Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 76-77

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu được tâm trạng cô đơn, buồn khổ của người chinh phụ khi chinh phu vắng nhà ra trận; sự đồng cảm sâu sắc của tác giả và dịch giả đối với khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.

- Nghệ thuật diễn tả tâm trạng nhân vật, âm điệu tha thiết triền miên của đoạn trích.

2. Kỹ năng:

- Phân tích tâm trạng trong thơ trữ tình, diễn đạt phát biểu ý kiến, cảm thụ và phân tích văn chương, thảo luận nhóm.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh thái độ cảm thông đối với những thân phận bất hạnh vì hoàn cảnh chiến tranh, biết oán ghét chiến tranh phi nghĩa

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Đọc SGK, SBT, SGV, TLTK, rút kinh nghiệm từ bài trước, soạn giáo án bài mới.

- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, thảo luận nhóm

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Ôn bài cũ, thuộc bài, hiểu bài, làm đầy đủ các bài tập ra kỳ trước.

- Đọc SGK, SBT, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị cho bài mới.

 

doc8 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2292 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 76-77, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:
Tiết: 76
Bài: TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ
 (Đọc văn) Trích “Chinh phụ ngâm khúc” Đặng Trần Côn
 Bản diễn Nôm :Đoàn Thị Điểm (?) 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- Hiểu được tâm trạng cô đơn, buồn khổ của người chinh phụ khi chinh phu vắng nhà ra trận; sự đồng cảm sâu sắc của tác giả và dịch giả đối với khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.
- Nghệ thuật diễn tả tâm trạng nhân vật, âm điệu tha thiết triền miên của đoạn trích.
2. Kỹ năng:
- Phân tích tâm trạng trong thơ trữ tình, diễn đạt phát biểu ý kiến, cảm thụ và phân tích văn chương, thảo luận nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh thái độ cảm thông đối với những thân phận bất hạnh vì hoàn cảnh chiến tranh, biết oán ghét chiến tranh phi nghĩa
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đọc SGK, SBT, SGV, TLTK, rút kinh nghiệm từ bài trước, soạn giáo án bài mới.
- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, thảo luận nhóm…
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Ôn bài cũ, thuộc bài, hiểu bài, làm đầy đủ các bài tập ra kỳ trước.
- Đọc SGK, SBT, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị cho bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp:( 1’)
- Ổn định trật tự, điểm danh học sinh trong lớp và chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2. Kiểm tra bài cũ:( 5’)
- Câu hỏi kiểm tra:Vì sao đoạn trích có nhan đề Hồi trống Cổ Thành
-Gợi ý trả lời:Vì hồi trống tăng kịch tính và hấp dẫn cho đoạn trích, thể hiện chủ đề của đoạn trích.
3. Giảng bài mới: 
- Giới thiệu bài: trong xã hôi PK xưa người phụ nữ luôn luôn chịu số phận bất hạnh, nhất là khi binh biến xảy ra.Đồng cảm với nỗi khổ ấy của người phụ nữ, tác giả Đặng Trần Côn đã sáng tác “ Chinh phụ ngâm khúc” và dịch giả Đoàn Thị Điểm đã dịch thành công sang bản diễn Nôm.Tiết hôm nay ta sẽ đến với phần một của đoạn trích có tên “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”( 1’) 
