Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 78: Văn bản văn học - Năm học 2015-2016 - Đào Thị Phượng
VD1: “Khu vực Đông Nam Bộ hôm nay trời hửng nắng, nhiệt độ từ 32-340C. Khu vực Tây Nam Bộ trời nắng nóng, nhiệt độ từ 38-40 oC.”
VD2.
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sóng được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ,
Vắt nửa mình sang thu”
(Sang thu – Hữu Thỉnh)
Nhận xét:
+ VD1: Thông báo cụ thể, rõ rang, đơn nghĩa.
VD2: Mang tính biểu cảm, từ ngữ trau chuốt, đa nghĩa, thể hiện rõ cảm xúc của người viết.
GV: Hãy xác định thể loại của các văn bản sau? (Chiếu dời đô, Cảnh ngày hè, Hịch tướng sĩ, Truyện Kiều).
HS: Trả lời.
+ Chiếu dời đô: chiếu
+ Cảnh ngày hè: thơ
+ Hịch tướng sĩ: hịch
+ Truyện Kiều: truyện thơ Nôm
Ngày soạn: 26.02.2016 Ngày giảng: 08.03 + 11.03.2016 Giáo viên hướng dẫn: Ngô Thị Liên. Sinh viên thực hiện: Đào Thị Phượng. Tiết: 78 VĂN BẢN VĂN HỌC Mục đích, yêu cầu. Kiến thức. Nắm được tiêu chí, yêu cầu và cấu trúc của văn bản văn học. Kĩ năng. Vận dụng những kiến thức về văn bản văn học để hình thành kĩ năng tìm hiểu tác phẩm văn học. Thái độ. Qua việc phân tích, khám phá các tầng cấu trúc của một số văn bản văn học nhằm giúp học sinh hình thành ý thức chủ động, tích cực trong tư duy hình tượng, bồi dưỡng tinh thần tự học, tinh thần khám phá cái mới để các em yêu hơn các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Năng lực. Hợp tác, giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng việt. Chuẩn bị. Phương pháp. Thông báo giải thích, phân tích ngôn ngữ. Phương tiện. SGK Ngữ văn 10 tập 2, SGV, máy chiếu. Hình thức. Học theo lớp, học theo nhóm. Tiến trình bài học. Ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ. Bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời. GV: Văn bản văn học là gì? HS: Trả lời. GV: Đưa ví dụ: VD: Văn bản Lão Hạc của Nam Cao (1943) phản ánh hình ảnh khách quan gì? HS: Trả lời. + Phản ánh bức tranh hiện thực xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám (1945). + Thể hiện sự đồng cảm với người nông dân, nhân dân lao động nghèo khổ. (nhà văn đã biết nâng niu trân trọng vẻ đẹp tâm hồn cao khiết của người nông dân ngay cả khi họ bước vào đường cùng) GV đưa ví dụ cho HS so sánh: cùng viết về sự chuyển đổi của thời tiết: VD1: “Khu vực Đông Nam Bộ hôm nay trời hửng nắng, nhiệt độ từ 32-340C. Khu vực Tây Nam Bộ trời nắng nóng, nhiệt độ từ 38-40 oC.” VD2. “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sóng được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ, Vắt nửa mình sang thu” (Sang thu – Hữu Thỉnh) Nhận xét: + VD1: Thông báo cụ thể, rõ rang, đơn nghĩa. VD2: Mang tính biểu cảm, từ ngữ trau chuốt, đa nghĩa, thể hiện rõ cảm xúc của người viết. GV: Hãy xác định thể loại của các văn bản sau? (Chiếu dời đô, Cảnh ngày hè, Hịch tướng sĩ, Truyện Kiều). HS: Trả lời. + Chiếu dời đô: chiếu + Cảnh ngày hè: thơ + Hịch tướng sĩ: hịch + Truyện Kiều: truyện thơ Nôm. Trên đây là 3 tiêu chí chủ yếu của một văn bản văn học theo quan niệm hiện nay ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Những văn bản nào không hội tụ đủ ba tiêu chí trên sẽ không được xem là VBVH. GV đưa ra ví dụ, yêu cầu HS trả lời để thấy được cấu trúc của văn bản văn học: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”. (Viếng lăng Bác – Viễn Phương) GV: Em có nhận xét gì về ngôn từ trong ví dụ? HS: Trả lời. + Nhịp