Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 78: Tóm tắt văn bản thuyết minh
-HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp .
+Mục đích : giúp ta nắm vững tính cách số phận, góp phần đi sâu tìm hiểu và đánh giá tác phẩm .
+Yêu cầu : trung thành với văn bản gốc nêu được đặc điểm và những sự việc xảy ra với nhân vật chính .
-HS làm việc cá nhân, đọc mục đích yêu cầu SGK và trả lời .
+Mục đích của việc tóm tắt văn bản thuyết minh là nhằm hiểu và ghi nhớ những nội dung cơ bản của bài văn hoặc giới thiệu người khác về đối tượng thuyết minh hoặc về văn bản đó
+Yêu cầu ngắn gọn, sát với nội dung chính .
Ngày soạn: Tiết:78 Bài: TÓM TẮT VĂN BẢN THUYẾT MINH: (LÀM VĂN) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Giúp HS hiểu được mục đích, yêu cầu, từ đó tóm tắt được một văn bản thuyết minh có nội dung đơn giản về một sản vật, một danh lam thắng cảnh, một hiện tượng văn học ... 2. Kỹ năng: - Giúp HS biết tìm ý và vận dụng những cách tóm tắt văn bản đã học để tóm tắt được một văn bản thuyết minh. - Rèn luyện kỹ năng thảo luận, diễn đạt, phát biểu, trình bày ý kiến cho HS. - Rèn luyện kỹ năng thuộc bài và nhớ bài của HS. 3. Thái độ: - Giúp HS có hứng thú đọc và viết văn thuyết minh trong nhà trường cũng như theo yêu cầu của cuộc sống. II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Đọc SGK, SBT, SGV, TLTK, rút kinh nghiệm từ bài trước, soạn giáo án bài mới. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kì trước (nếu có). - Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận nhóm… 2. Chuẩn bị của học sinh: - Ôn bài cũ, thuộc bài, hiểu bài, làm đầy đủ các bài tập ra kỳ trước. - Đọc SGK, SBT, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị cho bài mới. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp: (1’) - Ổn định trật tự, điểm danh học sinh trong lớp và chuẩn bị kiểm tra bài cũ. 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Câu hỏi kiểm tra: Nhận xét về nhân vật Tào Tháo và Lưu Bị trong đoạn trích “ Tào Tháo uống rượu luận anh hùng” -Gợi ý trả lời: + Tào Tháo: Gian hùng, lọc lõi, xảo quyệt nhưng cũng là người am hiểu thời thế.Hs phân tích chứng minh theo nd bài học. + Lưu Bị: Khôn ngoan, khéo léo, túc trí đa mưu, biết nhẫn nhịn chờ đợi thời cơ. Hs phân tích chứng minh theo nd bài học. 3. Giảng bài mới: - Giới thiệu bài mới: Văn bản thuyết minh có vai trò vô cùng quan trọng, nó giúp ta nắm được những nét chính nhất về đối tượng thyết minh. Một trong những kĩ năng để nắm được nội dung văn bản thuyết minh nhanh chóng là kĩ năng tóm tắt văn bản thuyết minh.