-Tiến trình bài dạy:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
NỘI DUNG
35’
HĐ1: HD hs tìm hiểu chung. 
- GV hướng dẫn HS sơ lược những nét cơ bản, khái quát chung về tác giả, dịch giả.
-Vài nét về tác phẩm?
* GV chốt:Trước Nguyễn Du và Truyện Kiều, một trong những đỉnh cao của văn học Việt Nam thế kỷ XVIII là tác phẩm Chinh Phụ Ngâm do Đặng Trần Côn, diễn Nôm Đoàn Thị Điểm (?) – bài ca dài, là lời than thở của người vợ trẻ (chinh phụ) có chồng đi chinh chiến ở xa (chinh phu), khát khao có cuộc sống lứa đôi trong hòa bình yên ổn.
- Bố cục?
HĐ1:Tìm hiểu chung
- HS trình bày những điều đã học ở lớp 7 THPT về: tác giả Đặng Trần Côn, dịch giả Đoàn Thị Điểm; tác phẩm Chinh phụ ngâm: hoàn cảnh sáng tác và hoàn cảnh diễn Nôm; Đề tài và chủ đề tác phẩm; đặc điểm của thể thơ nguyên tác và thể thơ dịch; Giá trị tác phẩm (nguyên tác, bản dịch). 
-HS sơ lược những nét cơ bản:
+ Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ: Thời kỳ rối ren nhất của lịch sử dân tộc (đầu đời Lê Hiển Tông), nhiều khởi nghĩa nông dân, đau đớn trước những mất mát của con người, nhất là những người vợ lính trong chiến tranh à sáng tác “Chinh phụ ngâm” 
+ Đặc điểm nội dung và hình thức nghệ thuật:
- “Chinh phụ ngâm” được dịch Song thất lục bát để truyền bá rộng rãi à về sau các khúc ngâm, thán, vãn có cảm hứng chữ tình hầu hết đều được sáng tác bằng thể Song thất lục bát.
- Hs bố cục.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả:
Đặng Trần Côn (~1710, 1720 – 1745. Quê: làng Nhân Mục– Thanh Trì – Hà Nội.
- Cuộc đời và sự nghiệp văn chương:
+ Thủa nhỏ học giỏi à đỗ Hương Cống, (hỏng thi Hội), từng giữ chức Huấn đạo ở trường học phủ, tri huyện Thanh Oai, được thăng chức Ngự sử đài chiếu khám chưa bao lâu thì mất.
+ Tác phẩm để lại: “Chinh phụ ngâm, nhiều tác phẩm thơ phú bằng chữ Hán khoảng năm 1730 à 1745. 
2.Dịch giả: 
a.Đoàn Thị Điểm? (1705 – 1748) – Hồng Hà nữ sĩ .Quê: Giai Phạm, Văn Giang,Hưng Yên
-Thông minh từ nhỏ, là vợ Nguyễn Kiều Tiến sĩ năm 37 tuổi, vừa cưới xong à đi sứ Trung Quốc à có thể đã dịch Chinh phụ ngâm, còn sáng tác: Truyền tân phả bằng chữ Hán.
b. Phan Huy Ích (1750 – 1822) Quê: Dụ Am, Thu Hoạch, Thiên Lộc, Nghệ An (Hà Tĩnh)
- Đỗ Tiến sĩ năm 26 tuổi, sáng tác Dụ Am văn tập, Dụ Am ngâm lục.
2. Tác phẩm: 
- Nội dung: Diễn tả tâm trạng của người phụ nữ có chồng đi chiến trận, qua đó nói lên:
+ Nỗi oán ghét chiến tranh phi nghĩa.
+ Thể hiện tâm trạng khát khao tình yêu, hạnh phúc lứa đôi.
+ Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo à Người đương thời hết sức tán thưởng (Lê Ngọc Hân với “Ai tư vãn)
- Hình thức nghệ thuật:
+ Nguyên tác: Thể loại: Khúc ngâm (Trung Quốc), 478 câu thơ bằng chữ Hán, thể trường đoản cú (câu thơ dài ngắn không đều nhau).
+ Bản dịch:
- Thể loại: Song thất lục bát dân tộc. Bố cục chia 6 phần (408 câu)
3. Bố cục: Hai phần
-Phần một: 16 câu đầu: Tình cảnh cô đơn sầu muộn của người chinh phụ.
- 8 câu cuối: Nỗi nhớ nhung của người chinh phụ.
 2’
HĐ2: Hd hs củng cố bài.
Những nét chính về tác giả, dịch giả, tác phẩm.
HĐ2: Củng cố bài.
 Hs lắng nghe.
*Ý nghĩa văn bản:
Ghi lại nỗi cơ đơn buồn khổ của người chinh phụ trong tình cảnh chia lìa; đề cao hạnh phúc lứa đơi và tiếng nĩi tố cáo chiến tranh phong kiến.
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: ( 1’)
-Hs học bài cũ.