thơ: Chậm rãi -> thể hiện cảm xúc suy tư, tự hào pha lẫn nỗi xót xa, nuối tiếc. + Thể thơ: thơ tám chữ. + Lời thơ tha thiết, nhẹ nhàng, chan chứa cảm xúc. GV: Dựa vào ví dụ trên, GV cho HS tìm hiểu được nghĩa tường minh và hàm ẩn của hình ảnh “mặt trời” và “bảy mươi chín mùa xuân”? HS: Trả lời. “Mặt trời”: + Tầng nghĩa 1: mặt trời của tự nhiên, của muôn loài, soi sáng cho muôn loài, đem lại sức sống cho thế giới. + Tầng nghĩa 2: Bác nằm trong lăng với ánh sáng đỏ xung quanh như một mặt trời. Bác tồn tại vĩnh cửu trong lòng mỗi người dân Việt Nam như sự tồn tại của một mặt trời thật. “Bảy mươi chín mùa xuân” + Tầng nghĩa 1: tuổi của Bác. + Tầng nghĩa 2: Ca ngợi sự cống hiến, hi sinh cao cả của người. Cuộc đời người là “bảy chín mùa xuân tươi đẹp” cống hiến trọn vẹn cho đất nước, dân tộc. GV: Hình tượng em cảm nhận được qua khổ thơ? (Mặt trời). HS: Trả lời. GV: Có phải tác giả chỉ muốn nói đến hình tượng mặt trời không hay còn muốn nói đến đối tượng nào khác? Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ? HS: Trả lời. (Biện pháp tu từ ẩn dụ nhằm ngợi ca sự vĩ đại của Người, thể hiện lòng thành kính với vị Cha già). GV: Hình tượng văn học là gì? HS: Trả lời. GV: Hình tượng trong văn học là gì? Được lấy từ đâu? HS: Phát hiện, trả lời. GV: Thông qua hình tượng văn học, tác giả muốn gửi gắm điều gì? HS: Trả lời. GV: Chỉ ra hàm nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc? (thông qua hình tượng mặt trời). HS: Trả lời. Hình ảnh mặt trời là hình ảnh ẩn dụ cho hình ảnh Bác Hồ, so sánh Bác với hình ảnh mặt trời thể hiện sự vĩnh hằng của Bác trong lòng người dân Việt Nam. Bác giống như mặt trời thiên nhiên ngày ngày vẫn soi sáng, vẫn trường tồn cùng dân tộc. Đem nguồn sáng đến cho nhân dân. Đồng thời cũng thể hiện tấm lòng biết ơn, tôn kính với vị cha già dân tộc. GV: Hàm nghĩa của VBVH là gì? HS: Trả lời. GV cho HS đọc SGK và khái quát lại. Gợi ý: Câu mở đầu và câu kết của mỗi đoạn có cấu trúc giống nhau. + Mỗi đoạn đều có hai nhân vật có đặc điểm giống nhau. + Đoạn một là một người đàn bà và một đứa nhỏ, đoạn hai là một người chiến sĩ và một bà cụ. + Tác giả tạo nên cấu trúc đối xứng cốt làm nổi bật tính tương phản, từ đó làm nổi bật ý nghĩa của hình tượng. + Người mẹ dựa vào đứa bé đang chập chững + Anh bộ đội dựa vào bà cụ già đang run rẩy trên đường. + Nơi dựa: thuộc về tinh thần và tình cảm: nơi con người tìm thấy niềm vui và ý nghĩa cuộc sống. => Tầng hàm nghĩa: sống với hi vọng vào tương lai, nhớ ơn quá khứ làm nên phẩm giá nhân văn của con người. Giúp con người vượt qua những trở ngại. Gợi ý: Cảm xúc chung của bài thơ là những suy nghĩ sâu sắc về thời gian: + Xoá nhoà đi tất cả thành quách, lâu đài + Không hiện ra bằng sức mạnh vạn năng + Nhẹ nhàng trôi chảy, êm nhẹ như qua kẽ tay. Đời mỗi con người cũng bị thời gian phủ lên tất cả, cũng mất đi, tàn lụi như chiếc lá. Những kỉ niệm của mỗi chúng ta với đời như tiếng sỏi rơi trong lòng giếng cạn phủ đầy bùn, đất. Gợi ý: + Hai câu thơ thể hiện quan niệm sâu sắc của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta). + Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với bạn đọc cũng như trong quá trình tiếp nhận tác phẩm, bạn đọc luôn có sự đồng cảm với nhà văn. Sự đồng cảm phải có được nơi tận cùng "sâu thắm " thì tác phẩm mới thực sự là tiếng nói chung, là nơi gặp gỡ của tâm hồn, tình cảm con người. + Nhà văn viết tác phẩm