( 1’) - Tiến trình bài dạy: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 8’ HĐ1:HD hs tìm hiểu mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt bản thuyết minh -GV gọi HS nhắc lại mục đích, yêu cầu tóm tắt một văn bản tự sự ? -Hỏi : Đối với văn bản thuyết minh, mục đích yêu cầu của việc tóm tắt là gì ? -GV sơ kết sự giống và khác nhau giữa tóm tắt văn bản tự sự và văn bản thuyết minh : -Giống : đều tóm tắt để ghi nhớ nội dung văn bản đó -Khác : *Văn bản tự sự +Phức tạp, tóm tắt theo sự việc xảy ra với nhân vật và diễn biến của các sự việc đó, hay tóm tắt theo hành động, lời nói, tâm trạng nhân vật theo diễn biến các sự kiện *Văn bản thuyết minh : -Đơn giản, tóm tắt các sự kiện theo trình tự, bố cục của văn bản HĐ1: tìm hiểu mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt bản thuyết minh -HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp . +Mục đích : giúp ta nắm vững tính cách số phận, góp phần đi sâu tìm hiểu và đánh giá tác phẩm . +Yêu cầu : trung thành với văn bản gốc nêu được đặc điểm và những sự việc xảy ra với nhân vật chính . -HS làm việc cá nhân, đọc mục đích yêu cầu SGK và trả lời . +Mục đích của việc tóm tắt văn bản thuyết minh là nhằm hiểu và ghi nhớ những nội dung cơ bản của bài văn hoặc giới thiệu người khác về đối tượng thuyết minh hoặc về văn bản đó +Yêu cầu ngắn gọn, sát với nội dung chính . I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA VIỆC TÓM TẮT VĂN BẢN THUYẾT MINH : 1- Mục đích : -Nhằm hiểu và ghi nhớ những nội dung cơ bản của văn bản hoặc giới thiệu với người khác về đối tượng thuyết minh hoặc về văn bản đó ... 2- Yêu cầu : -Yêu cầu : văn bản tóm tắt cần ngắn gọn, rành mạch, sát với bản gốc. 20’ HĐ2: HD hs tìm hiểu mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt bản thuyết minh: *GV hướng dẫn HS đọc văn bản “Nhà sàn”, SGK trang 69-70 1-Hãy đọc kỹ văn bản “Nhà sàn” SGK (trang 69-70) và xác định : -Văn bản “Nhà sàn” thuyết minh về đối tượng nào ? -Đại ý của văn bản này là gì ? -Có thể chia văn bản trên thành mấy đoạn ? ý chính mỗi đoạn là gì ? *GV hướng dẫn HS cách trả lời và điều khiển HS thảo luận: 1.Xác định đối tượng, đại ý, phân chia bố cục của văn bản “Nhà sàn” -Văn bản “Nhà sàn” thuyết minh về : -Đại ý của văn bản này là .. -Có thể chia bố cục như sau: +Đoạn 1 : ... à Đại ý : +Đoạn 2 ... à Đại ý ... +Đoạn 3 : .... à Đại ý : ... +Đoạn 4 : ... à Đại ý : ... 2- Viết tóm tắt văn bản “Nhà sàn” với dộ dài 10 câu -GV cho HS kiểm tra lại kết quả thảo luận và nhận xét chéo kết quả của các nhóm - Các em vừa tóm tắt văn bản “Nhà sàn”. Hãy nhớ lại quá trình tóm tắt và trình bày các bước tóm tắt văn bản thuyết minh này ? HĐ2: tìm hiểu mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt bản thuyết minh: -HS đọc văn bản ngữ liệu “Nhà sàn” trang 69-70 SGK, tìm ý, thảo luận nhóm và trả lời theo yêu cầu của phiếu học tập. +Đại ý : Bài văn thuyết minh về kiến trúc, nguồn gốc và những tiện tích của ngôi nhà sàn. -Bố cục : có thể chia như sau +Mở bài : từ đầu đến “văn hóa cộng đồng” +Thân bài :từ “toàn bộ” đến “là nhà sàn” + Kết bài : Đoạn còn lại * Tóm tắt : -Nhà sàn là một công trình kiến trúc dùng để ở hoặc hội họp -Nhà sàn được làm bằng tre, giang, nứa, gỗ, gồm nhiều cột chống, mặt sàn, gầm sàn, các khoang để ở và rửa ráy. Nhà sàn vừa phù hợp với nơi cư trú miền núi, đầm