Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 85: Chí khí anh hùng - Nguyễn Thị Thu Hiền

-Em nào có thể kể vắn tắt các sự việc trước đoạn trích này?

GV bổ sung, mở rộng: Ở lầu xanh của Bạc Bà – Bạc Hạnh ở Châu Thai, Kiều tình cờ gặp người khách đặc biệt, phi phàm từ ngoại hình, điệu bộ, cử chỉ hào hiệp đến tài năng chí khí tung hoành thiên hạ. “Trai anh hùng, gái thuyền quyên/Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng”. Sau nửa năm chung sống hạnh phúc, Từ Hải từ biệt Kiều ra đi thực hiện chí lớn.

GV: Hướng dẫn HS đọc: Đoạn trích trên gồm những lời của ai? (Giọng kể - tả của tác giả và lời nói trực tiếp của các nhân vật).

+ Giọng kể - tả: Chậm rãi, khâm phục, ngợi ca.

+ Giọng Thúy Kiều: Nhỏ nhẹ, tha thiết.

+ Giọng Từ Hải: đĩnh đạc, hào hùng.

GV gọi HS đọc và nhận xét.

GV lưu ý HS phần chú giải từ khó trang113.

GV: Theo em đoạn trích này nên chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần?

HS: Trả lời

 

docx10 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1108 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 85: Chí khí anh hùng - Nguyễn Thị Thu Hiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/03/2015
Ngày giảng: 11/03/2015
Người soạn: Nguyễn Thị Thu Hiền
Lớp: 10A2
Tiết 85: Đọc hiểu:
CHÍ KHÍ ANH HÙNG
(Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du)
Mục tiêu cần đạt
Kiến thức: 
Qua nhân vật Từ Hải, hiểu được lí tưởng anh hùng của Nguyễn Du.
Nắm được đặc trưng nghệ thuật trong việc miêu tả nhân vật anh hùng của Nguyễn Du.
Kỹ năng:
Củng cố kỹ năng đọc hiểu một đoạn thơ trữ tình.
Biết cảm thụ và phân tích những câu thơ hay.
Thái độ:
Hiểu và trân trọng những giá trị, ý nghĩa của tác phẩm.
Năng lực:
Giải quyết vấn đề, hợp tác, thưởng thức văn học – cảm thụ thẩm mỹ.
Tự đánh giá bản thân và nhìn nhận cuộc sống một cách khách quan.
Phương tiện, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
Phương tiện:
Giáo viên: Tài liệu, giáo án, dụng cụ giáo dục trực quan, 
Học sinh: Tài liệu, đồ dùng học tập,
Phương pháp:
Phương pháp đọc diễn cảm, phân tích – bình giảng, kết hợp nêu vấn đề, so sánh qua hình thức trao đổi, thảo luận nhóm, cùng các thủ pháp dạy học tích cực khác.
Hình thức: Học theo lớp, học theo nhóm.
Tổ chức hoạt động dạy học
Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp, trang phục nề nếp học tập.
Kiểm tra bài cũ:
GV: Em hãy đọc diễn cảm đoạn trích “Nỗi thương mình” và cho biết câu thơ nào khiến em xúc động nhất? Hãy phân tích câu thơ ấy. 
Nội dung bài mới:
*Lời dẫn: Trong suốt đêm trường 15 năm lưu lạc đầy khổ nhục, đắng cay của Thúy Kiều, Từ Hải bỗng đột ngột xuất hiện rồi lại biến mất. Nhưng ở khoảnh khắc ngôi sao ấy tỏa sáng, Kiều đã nhờ oai hùm của Từ để thực hiện mơ ước công lí “báo oán trả ân” phân minh. Trong Kim Vân Kiều truyện, Thanh Tâm Tài Nhân giới thiệu Từ Hải có hiệu là Minh Sơn, vốn người đất Việt, là một tay hảo hán, tâm tính khoáng đạt, độ lượng lớn lao, anh hùng, rất mực tinh thông thao lược nhưng lại xuất thân từ một nho sinh thi hỏng, bỏ đi làm nghề buôn bán... có vẻ tầm thường. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã lược bỏ những chi tiết tầm thường ấy, sử dụng bút pháp lãng mạn với những hình ảnh tượng trưng ước lệ để xây dựng nhân vật Từ Hải vừa là 1 bậc đại trượng phu anh hùng cái thế, 1 tráng sĩ tung hoành thiên hạ vừa là 1 người có tấm lòng độ lượng. Khi tả cảnh chia tay của Từ Hải với Thúy Kiều, Thanh Tâm Tài Nhân chỉ nói trong một câu (Vợ chồng đoàn tụ chừng nửa năm, Từ Hải liền từ biệt Thúy Kiều ra đi) nhưng Nguyễn Du lại sử dụng tới 18 câu lục bát diễn tả sinh động tâm trạng của Thúy Kiều, đặc biệt là chí khí anh hùng của Từ Hải.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
GV: Em hãy cho biết vị trí của đoạn trích? 
HS: Trả lời
GV: Em hãy giải nghĩa các từ: “Chí”, “Khí” trong nhan đề đoạn trích? Và cho biết ý nghĩa của nhan đề?
HS: Trả lời
+ “Chí”: Mục đích cao cần hướng tới.
+ “Khí”: Nghị lực để đạt tới mục đích.
GV:Nội dung chính của đoạn trích này là gì?
-Em nào có thể kể vắn tắt các sự việc trước đoạn trích này?
GV bổ sung, mở rộng: Ở lầu xanh của Bạc Bà – Bạc Hạnh ở Châu Thai, Kiều tình cờ gặp người khách đặc biệt, phi phàm từ ngoại hình, điệu bộ, cử chỉ hào hiệp đến tài năng chí khí tung hoành thiên hạ. “Trai anh hùng, gái thuyền quyên/Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng”. Sau nửa năm chung sống hạnh phúc, Từ Hải từ biệt Kiều ra đi thực hiện chí lớn.
GV: Hướng dẫn HS đọc: Đoạn trích trên gồm những lời của ai? (Giọng kể - tả của tác giả và lời nói trực tiếp của các nhân vật).
+ Giọng kể - tả: Chậm rãi, khâm phục, ngợi ca.
+ Giọng Thúy Kiều: Nhỏ nhẹ, tha thiết.
+ Giọng Từ Hải: đĩnh đạc, hào hùng.
GV gọi HS đọc và nhận xét.
GV lưu ý HS phần chú giải từ khó trang113.
GV: Theo em đoạn trích này nên chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần?
HS: Trả lời
GV dẫn dắt: Những kẻ tầm
thường tìm đến lầu xanh của
Bạc Bà, Bạc Hạnh chỉ để
thỏa thú gió trăng. Còn Từ Hải tìm
gặp Thúy Kiều là để tìm
người tri âm tri kỉ. Vậy nên,
sau khi chuộc nàng ra khỏi
lầu xanh, kẻ anh hùng và
người con gái tài sắc đó đã
chung sống thật yên ấm,
hạnh phúc. Tình cảm của họ
trải qua nửa năm, vẫn đang
ở độ nồng nàn, say đắm
“nửa năm hương lửa đương
nồng”. Nhưng tình yêu dù
có mãnh liệt, tình tri kỉ dù có
mặn mà song chúng có đủ
sức kìm giữ bước chân của
Từ Hải?
GV: Từ Hải đã chia tay Kiều trong hoàn cảnh nào?
HS: Trả lời:
GV dẫn dắt: Thúy Kiều là tri kỉ của anh hùng, Từ Hải là tri kỉ của giai nhân, họ đã nhận ra nhau ngay từ buổi đầu gặp gỡ. “Cười rằng tri kỉ trước sau mấy người”. Thế nhưng Từ Hải không bằng lòng với cuộc sống êm đềm nhưng chật hẹp, tù túng mà luôn khao khát giấc mộng anh hùng nên đã dứt áo ra đi.
GV: Em có suy nghĩ gì về các cụm từ: “Trượng phu”, “động lòng bốn phương”?
HS: Trả lời
GV bổ sung, mở rộng: “Bốn phương” ở đây là đông, tây, nam, bắc có nghĩa là thiên hạ thế giới. Theo Kinh lễ, xưa sinh con trai, người ta làm cái cung bằng cây dâu, tên bằng cỏ bồng gọi tắt là tang bồng, bắn ra bốn phương, tượng trưng cho mong muốn sau này người con trai làm nên sự nghiệp lớn. Nên khi nói đến lòng bốn phương là nói đến chí tang bồng, chí làm trai của nam tử thời xưa.Ngày xưa chí làm trai là phải “xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài yên”. Chính Nguyễn Công Trứ cũng từng khẳng định “ Chí làm trai nam bắc Đông Tây, cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”.
Vốn là một bậc anh hùng cái thế “đội trời đạp đất” với “gươm đàn nửa gánh non sông một chèo”, Từ Hải làm sao có thể say sưa trong hạnh phúc lứa đôi khi mà chí lớn chưa thành? Chính vì vậy Từ Hải quyết lòng ra đi.
GV: Từ “thoắt” có ý nghĩa biểu đạt gì không cho sự quyết chí của Từ Hải? Điều đó nói lên cách xử sự của Từ Hải như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Qua các cụm từ, hình ảnh vừa tìm hiểu, em có nhận xét gì về bối cảnh dẫn đến cuộc chia ly của Thúy Kiều – Từ Hải?
HS: Trả lời
GV: Em có nhận xét gì về tâm thế ra đi của Từ Hải? Bức tranh người ra đi hiện lên như thế nào?
HS: Trả lời
GV bình: Hai câu thơ hiện lên khung cảnh một tướng võ mang trong mình chí lớn,hiên ngang, độc lập, khoan thai đi giữa đất trời mênh mang.
“Rằng Từ là đấng anh hùng
Dọc ngang trời rộng, vẫy vùng bể khơi”.
GV: Hình ảnh trên khiến em liên hệ đến cảm hứng gì khi miêu tả anh hùng trong văn học thời Trung đại?
HS: Trả lời
GV mở rộng: Con người trung đại tin ở sự thống nhất trong thế giới. Thiên nhiên là bạn tri âm tri kỷ của con người. Người phương Đông xưa quan niệm: thiên nhiên có mối giao hòa, giao cảm với con người bởi con người là một "tiểu vũ trụ" có quan hệ tương thông tương cảm với "đại vũ trụ"- thiên nhiên ngoại giới. Do đó thơ văn trung đại thường chỉ xuất hiện một con người đứng trước trời đất. Quan niệm vũ trụ trong văn học ta gắn liền với những quan niệm thần bí, tướng số. Cho nên, đặc biệt đối với những nhân vật xuất chúng, tác giả thường miêu tả thành những con người dị tướng, phi thường, hun đúc một sức mạnh nào đó của vũ trụ. Đó là những con người “chịu mệnh trời”. Từ Hải chính là nhân vật được Nguyễn Du xây dựng dựa trên quan niệm này:
“Râu hùm hàm én mày ngài
Vai năm tất rộng thân mười thước cao”.
(Câu 2168-2169)
Đây là con người mà chí khí và tài năng được đo bằng chiều kích của vũ trụ. Bởi thế, nói đến Từ Hải, người đọc như thấy hiện rõ trước mắt mình một hình ảnh cao rộng của trời đất và vũ trụ. 