- Chuẩn bị tiết 2 bài “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”
IV. RÚT KINH NGHIỆM ,BỔ SUNG:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Ngày soạn:
Tiết: 77
Bài: TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ
(Đọc văn) Trích “Chinh phụ ngâm khúc” Đặng Trần Côn
 Bản diễn Nôm Đoàn Thị Điểm (?)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- Hiểu được tâm trạng cô đơn, buồn khổ của người chinh phụ khi chinh phu vắng nhà ra trận; sự đồng cảm sâu sắc của tác giả và dịch giả đối với khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.
- Nghệ thuật diễn tả tâm trạng nhân vật, âm điệu tha thiết triền miên của đoạn trích.
2. Kỹ năng:
- Phân tích tâm trạng trong thơ trữ tình, diễn đạt phát biểu ý kiến, cảm thụ và phân tích văn chương, thảo luận nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh thái độ cảm thông đối với những thân phận bất hạnh vì hoàn cảnh chiến tranh, biết oán ghét chiến tranh phi nghĩa
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đọc SGK, SBT, SGV, TLTK, rút kinh nghiệm từ bài trước, soạn giáo án bài mới.
- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, thảo luận nhóm…
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Ôn bài cũ, thuộc bài, hiểu bài, làm đầy đủ các bài tập ra kỳ trước.
- Đọc SGK, SBT, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị cho bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
- Ổn định trật tự, điểm danh học sinh trong lớp và chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2. Kiểm tra bài cũ:(5’)
- Tranh minh họa đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”
- Câu hỏi kiểm tra: Cho HS quan sát những bức tranh minh họa và đọc lên những câu thơ tương ứng với những bức tranh ấy .
- Dự kiến, gợi ý trả lời: Tranh minh họa của Trương Quân, do nhà xuất bản Văn hóa dân tộc ấn hành .
3. Giảng bài mới: 
- Giới thiệu bài:
Qua đoạn trích và những bức tranh minh họa, các em đã cảm nhận được phần nào tâm trạng của người chinh phụ. Để các em hiểu rõ và cảm nhận sâu sắc hơn nỗi đau khổ của người chinh phụ phải sống trong cảnh cô đơn lẻ loi, chúng ta đi phân tích nghệ thuật khắc họa tâm trạng và diễn biến tâm trạng của người chinh phụ qua đoạn trích : “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”.( 1’)
-Tiến trình bài dạy:
THỜI GIÁN
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
NỘI DUNG 
34’
HĐ1: HD hs đọc hiểu văn bản
*GV Hướng dẫn HS tìm hiểu từ câu 1 đến câu 8 của đoạn trích.
- Tâm trạng người chinh phụ được diễn tả trong 8 câu thơ đầu thể hiện ở những cử chỉ nào ?
-Tắc giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để khắc họa tâm trạng của người chinh phụ ?
- Hình ảnh “hoa đèn”, “ngọn đèn” gợi cho em liên tưởng đến biểu tượng nào trong ca dao trữ tình Việt nam ?
- Qua việc phân tích 8 câu thơ đầu, hãy tóm lược lại tâm trạng người chinh phụ được diễn tả ở đây ?
* Gv chốt: ở đây, tâm trạng nhân vật đã chuyển giọng từ lời kể bên ngoài thành độc thoại nội tâm bên trong da diết, tự dằn vặt.
*GV hướng dẫn HS tìm hiểu tiếp từ câu 9 đến câu 16 .
-Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để tiếp tục khắc họa tâm trạng buồn lẻ loi của người chinh phụ ?
-Những động từ “gượng đố tra”, “gượng soi”, “gượng gảy ...” muốn nói lên điều gì ?
