Từ Hải không bằng lòng với cuộc sống êm đềm nhưng chật hẹp, tù túng đó mà luôn khao khát giấc mộng anh hùng nên đã dứt áo ra đi lập nghiệp lớn. Điều đó thể hiện tính cách, khí chất anh hùng khác thường của chàng. GV: Trong 4 câu thơ đầu, tính cách và chí khí anh hùng của Từ Hải được thể hiện qua những từ ngữ nào? HS: Trả lời. GV: Tư thế của Từ Hải ra sao qua đó thể hiện Từ Hải là người như thế nào? HS: Trả lời. GV: So sánh với cảnh chia của Kiều và Thúc Sinh: “Người lên ngựa kẻ chia bào Rừng phong, thu đã nhuộm màu quan san” -> bịn rịn, lưu luyến. Kiều lo lắng bất an vì Thúc Sinh ra đi lần này lành ít dữ nhiều. Từ và Kiều chia tay: là cuộc chia tay của một người anh hùng với vợ mình, không hề bịn rịn, sướt mướt. Từ đã lên ngựa sẵn sàng ra đi rồi mới nói lời chia tay. Thể hiện sự mạnh mẽ, dứt khoát của người anh hùng xuất chúng. =>Sự tài tình của Nguyễn Du. GV: Trước quyết định ra đi của Từ Hải, Thúy Kiều có thái độ như thế nào? Thái độ ấy được thể hiện qua những hình ảnh, chi tiết nào? HS: Trả lời. GV bình: Trước khi gặp Từ Hải Kiều đã trải qua một cuộc sống vô cùng đau khổ trong cảnh “Thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần”. Chính Từ Hải đã chuộc Kiều ra và đem đến cho Kiều một danh phận và một cuộc sống êm đềm, hạnh phúc. Cơn bão lớn của cuộc đời nàng vừa đi qua song dư âm của nó vẫn còn. Với dự cảm tinh tế của người phụ nữ hẳn Kiều cũng cảm thấy lo sợ trước quyết định ra đi của Từ Hải và hoang mang về cuộc sống của mình nhưng nàng không hề can gián hay cản bước người anh hùng mà vẫn quyết một lòng theo chàng, ủng hộ chàng theo đuổi chí làm trai. GV: Qua những lời nói đó, em thấy Kiều là một người vợ như thế nào? HS: Trả lời. GV: Trước thái độ của Thúy Kiều thì Từ Hải trả lời như thế nào? HS: Suy nghĩ, trả lời. GV: Sau khi từ chối lời đề nghị của Thúy Kiều, Từ Hải đã hứa gì với nàng? HS: Trả lời. GV bình: Nguyễn Du đã sử dụng một loạt các từ ngữ, hình ảnh thuộc phạm trù không gian như “mười vạn tinh binh” với bóng cờ, tiếng chiêng gợi nên khát vọng lớn lao, tầm vóc vũ trụ của người anh hùng Từ Hải. Khát vọng “làm cho rõ mặt phi thường” chính là khát vọng xây dựng một sự nghiệp, công danh lừng lẫy, xuất chúng, hơn người. Thành công ấy sẽ là sính lễ để Từ Hải rước người tri kỉ. “Nghi gia” là nghi thức đón người con gái về làm vợ, làm dâu, một nghi thức có nhiều bước chu đáo và trang trọng. Thế là so với lần chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh trước đây thì lời hứa thực hiện những nghi thức trang trọng này chính là món quà và là hành động rửa sạch vết nhơ của đời kĩ nữ cho Kiều. GV: Qua lời hứa ấy em có nhận xét gì về nhân vật Từ Hải? HS: Trả lời. GV: Ngoài lời hứa, Từ Hải còn nói gì với Kiều trong bốn câu thơ kế? GV bình: Người ta học nghề mất vài ba năm, phải mất hàng chục năm nghề nghiệp mới tinh thông vững vàng. Sự nghiệp lớn muốn hoàn thành có khi phải hiến dâng trọn đời người. TH quyết việc lớn ấy sẽ được thực hiện trong một năm. Phải là một người quyết đoán, tự tin, đầy tài năng mới dám đặt ra một thời hạn như thế cho một sự nghiệp long trời lở đất. GV: Qua đoạn đối thoại trên, em có nhận xét gì về nhân vật Từ Hải. HS: Trả lời. GV dẫn: Trong “Chinh Phụ ngâm” Đặng Trần Côn có tả cuộc chia tay giữa người chinh phu và người chinh phụ như sau: “Nhủ rồi tay lại cầm tay Bước đi một bước giây giây lại dừng” Còn Nguyễn Du trong “Truyện Kiều” cụ thể là đoạn trích “Chí khí anh hùng” đã miêu tả người anh hùng Từ Hải khi tạm biệt Kiều ra đi như thế nào ta cùng nhau tìm hiểu 2 câu thơ cuối. GV: Tác giả miêu tả hình ảnh của Từ Hải lúc ra đi như thế nào? Phân tích ý nghĩa hình ảnh cánh chim bằng? HS: Trả lời. GV bình: Theo sách xưa kể rằng chim bằng là một giống chim rất lớn, đập cánh làm động nước trong ba ngàn dặm, cưỡi gió mà bay lên chín ngàn dặm. Chim bằng trong thơ văn thường tượng trưng cho khát vọng của người anh hùng có bản lĩnh phi thường, khao khát làm nên sự nghiệp lớn. Đem hình ảnh chim bằng để ẩn dụ cho tư thế ra đi của TH, Nguyễn Du muốn khẳng định TH chính là bậc anh hùng cái thế có tầm vóc phi thường, sánh ngang đất trời, vũ trụ. GV: Qua đó Nguyễn Du đã gửi gắm điều gì qua nhân vật Từ Hải? HS: Trả lời. GV bình: Trong Kim Vân Kiều truyện, TH chỉ đơn thuần là một tên tướng cướp từng thi hỏng và đi buôn... Nhưng trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã nhận thức lại nhân vật Từ Hải, nhất quán miêu tả nhân vật với một sự cảm phục không che giấu, trao cho nhân vật Từ Hải lí tưởng anh hùng của ông. Đó là lí tưởng về một con người có phẩm chất, chí khí phi thường, một khát vọng làm nên sự nghiệp lớn. GV: Hãy cho biết những thành công về nội dung, nghệ thuật của đoạn trích. HS: Suy nghĩ, trả lời. Tìm hiểu chung. Vị trí, nội dung, nhan đề đoạn trích. a. Vị trí. - Từ câu 2213 đến 2230. Nội dung. -Sau nửa năm chung sống, Từ Hải từ biệt Kiều ra đi lập nghiệp lớn. -Thể hiện chí khí anh hùng, hoài bão lớn lao của Từ Hải. Nhan đề. - Chí: ý muốn bền bỉ nhằm theo đuổi 1 mục đích, 1 điều tốt đẹp nào đó. -Khí: nội lực mạnh mẽ của lòng quyết tâm -Anh hùng: người có tài năng, dũng khí hơn hẳn người thường => Chí khí anh hùng: lòng quyết tâm, lí tưởng và khí phách của con người phi thường. Đọc. Đọc với giọng chậm rãi, hào hùng thể hiện giọng điệu khâm phục ngợi ca. Bố cục. 3 phần. - Phần 1: 4 câu thơ đầu: Cuộc chia tay giữa Từ Hải và Thúy Kiều sau nửa năm chung sống. - Phần 2: 12 câu thơ tiếp: Cuộc đối thoại giữa Thúy Kiều và Từ Hải – tính cách anh hùng của Từ - Phần 3: Còn lại. Hình ảnh Từ Hải dứt áo ra đi. II. Đọc hiểu. 4 câu thơ đầu. - Thời điểm chia tay: “Nửa năm hương lửa đương nồng”: hai người đang có cuộc sống hạnh phúc. - Hình ảnh Từ Hải: + Trượng phu: Chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng. -> Thái độ trân trọng kính phục của Nguyễn Du đối với Từ Hải + Thoắt: Dứt khoát, mau lẹ, kiên quyết. + Động lòng bốn phương: cụm từ ước lệ, mang tính vũ trụ-> chỉ chí khí anh hùng tung hoành thiên hạ. + Trông vời trời bể mênh mang: cảm hứng vũ trụ-> nhìn xa trông rộng, cái nhìn ẩn chứa sự sáng suốt và suy nghĩ phi thường. + Thanh gươm yên ngựa Lên đường thẳng rong : tư thế hiên ngang, sẵn sàng lên đường (một mình – một ngựa) => Sử dụng những hình ảnh mang cảm hứng vũ trụ, ước lệ, tượng trưng quen thuộc của văn học trung đại khi miêu tả người anh hùng. - Từ Hải không phải là con người của những đam mê thông