Như vậy, hình tượng con người vũ trụ trong dòng chảy văn học trung đại Việt Nam đã cho chúng ta con người đó là một cá thể vũ trụ, mang dấu ấn vũ trụ, thiên nhiên qua đất trời, mây nước, cỏ cây, muông thú với cái đạo vững bền, sâu thẳm của nó. Đây là nét khu biệt không thể lẫn so với các kiểu con người trong các thời kì sau của văn học.
GV: Những từ ngữ nào cho thấy thái độ, tâm lí của Thúy Kiều trước quyết định của Từ Hải? 
HS: Trả lời
GV: Trong đạo Nho gia quy định “Tam tòng”, chữ “tòng” có ý nghĩa gì? 
HS: Trả lời
GV bổ sung: Vào giai đoạn sơ khai "Tam tòng" chỉ dùng để định vị trí của người phụ nữ trong gia đình khi làm nghi lễ. Khi ở nhà thì đứng sau lưng cha, lấy chồng đứng sau lưng chồng, chồng chết đứng sau lưng con.
Kiều nguyện gắn bó cuộc đời nàng với Từ Hải. Sau những năm tháng lang thang, khổ ải và nhục nhã, đây là thời gian hạnh phúc như trong mơ của nàng. Kiều không muốn xa người chồng yêu quý, không muốn sống cô đơn. Đó là tâm lí bình thường, dễ hiểu. Ở một góc độ khác, như giáo sư Lê Đình Kị nói: “Kiều muốn ra đi cùng để chia sẻ, cùng tiếp sức và gánh vác công việc với chồng”.
Vậy qua đó còn thấy Kiều là một người như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Tuy vậy, Từ Hải đã đáp lời Kiều như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Vì sao Từ Hải lại khéo trách Kiều “Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?”. Từ Hải mong muốn điều gì ở Kiều?
HS: Trả lời
GV bình: Từ Hải đã từ chối mong muốn của Kiều và khẳng định tình cảm chân thành đối với Kiều, coi nàng là tri âm, tri kỉ. Nhưng Từ Hải cũng khuyên nàng vượt lên thói nữ nhi tầm thường. Lời trách khéo của Từ Hải cũng là lời khẳng định và nâng vị thế của Thúy Kiều (một kĩ nữ lầu xanh) lên ngang tầm với mình (một đấng anh hùng. Đằng sau lời trách ấy là ý chí dứt khoát, kiên quyết không bị níu kéo bởi thê nhi.
GV: Bốn câu thơ tiếp theo nói lên điều gì?
HS: Trả lời
GV: “Rõ mặt phi thường” có nghĩa là như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Có thể coi đây là một lời hứa của Từ Hải với Thúy Kiều không? Vì sao?
HS: Trả lời
GV mở rộng: “Nghi gia” trong Kinh thi có nghĩa là “nên cửa nên nhà”, người chồng đón vợ về nhà. Hay đó còn là những nghi thức trang trọng, chu đáo đón người con gái về làm vợ, làm dâu. Đây chính là lời hứa, là món quà mà Từ Hải muốn rửa sạch vết nhơ làm kĩ nữ của Thúy Kiều.
GV: Em có nhận xét gì về Từ Hải qua lời hứa với Thúy Kiều?
HS: Trả lời
GV: Bốn câu thơ tiếp theo Từ Hải nói gì với Thúy Kiều?
HS: Trả lời
GV bình: Những câu sau không chỉ nói lên hoàn cảnh thực tại của người anh hùng đầy rẫy những khó khăn mà còn nói lên tính cách rất dứt khoát, chí khí nhưng cũng rất tâm lí, gần gũi. Trước lời nói ra đi của người con trai, người con gái cho dù hiểu nhưng vẫn không thể tránh khỏi tâm lí hoang mang, lo lắng ngày trở về. Ở đây, Từ hiểu điều đó và hẹn Kiều một năm sau.