lầy, vừa tận dụng được nguyên liệu tại chỗ, giữ vệ sinh và bảo đảm an toàn -Nhà sàn ở một số vùng miền núi nước ta đạt tới trình độ kỹ thuật cao và hấp dẫn khách du lịch -HS nhận xét chéo kết quả thảo luận của các nhóm. -HS suy nghĩ, tìm ý và trả lời câu hỏi II- CÁCH TÓM TẮT MỘT VĂN BẢN THUYẾT MINH 1- Đọc và tóm tắt văn bản “Nhà sàn” -Văn bản “Nhà sàn” thuyết minh về nhà sàn - một công trình xây dựng gần gũi, quen thuộc của bộ phận khá lớn người dân miền núi nước ta và một số dân tộc khác ở Đông Nam Á *Tóm tắt văn bản”Nhà sàn” như sau : Nhà sàn là công trình kiến trúc có mái che dùng để ở hoặc sử dụng vào một số mục đích khác. Toàn bộ nhà sàn được cấu tạo bằng tre, giang, nứa, gỗ, gồm nhiều cột chống, mặt sàn, gầm sàn, các khoang nhà để ở hoặc rửa ráy. Hai đầu nhà có hai cầu thang. Nhà sàn xuất hiện từ thời đồ đá mới, tồn tại phổ biến ở miền núi Việt nam và Đông Nam Á. Nhà sàn có nhiều tiện ích, vừa phù hợp với nơi cư trú miền núi, đầm lầy, vừa tận dụng nguyên liệu tại chỗ, giữ được vệ sinh và bảo đảm an toàn cho người ở. Nhà sàn ở một số vùng miền núi nước ta đạt tới trình độ kỹ thuật và thẩm mỹ cao, đã và đang hấp dẫn khách du lịch 2- Cách tóm tắt một văn bản thuyết minh -Để tóm tắt văn bản thuyết minh, ta thực hiện trong 4 bước +Bước 1: xác định mục đích, yêu cầu. +Bước 2 :đọc văn bản gốc để tìm dữ liệu, có thể gạch dưới những ý quan trọng, lướt qua những tư liệu, số liệu không quan trọng. +Bước 3 : diễn đạt các nội dung tóm tắt thành câu, đoạn và bài đáp ứng yêu cầu của văn bản. +Bước 4 : kiểm tra lại. 8’ HĐ3: HD hs luyện tập. -GV gợi ý giải bài tập phần III “Luyện tập” 1-Bài tập 1 SGK -trang 71 “Tiểu dẫn bài thơ hai cư của Basô” a)Xác định đối tượng thuyết minh của văn bản b- Tìm bố cục của văn bản : c- Viết đoạn văn tóm tắt phần thuyết minh về thơ hai cư. HĐ3: luyện tập. - HS phát biểu trước lớp a)Đối tượng thuyết minh của văn bản “Tiểu dẫn bài thơ hai cư của BaSô và những đặc điểm của thể thở hai cư b)Bố cục văn bản : -Đoạn 1 : từ đầu đến “M.siki(1867-1902) : Tóm tắt tiểu sử và giới thiệu những tác phẩm của BaSô -Đoạn 2 : Phần còn lại - Thuyết minh về đặc điểm, nội dung và nghệ thuật của thơ hai-cư c)Viết tóm tắt : nói đặc điểm thể loại, nội dung, tư tưởng của thơ hai-cư III- CỦNG CỐ -LUYỆN TẬP Bài tập1: a)Đối tượng thuyết minh của văn bản “Tiểu dẫn bài thơ hai cư của BaSô và những đặc điểm của thể thở hai cư b)Bố cục văn bản : -Đoạn 1 : từ đầu đến “M.siki(1867-1902) : Tóm tắt tiểu sử và giới thiệu những tác phẩm của BaSô -Đoạn 2 : Phần còn lại - Thuyết minh về đặc điểm, nội dung và nghệ thuật của thơ hai-cư c)Viết tóm tắt : nói đặc điểm thể loại, nội dung, tư tưởng của thơ hai-cư 1’ HĐ4: HD hs củng cố: Mục đích, yêu cầu, cách tóm tắt văn bản thuyết minh… HĐ4:Củng cố Hs lắng nghe. 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1’) -Bài tập về nhà: Bài 2 SGK. -Chuẩn bị bài mới: LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
File đính kèm:
- TIET78.doc