Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 79+80: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
? Nỗi cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ được thể hiện qua hình ảnh nào nữa?
- Văn bản miêu tả những hành động lặp đi lặp lại của người chinh phụ như nàng rủ rèm rồi lại cuốn rèm, hết cuốn rèm lại lại rủ rèm. Một mình nàng cứ đi đi lại lại trên hiên vắng như để chờ đợi một tin tốt lành nào đó báo hiệu người chồng sắp về nhưng cứ chờ đợi mãi mà chẳng có một tin nào cả. Cách miêu tả hành động ấy cũng góp phần diễn tả những mối ngổn ngang trong loàng người chinh phụ.
? Nỗi cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ được thể hiện qua hình ảnh nào nữa?
Ngày soạn: Tiết 79, 80 Đọc văn TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ ( Trích " Chinh phụ ngâm" ) Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn Bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm ( ?) A. Mục tiêu bài học: Giúp HS: - Cảm nhận được tâm tạng cô đơn, sầu muộn của người chinh phụ trong tình cảnh lẻ loi khi chồng đi chinh chiến; thấy được tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến và đề cao hạnh phúc lứa đôi. - Thấy được sự hài hòa, tinh tế trong nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật. B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài học, chuẩn kiến thức kĩ năng. C. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: 1. Kiến thức: Tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến, đòi quyền được hưởng hạnh phúc lứa đôi thể hiện qua việc miêu tả thế giới nội tâm đầy những mong nhớ, cô đơn, khao khát,...của người chinh phụ. 2. Kĩ năng: Đọc- hiểu, tiếp cận thể loại ngâm khúc. D. Phương pháp: Gợi tìm, phát vấn, thảo luận, đối thoại, thuyết giảng. E. Tiến trình tiết dạy: 1. Kiểm tra bài cũ: Tính cách của Trương Phi và Quan Công được thể hiện như thế nào qua đoạn trích " Hồi trống Cổ Thành"? 2. Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Kết quả cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn trong SGK. ? Vài nét tiêu biểu về tác giả Đặng Trần Côn? - Chuyện kể rằng lúc bấy giờ trong thành Thăng Long thường có hỏa hoạn nên có lệnh có cấm lửa. Đặng Trần Côn phải đào hầm, chong đèn mà học suốt canh khuya. Ông thi Hương đỗ nhưng hỏng thi Hội, từng giữ chức huấn đạo ở trường học phủ, sau làm tri huyện. ? Vài nét tiêu biểu về dịch giả Đoàn Thị Điểm? - Lại có thuyết nói dịch giả của “Chinh phụ ngâm” là Phan Huy Ích. ? Nêu những hiểu biết của mình về bản dịch " Chinh phụ ngâm" sang thơ Nôm hiện đang lưu hành? ? Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm " Chinh phụ ngâm"? ? " Chinh phụ ngâm" viết về nội dung gì? ? Đoạn trích viết về nội dung gì? Hoạt động 2: GV gọi HS đọc diễn cảm đoạn trích và chú ý phần chú thích để hiểu một số từ. ? Xác định bố cục của đoạn trích? Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích, cắt nghĩa văn bản. ? Nỗi cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ được thể hiện qua những hành động nào? ? Nỗi cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ được thể hiện qua hình ảnh nào nữa? - Văn bản miêu tả những hành động lặp đi lặp lại của người chinh phụ như nàng rủ rèm rồi lại cuốn rèm, hết cuốn rèm lại lại rủ rèm. Một mình nàng cứ đi đi lại lại trên hiên vắng như để chờ đợi một tin tốt lành nào đó báo hiệu người chồng sắp về nhưng cứ chờ đợi mãi mà chẳng có một tin nào cả. Cách miêu tả hành động ấy cũng góp phần diễn tả những mối ngổn ngang trong loàng người chinh phụ. ? Nỗi cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ được thể hiện qua hình ảnh nào nữa? ? Nỗi sầu muộn