Trong “Chinh phụ ngâm”, chinh phu nói đi là đi, không hẹn ngày trở về “Nhủ rồi, tay lại cầm tay
Bước đi một bước giây giây lại dừng”. Người chinh phụ chủ động trong những cử chỉ lưu luyến chồng. Còn người chồng anh hùng Từ Hải lại tỏ ra là một người bình thường, gần gũi, tâm lí sâu sắc và chân thực hơn nhiều.
GV: Hành động của Từ Hải nói lên điều gì?
HS: Trả lời
GV: Em hãy chỉ ra hình ảnh ẩn dụ trong câu thơ cuối cùng? Hiệu quả biểu đạt của biện pháp nghệ thuật?
HS: Trả lời
GV: Theo em, Nguyễn Du đã gửi gắm điều gì qua nhân vật Từ Hải? 
HS: Trả lời
GV: Em hãy nhận xét về giá trị nghệ thuật và nội dung của đoạn trích? 
Đọc - hiểu khái quát
Vị trí đoạn trích
-Vị trí: Từ câu 2213 đến câu 2230
Ý nghĩa nhan đề:
-“Chí khí anh hùng”: Là lí tưởng, mục đích cao, nghị lực lớn của người anh hùng.
Nội dung đoạn trích: 
-Từ Hải chia tay Thúy Kiều, quyết chí lập nghiệp phi thường.
Đọc, chú giải, bố cục
*Bố cục: 3 phần
+ Phần 1: 4 câu thơ đầu: Khát vọng lên đường của Từ Hải.
+ Phần 2: 12 câu thơ tiếp: Cuộc đối thoại giữa Kiều và Từ Hải.
+ Phần 3: 2 câu thơ cuối: Từ Hải dứt áo ra đi.
Đọc – hiểu chi tiết
Khát vọng lên đường của Từ Hải.
-Thời gian: “Nửa năm”: Khoảng thời gian Kiều và Từ Hải chung sống.
-“Hương lửa đương nồng”: Tình yêu nồng nàn, say đắm của Thúy Kiều – Từ Hải.
=> Thời điểm Từ Hải ra đi lập nên sự nghiệp lớn cũng chính là lúc cuộc sống lứa đôi với Thúy Kiều mới đang bắt đầu và vô cùng mặn nồng hạnh phúc.
-“Trượng phu” (Đại trượng phu): Là từ chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng. 
Nguyễn Du dùng cách nói này thể hiện thái độ trân trọng với các vị anh hùng. Nó dựng lên dáng vẻ bệ vệ, oai nghiêm, đĩnh đạc của một tướng võ. 
-“Động lòng bốn phương” (cụm từ ước lệ): Chỉ chí khí anh hùng tung hoành thiên hạ. Đó cũng là lí tưởng anh hùng thời đại, không bị ràng buộc bởi vợ con, gia đình mà ở bốn phương trời, ở không gian rộng lớn, quyết mưu sự nghiệp phi thường.
-“Thoắt” (Tính từ): Chỉ sự dứt khoát, mau lẹ, kiên quyết, nhanh chóng trong khoảnh khắc bất ngờ. Nói lên cách xử sự dứt khoát, khác thường của Từ Hải.
=> Bối cảnh dẫn đến cuộc chia ly: Người anh hùng gặp người đẹp tri kỉ, đang say đắm trong hạnh phúc lứa đôi, chợt nghĩ đến chí lớn chưa thành, đã động lòng bốn phương, dứt áo ra đi theo tiếng gọi của ý chí. 
- Tư thế: 
+ “Thanh gươm yên ngựa”: 1 mình, 1 gươm, 1 ngựa.
+ “Thẳng rong”: đi liền 1 mạch.
" tư thế oai phong, hào hùng sánh ngangvới trời đất
- Cách miêu tả: đặt nhân vật sánh ngang với không gian trời bể mênh mang.
=> Một tư thế đẹp, ra đi hiên ngang, độc lập, không vướng bận
=> Cảm hứng vũ trụ, con người vũ trụ với kích thước phi thường, không gian bát ngát.