văn học là sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều đã được gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật và nghệ thuật chỉ có giá trị gợi mở chứ không bao giờ nói hết, nói rõ. Người đọc phải tái tạo lại, tưởng tượng thêm, suy ngẫm, phân tích để sao cho từ bếp "tro" tường như tàn lại có thể "nhen thành lửa cháy", từ "viên đá con'' có thể dựng nên thành, nên luỹ, nên những lâu đài, cung điện nguy nga. Quan niệm trên của Chế Lan Viên đã được nhà thơ phát biểu theo cách của thơ và đó cũng là một minh chứng cho quan niệm của chính nhà thơ. Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học. Khái niệm văn bản văn học. + Theo nghĩa rộng VBVH là tất cả các VB sử dụng ngôn từ 1 cách nghệ thuật: có hình ảnh, nhịp điệu, biểu hiện tình cảm của người viết. VD: Ánh trăng (Nguyễn Duy), tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh), + Theo nghĩa hẹp VBVH chỉ bao gồm các sáng tác có hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng hư cấu. VD: TCT "Tấm Cám", Thạch Sanh, Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học. a.VBVH là những văn bản đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. b. VBVH được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao. c. Mỗi văn bản đều thuộc về một thể loại nhất định tuân theo những quy ước, cách thức của thể loại đó. Cấu trúc của văn bản văn học. Tầng ngôn từ - từ ngữ âm đến ngữ nghĩa. Tầng ngôn từ (hay là tầng hiển thị) có nghĩa là nội dung, tri thức mà văn bản cung cấp ngay trên bề mặt của ngôn từ. Ngữ âm. Nhịp điệu, âm thanh được gợi bởi ngôn từ nghệ thuật. Ngữ nghĩa. Từ nghĩa tường minh đến nghĩa hàm ẩn, nghĩa đen đến nghĩa bóng. Tính hình tượng. Ví dụ. Khái niệm. + Hình tượng văn học là mọi hình ảnh đời sống được nhà văn đưa vào tác phẩm bằng ngôn từ nghệ thuật – mang thông điệp. + Hình tượng văn học có thể là hình ảnh thiên nhiên, tự nhiên, sự vật, con người. + Hình tượng văn học do tác giả sáng tạo ra, không hoàn toàn giống như sự thật của cuộc đời, nhằm gửi gắm ý tình sâu kín của mình với người đọc, với cuộc đời. Tầng hàm nghĩa. Ví dụ. Khái niệm. Hàm nghĩa của VBVH là ý nghĩa ẩn kín, ý nghĩa tiềm tàng của văn bản. Đọc tác phẩm văn học, xuất phát từ tầng ngôn từ, tầng hình tượng, dần dần người đọc nhận ra tầng hàm nghĩa của văn bản. Từ văn bản đến tác phẩm văn học. + Một văn bản văn học trở thành một tác phẩm chỉ khi có sự tiếp nhận của người đọc và khi người đọc hiểu được ý nghĩa sâu xa của nó thì văn bản văn học đã trở thành TPVH sống động, có ích, có ý nghĩa với người đọc, hoàn thành được tâm nguyện của người viết. + Người đọc càng trải nghiệm sâu sắc cuộc sống càng hiểu biết thấu đáo quy luật của nghệ thuật, nội dung tác phẩm càng thể hiện đầy đủ hơn, phong phú hơn trong tâm trí người đọc. * Ghi nhớ: SGK – 121. IV. Luyện tập. Bài 1/122. Tìm hai đoạn có cấu trúc câu, hình tượng tương tự như nhau của bài “Nơi dựa”? Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống? Bài 2/122 Những câu trong bài thơ “Thời Gian” chứa đựng ý nghĩa gì? Qua bài Thời Gian Văn Cao định nói lên điều gì? Bài 3/123. Giải thích rõ quan niệm của Chế Lan Viên về mói quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta)? Nói rõ quan điểm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc ở các câu 3.4? Củng cố, dặn dò. Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
File đính kèm:
- Tuan_31_Van_ban_van_hoc.docx