thường mà con người của sự nghiệp anh hùng. 12 câu tiếp. Lời Thúy Kiều. - Phận gái chữ tòng: bổn phận của người vợ phải theo chồng. -> Tam tòng: là ba điều người phụ nữ phải theo, gồm: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử + Tại gia tòng phụ: người phụ nữ khi còn ở nhà phải theo cha. +Xuất giá tòng phu: lúc lấy chồng phải theo chồng. + Phu tử tòng tử: nếu chồng qua đời phải theo con. - Một lòng xin đi: quyết tâm theo Từ Hải dù có gian nan vất vả. → Muốn ra đi để tiếp sức, chia sẻ, gánh vác công việc với chồng → Thúy Kiều không chỉ ý thức được bổn phận của người vợ, thể hiện tình yêu với chồng mà còn hiểu, khâm phục và kính trọng Từ Hải. Nàng xứng đáng là tri kỉ của bậc anh hùng. Lời của Từ Hải. -Lời đáp: “Từ rằng: “Tâm phúc tương tri Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình” + “Tâm phúc tương tri”: hai người đã hiểu biết lòng dạ nhau, tức là đã hiểu nhau sâu sắc + “Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?” + Từ chối mong muốn của Kiều. + Trách Kiều là người tri kỉ mà không hiểu mình, khuyên Kiều vượt lên tình cảm thông thường để sánh với anh hùng. → Tính cách anh hùng của Từ Hải. Lời hứa. “Bao giờ mười vạn tinh binh, Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường. Làm cho rỡ mặt phi thường, Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.” - Rõ mặt phi thường: tạo nên sự nghiệp xuất chúng, phi thường→ niềm tin sắt đá vào bản thân, sự nghiệp của mình. - Rước nàng nghi gia: hứa trở về đón Kiều. → Người anh hùng có chí khí, sự thống nhất giữa khát vọng phi thường và tình cảm sâu nặng với người tri kỉ. - Bốn bể không nhà: khẳng định thực tế gian nan, vất vả, khó khăn của buổi đầu lập nghiệp. - Lời hẹn: “một năm”: mốc thời gian cụ thể, nhanh chóng. Khẳng định ý chí, bản lĩnh, sự tự tin. → Lời hẹn ước ngắn gọn, dứt khoát, tự tin → Từ Hải không chỉ là người anh hùng có khát vọng, chí khí lớn mà còn rất tự tin vào tài năng của mình. Hai câu cuối. “Quyết lời dứt áo ra đi, Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi” - Hành động : + Quyết lời + Dứt áo ra đi → Thái độ, cử chỉ, hành động dứt khoát, không hề do dự, không để tình cảm bịn rịn làm lung lạc và cản bước ý chí người anh hùng. - Hình ảnh chim bằng: ẩn dụ tượng trưng về người anh hùng có lí tưởng cao đẹp, hùng tráng, phi thường, mang tầm vóc vũ trụ. Tác giả muốn ví Từ Hải như chim bằng cưỡi gió bay cao, bay xa ngoài biển lớn. Thể hiện ước mơ về người anh hùng lí tưởng của Nguyễn Du (chân dung kì vĩ, chí khí, tài năng, bản lĩnh phi thường, thực hiện giấc mơ công lí). Tổng kết. Nội dung. - Ca ngợi vẻ của chí làm trai, chí tang bồng của “kẻ sĩ quân tử” bậc “đại trương phu”. - Lí tưởng hoá người anh hùng mang tầm vóc vũ trụ cứu giúp đời. - Tấm chân tình của Từ Hải và Thuý Kiều dành trọn cho nhau bằng niềm tin tưởng tương lai. Nghệ thuật. -Tính chất ước lệ tượng trưng theo lối văn học cổ trung đại rõ nét. - Lời đối thoại trực tiếp bộc lộ tính cách tự tin đầy bản lĩnh. - Nghệ thuật xây dựng hình ảnh người anh hùng – hình mẫu nhân vật lí tưởng của Nguyễn Du. Củng cố, dặn dò. Học thuộc đoạn trích. Chuẩn bị đoạn trích: Thề nguyền.
File đính kèm:
- Tuan_30_Chi_khi_anh_hung.docx