Giáo án Ngữ văn 10 tiết 79, 80, 81: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (tiết 2) (trích “Chinh phụ ngâm”)
♦ 4 câu cuối: Tả Các hành động diễn ra trong phòng.
- Từ “gượng” lặp lại ba lần diễn tả những gắng gượng đến miễn cưỡng, chán chường của chinh phụ mong thoát khỏi vòng vây của cảm giác lẻ loi, cô đơn:
+ gượng đốt hương càng mê mải chìm đắm trong nỗi nhớ nhung.
+ gượng soi gương chứa chan dòng lệ.
Trường: THPT Bắc Kiến Xương. Lớp: 10A12. Giáo viên hướng dẫn: Phạm Thị Lan. Môn: Ngữ văn. Giáo sinh thực tập: Dương Thị Duyên. Tiết PPCT: 79-80-81. Ngày soạn: 04/03/2015. Ngày dạy: 10/03/2015. GIÁO ÁN TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ (Tiết 2) (Trích “ Chinh phụ ngâm”) Nguyên tác: Đặng Trần Côn Dịch giả : Đoàn Thị Điểm (?) I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1/ Về kiến thức. - Thấy được nỗi nhớ thương chinh phu da diết, nỗi cô đơn sầu tủi vô hạn, khát khao hạnh phúc lứa đôi âm thầm mà mãnh liệt của người cô phụ. Đó cũng là ý nghĩa nhân văn của đoạn trích. - Tâm trạng đó được thể hiện qua bức tranh thiên nhiên vừa đẹp, sống động , vừa lạnh lẽo não nùng. - Mối cảm thông kín đáo của tác giả, dịch giả với nỗi lòng người cô phụ – nạn nhân của những cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa. - Nắm được nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, nghệ thuật miêu tả nội tâm, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình tiêu biểu của của dịch giả Đoàn Thị Điểm. 2/ Về kỹ năng. - Rèn luyện kỹ năng phân tích nội tâm nhân vật trong tác phẩm trữ tình. - Kỹ năng đọc diễn cảm , kỹ năng phân tích thơ trữ tình, thơ tả cảnh ngụ tình. 3/ Về thái độ. - Ngợi ca sự đợi chờ thủy chung, son sắt của chinh phụ khi người chồng đi chinh chiến ngoài biên ải xa xôi. - Có thái độ phê phán chiến tranh phi nghĩa. II/ PHƯƠNG PHÁP, BIỆN PHÁP. - Sử dụng phối hợp các phương pháp, biện pháp: đọc diễn cảm, phát vấn, đàm thoại, các câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi cảm thụ. III/ CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ. - GV: SGK, SGV, thiết kế bài giảng, các tài liệu liên quan. - HS: SGK, SBT, trả lời các câu hỏi phần hướng dẫn học bài. IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1/ Ổn định lớp. 2/ Kiểm tra bài cũ: Nêu cảm nhận của em về tâm trạng của chinh phụ trong 8 câu thơ đầu? 3/ Bài mới: Người chinh phu ra trận trải qua bao năm tháng vẫn chưa trở về. “Trải mấy xuân tin đi tin lại” nhưng đến “xuân này” đã bặt tin chàng. Người chinh phụ ở nhà nhớ thương, lo lắng, buồn tủi khôn nguôi. Tâm tư ấy càng thêm da diết khi đêm nào nàng cũng vò võ một mình không người chia sẻ, hỏi han. Người bạn duy nhất với nàng lúc này là ngọn đèn khuya, nhưng đó là vật vô tri vô giác làm sao thấu hiểu được nỗi niềm của nàng, làm sao giúp nàng vơi đi những lo âu, thắc thỏm trong lòng? Tâm