*Tiểu kết: Từ Hải không phải là một con người của những đam mê thong thường, mà là con người của khát vọng, công danh.
2. Cuộc đối thoại giữa Kiều và Từ Hải.
-“Phận gái chữ tòng”: Bổn phận người vợ phải theo chồng.
 “Một lòng xin đi”: Quyết tâm theo Từ Hải.
=>Kiều nguyện gắn bó cuộc đời nàng với Từ Hải.
-“Tòng”: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Phụ nữ là phải theo người, lúc nhỏ theo cha anh, lấy chồng thì theo chồng, chồng chết thì theo con.
=>Kiều không chỉ ý thức được bổn phận của người vợ, thể hiện tình yêu với chồng mà còn hiểu, khâm phục và kính trọng Từ Hải.
-“Tâm phúc tương tri”: Coi Kiều là tri kỉ của mình, hiểu Từ Hải hơn ai hết, hơn hẳn người vợ bình thường – tầm thường.
-“Nữ nhi thường tình”: Khuyên Kiều vượt lên tình cảm thông thường để xứng đáng làm vợ một anh hùng. 
=>Từ chối mong muốn của Kiều và mong muốn Kiều là tri âm, tri kỉ xứng đáng nhất.
-Từ nói lên niềm tin tưởng sắt đá vào tương lai, sự nghiệp.
-Từ quyết tâm tạo nên sự nghiệp xuất chúng, phi thường “Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường”. Đây là hình ảnh tưởng tượng của Từ về tương lai của mình.
-Lời hứa: “Sẽ rước nàng nghi gia”. Một lời hứa sẽ cho Thúy Kiều một cuộc sống có danh phận, viên mãn bên người chồng thành công trong sự nghiệp.
=>Từ Hải là người anh hùng có chí khí, thống nhất giữa khát vọng phi thường và tình cảm sâu nặng với người tri kỉ. 
-“Bốn bể không nhà”: Thực tế gian nan, vất vả của buổi đầu lập nghiệp. 
-Lời hẹn: “Một năm sau”: Khẳng định ý chí, bản lĩnh, sự tự tin.
3.Từ Hải dứt áo ra đi
-Hành động: 
+ Quyết lời
+ Dứt áo ra đi
=>Thái độ, cử chỉ, hành động dứt khoát, không hề do dự, không để tình cảm bịn rịn làm lung lạc và cản bước ý chí của người anh hùng. 
-Ẩn dụ: “Chim bằng”: Tượng trưng về người anh hùng có lí tưởng cao đẹp, hùng tráng, phi thường, mang tầm vóc vũ trụ. 
=>Đem hình ảnh chim bằng để ẩn dụ cho tư thế ra đi của Từ Hải, Nguyễn Du muốn khẳng định Từ Hải chính là bậc anh hùng cái thế, có tầm vóc phi thường, sánh ngang với đất trời, vũ trụ. 
*Tiểu kết: Thể hiện ước mơ về người anh hùng lí tưởng của Nguyễn Du: chân dung kì vĩ, chí khí, bản lĩnh, tài năng phi thường, thực hiện giấc mơ công lí.
Tổng kết
Nghệ thuật
*Bút pháp xây dựng nhân vật lí tưởng hóa:
-Từ ngữ: “Trượng phu”,
-Hình ảnh: Kì vĩ, ước lệ: “lòng bốn phướng”, “trời bể”,
2. Nội dung
Qua hình tượng nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du thể hiện quan niệm về người anh hùng lí tưởng và gửi gắm ước mơ công lí.
Củng cố, dặn dò
Học thuộc đoạn trích.
Trả lời câu hỏi: Vì sao tác giả lại lấy tên là “Chí khí anh hùng”?
Soạn bài: “Thề nguyền” – trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du.

File đính kèm:

  • docxChí khí anh hùng.Hiền.docx