của người chinh phụ được thể hiện qua hình ảnh nào? - Người chinh phụ thao thức một mình trong đêm thời gian lặng lẽ trôi, trống cầm canh đã điểm, tiếng gà eo óc văng vẳng đâu đó. Tiếng gà gáy ở đây làm tăng thêm ấn tượng vắng vẻ, tịch mịch của đêm, đồng thời cũng góp phần diễn tả nỗi cô độc nỗi đau thấm thía trong lòng người vợ chờ chồng. - Người chinh phụ như đếm từng bước thời gian nặng nề trôi mà cảm nhận từng khắc giờ " đằng đẵng như niên". ? Để giải tỏa nỗi sầu, nàng cố tìm đến những thú vui nào? ? Điểm chung của những thú vui mà nàng tìm đến? - Người chinh phụ gượng dậy đốt hương để xua tan bớt đi cái lạnh lẽo để tìm lại sự thanh thản. Song tâm hồn lại thêm mê man. Gương soi, gương để trang điểm nhưng nhìn thấy khuôn mặt mình thì chinh phụ lại ứa nước mắt. Ngồi trước phím đàn nhưng chỉ gượng gảy vì sợ dây đàn chùng, báo hiệu điều không may. Tất cả chỉ là gượng gạo, âm thầm bởi nàng lẻ loi, cô độc quá. ? Nỗi nhớ thương đau đáu của người chinh phụ được thể hiện ntn qua 8 câu thơ cuối? - Mức độ của nỗi nhớ được gợi lên qua những từ láy thăm thẳm, đau đáu,... Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tổng kết bài học. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: Đặng Trần Côn ( ?- ?) người làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Là người tài ba, hiếu học. 2. Dịch giả: Đoàn Thị Điểm (1705- 1748) hiệu là Hồng Hà nữ sĩ, người tỉnh Hưng Yên, con nhà dòng dõi nổi tiếng thông minh. 3. Tác phẩm: a. Hoàn cảnh sáng tác: Cảm động trước nỗi khổ đau mất mát của con người, nhất là những người vợ lính trong chiến tranh ở đầu đời Lê Hiển Tông, Đặng Trần Côn đã viết tác phẩm này. b. Nội dung: - Nói lê sự oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa. - Thể hiện niềm khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi. 4. Đoạn trích: Viết về tình cảnh và tâm trạng người chinh phụ phải sống cô đơn, buồn khổ trong thời gian dài người chồng đi đánh trận, không có tin tức, không rõ ngày về. II. Đọc- hiểu văn bản: 1. Bố cục: 3 phần: - 8 cầu đầu: Nỗi cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ. - 8 câu tiếp: Nỗi sầu muộn triền miên. - 8 câu cuối: Nỗi nhớ thương đau đáu. 2. Phân tích, cắt nghĩa: a. Nỗi cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ: - Nỗi cô đơn thể hiện: + qua hành động: một mình dạo hiên vắng buông, cuốn rèm nhiều lần. + mong tin vui mà " Ngoài rèm thước chẳng mách tin". - Nỗi cô đơn thể hiện qua sự đối bóng giữa người chinh phụ và ngọn đèn khuya; vẫn chỉ là " Một mình mình biết, một mình mình hay". b. Nỗi sầu muộn triền miên: - Nỗi sầu muộn được thể hiện qua hình ảnh: tiếng gà gáy và tiếng trống cầm canh. - Nỗi sầu muộn được thể hiện qua cảm nhận về thời gian tâm lí: " Khắc giờ đằng đẵng như niên". - Để giải tỏa nỗi sầu, nàng cố tìm đến những thú vui: soi gương, đốt hương, gảy đàn nhưng việc gì cũng chỉ là " gượng" àSầu không được giải tỏa mà còn nặng nề hơn. c. Nỗi nhớ thương đau đáu: - Nỗi nhớ được thể hiện qua một khao khát cháy bỏng- gửi lòng mình đến non Yên- mong được chàng thấu hiểu, sẻ chia. - Khao khát của nàng không được đền đáp vì sự xa cách về không gian quá lớn ( đường lên bằng trời). III. Tổng kết: 1. Nội dung: Đoạn trích ghi lại nỗi cô đơn buồn khổ của người chinh phụ trong tình cảnh chia lìa; đề cao hạnh phúc lứa đôi và tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến. 2. Nghệ thuật: - Bút pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật. - Ngôn ngữ chọn lọc, nhiều biện pháp tu từ,... 3. Dặn dò: Học bài cũ và chuẩn bị bài: Lập dàn ỳ bài văn nghị luận. 4. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- giao_an.docx