trạng cô đơn, lẻ loi của chinh phụ tiếp tục được đẩy lên ở 8 câu thơ tiếp theo. Vậy thì những cung bậc tình cảm cũng như cảnh ngộ của nàng được tác giả tập trung khắc họa như thế nào? Để trả lời được câu hỏi này, hôm nay cô trò chúng ta tiếp tục tìm hiểu 8 câu thơ tiếp của đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung của 8 câu thơ tiếp theo (từ câu 9 đến câu 16) * GV cho HS đọc diến cảm 8 câu thơ tiếp và giải thích những từ ngữ khó (eo óc, sắt cầm, dây uyên, phím loan..) GV hỏi: Trong hai câu thơ: “Gà eo óc gáy sương năm trống/ Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên”, có những yếu tố ngoại cảnh nào được sử dụng để diễn tả nỗi cô đơn của người chinh phụ? HS: Suy nghĩ, trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung. GV bình: Trong không gian thinh vắng, một ngày mới lại bắt đầu với tiếng gà, thế nhưng tiếng gà eo óc, tức tưởi lại không hứa hẹn tin tốt lành mà càng làm tâm trạng người chinh phu não nùng hơn. Ngày hôm nay cũng sẽ chẳng khác gì ngày hôm qua, buồn đau vẫn còn vây kín như cây hòe rủ bóng bốn bên quanh nhà. Tiếng gà gáy báo canh năm làm tăng thêm vẻ tĩnh mịch, vắng lặng. Cây hòe phất phơ rũ bóng trong ánh sáng lờ mờ của ban mai gợi cảm giác buồn bã, hoang vắng. Giữa không gian ấy, người chinh phụ cảm thấy mình nhỏ bé, cô độc biết chừng nào! Cảnh vật xung quanh không thể san sẻ mà ngược lại như cộng hưởng với nỗi sầu miên man của người chinh phụ, khiến nàng càng đớn đau, sầu tủi. GV hỏi: Em hãy cho biết trong hai câu thơ tiếp theo: “Khắc giờ đằng đẵng như niên Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa” thời gian thông qua sự cảm nhận của người chinh phụ có gì đặc biệt ( GV gợi mở bằng cách cho HS nhận xét về biện pháp nghệ thuật: so sánh, từ láy). - HS suy nghĩ, trả lời. - GV nhận xét, bổ sung. Gv bình: Ý thơ ở đây gợi ta liên tưởng đến bài cao dao xưa: “Bốn mùa xuân-hạ-thu-đông Thiếp ngồi dệt vải những trông bang chàng Dừa xanh trên bến Tam Quan Dừa bao nhiêu trái trông chàng bấy nhiêu.” Có thể thấy nỗi nhớ của những người vợ xa chồng bao giờ cũng đau đáu ngóng trông, bao giờ cũng khắc khoải theo thời gian và xâm chiếm cả không gian bao la, vô tận. * GV dẫn: Tìm về ngoại cảnh để mong sao vơi đi khối sầu muộn đang chất chứa trong lòng nhưng dường như càng đẩy nàng rơi sâu thêm vào cảnh ngộ cô tủi, quạnh quẽ. Trong hoàn cảnh “nỗi buồn này biết tỏ cùng ai”, người chinh phụ đành tìm về với chính mình trong 4 câu thơ tiếp (từ câu 13 đến câu 16) GV hỏi: Người chinh phụ đã gắng gượng làm những việc gì để vơi đi nỗi cô đơn thương nhớ? GV bình: Người chinh phụ cố gắng tìm mọi cách để vượt ra khỏi vòng vây của cảm giác cô đơn đáng sợ nhưng vẫn không sao thoát nổi. Nàng gắng gượng điểm phấn tô son và dạo đàn cho khuây khỏa nhưng càng lún sâu hơn vào sự tuyệt vọng. Chạm đến đâu cũng là chạm vào nỗi đau, chạm vào tình cảnh lẻ loi đơn chiếc, Khi hương gượng đốt thì hồn nàng lại chìm đắm vào nỗi thắc thỏm, lo âu. Lúc gương gượng soi thì nàng lại không cầm được nước mắt bởi vì nhớ gương này mình cùng chồng đã từng chung bóng, bởi vì phải đối diện với hình ảnh đang tàn phai xuân sắc của mình. Nàng cố gảy khúc đàn loan phượng sum vầy thì lại chạnh lòng vì tình cảnh vợ chồng đang chia lìa đôi ngả, đầy những dự cảm chẳng lành: Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng. Rốt cuộc, người chinh phụ đành ngẩn ngơ trở về với nỗi cô đơn đang chất ngất trong lòng mình vậy. * Hoạt động 2: GV yêu cầu HS khái quát lại nội dung và nghệ thuật của 8 câu thơ giữa. * 8 câu thơ tiếp: ♦ 4 câu tiếp: Tả ngoại cảnh. - Hình ảnh + Gà eo óc gáy. + Hòe phất phơ. → Các từ láy “eo óc”,“phất phơ” vừa tả ngoại cảnh vừa gợi tâm trạng buồn bã, não nuột của chinh phụ. Đêm trôi qua báo hiệu bằng tiếng “gà gáy eo óc”, ngày tiếp nối chỉ có “bóng cây hoè phất phơ”, tất cả trôi đi trong buồn sầu. - So sánh: + một giờ = một năm. + Mối sầu = miền biển xa. - Từ láy: + “đằng đẵng”à Nỗi buồn kéo dài. +“dằng dặc”à Nỗi buồn trĩu nặng. à Mối sầu tràn ra ngoại cảnh, trải dài theo thời gian và không gian tưởng như vô cùng vô tận. Mỗi khắc giờ trong cảm nhận của chinh phụ như kéo dài, nặng nề, đeo đẳng. Nhận xét: Những từ láy cùng với nghệ thuật so sánh được sử dụng tài tình, vừa để biểu đạt không gian, thời gian vừa thể hiện độ mênh mang không gì đo đếm được của nỗi nhớ chồng trong lòng chinh phụ. ♦ 4 câu cuối: Tả Các hành động diễn ra trong phòng. - Từ “gượng” lặp lại ba lần diễn tả những gắng gượng đến miễn cưỡng, chán chường của chinh phụ mong thoát khỏi vòng vây của cảm giác lẻ loi, cô đơn: + gượng đốt hương à càng mê mải chìm đắm trong nỗi nhớ nhung. + gượng soi gương à chứa chan dòng lệ. + gượng gảy đàn à dự cảm, lo lắng về một sự chia cắt vĩnh viễn “dây uyên kinh dứt, phím loan ngại chùng”. → Người chinh phụ đốt hương, soi gương, gảy đàn để mong xua đi nỗi buồn, thoát khỏi cảm giác cô đơn, lẻ loi nhưng những hành động gượng gạo không giúp chinh phụ tìm được sự giải tỏa, nỗi cô đơn, mà sầu nhớ càng thêm chồng chất, người chinh phụ càng rơi vào cô đơn, bấn loạn. Tiểu kết: - Nội dung: Nỗi cô đơn, lẻ loi và khát khao được sống lại trong những kỉ niệm của hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ khi người chồng đi chinh chiến bao năm vẫn chưa trở về. - Nghệ thuật: + Hình ảnh có sức biểu tượng. + Cách so sánh giàu sức gợi tả. + Lựa chọn các từ láy có giá trị biểu cảm cao. + Biện pháp điệp từ, điệp cấu trúc. V. CỦNG CỐ, DẶN DÒ. - Học thuộc lòng đoạn trích. - Soạn bài Lập dàn ý bài văn nghị luận. Thái Bình, ngày ... tháng ... năm 2015. Phê duyệt của giáo viên hướng dẫn. Giáo sinh thực tập. Phạm Thị Lan Dương Thị Duyên
File đính kèm:
- Tuan_27_Tinh_canh_le_loi_cua_nguoi_chinh_phu_20150725_035402.docx