-Tại sao những việc làm thường nhật không làm cho người chinh phụ khuây khỏa được nỗi lòng ? 
*GV hướng dẫn HS tìm hiểu 8 câu thơ cuối :
-Những hình ảnh thiên nhiên ở đây có gì khác so với đoạn thơ trước ?
- Tâm trạng chinh phụ ở 8 câu thơ cuối chuyển biến như thế nào ?
-Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ có ý nghĩa như thế nào ?
-Khi đọc hai câu thơ cuối, gợi cho em điều gì ?
- Tại sao người chinh phụ lại ý thức rất rõ về tình cảnh lẻ loi của bản thân và khiến nàng ray rứt đến thế ?
HĐ1: đọc hiểu văn bản
-HS đọc đoạn trích
-HS trả lời
-HS theo dõi, quan sát và trả lời
-HS làm việc cá nhân và phát triển định hướng trả lời :
+Những động tác : đi đi, lại lại, quanh quẩn, buông rèm, cuốn rèm, ngóng chờ chim thước ...
à Những động tác vô nghĩa ấy diễn tả nỗi lòng không biết ngõ cùng ai.
+Những biện pháp nghệ thuật :
-Câu hỏi tu từ :”Trong rèm dường đã có đèn biết chăng ? thể hiện nỗi khắc khoải chờ đợi và hy vọng
- Điệp ngữ bắc cầu :”Có đèn biết chăng .... đèn có biết”
Thể hiện tâm trạng buồn triền miên, dài lê thê theo thời gian, không ngưng, dứt
+Câu ca dao : “Đèn thương nhớ ai mà đèn không tắt”
à Trong im lặng dằng dặc, người chinh phụ trò chuyện thầm lặng với ngọn đèn, với cái bóng của mình .
-Tâm trạng người chinh phụ buồn, lẻ loi, cô đơn
-HS thảo luận, cử đại diện trả lời :
+Đảo ngữ : “gà eo óc gáy” 
 “hòe phất phơ rủ bóng”
à Hai hình ảnh thiên nhiên ấy nói lên nỗi thất vọng triền miên : cả ban ngày và ban đêm.
+Từ láy gợi hình gợi ảnh : “eo óc”, “ đằng đẵng”, “dằng dặc”, “phất phơ” ...
+So sánh : 
“khắc giờ như niên”
“Mối sầu”như miền biển xa”
à Sự cô đơn vô bờ bến
- Hs trả lời:“Gượng đốt”, “Gượng soi.”, “Gượng gảy’...
à Diễn cảm sự miễn cưỡng, gượng ép khi làm những việc mà phụ nữ trẻ thường làm. Chính mối sầu, sự cô đơn đã khiến nàng không còn thiết tha với công việc nữa...
- Sự nhớ nhung, sầu muộn đã tràn ngập tâm hồn nàng. Nếu đốt hương để tìm sự thanh thản thì hồn lại miên man, soi gương để trang điểm thì nước mắt tuôn trào, gảy đàn thì sợ đàn đứt dây - báo hiệu sự chia lìa đau khổ. Chính sự lẻ loi, cô đơn, buồn khổ, đã khiến nàng không còn thiết tha gì với những việc thường nhật ấy và những việc thường nhật ấy cũng không thể làm khuây khỏa được tâm hồn nàng
-HS quan sát, trả lời :
-Thiên nhiên : Non yên, trời thăm thẳm, gió đông ...
àKhông gian được mở rộng, vô tận, bát ngát, càng diễn tả sự cô đơn là vô bờ bến .
-Tâm trạng người chinh phụ đã chuyển biến từ cô đơn lẻ loi, sầu muộn đến thương nhớ và muốn gởi trọn tâm trạng đó đến nơi người chồng bằng ngọn gió đông .
- Từ láy “thăm thẳm”, “thiết tha”,”đau đáu” diễn tả nỗi lòng day dứt, cắt cửa của người chinh phụ.
-Hai câu thơ :”Cảnh buồn người thiết tha lòng
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun”
Nói đến quan hệ tác động giữa người và cảnh, cảnh buồn thì người cũng buồn.
-Nguyễn Du cũng có câu thơ tương tự : “Cảnh nào cảnh chẳng deo sầu - Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.
- Hs trả lời:
+ Vì người chinh phụ có khát khao hạnh phúc lứa đôi, có khát khao nên nàng mới dằn vặt và đau đớn.
+ Người chinh phụ trong đoạn trích ý thức rất rõ nỗi cô đơn của mình, bởi lẽ nàng chưa được hưởng hạnh phúc trọn vẹn. Mới cưới nhau mà chồng đi biền biệt. Nàng khát khao hạnh phúc, tình yêu nên nàng càng thấy chua xót về tình cảnh lẻ loi của mình .
 I. TÌM HIỂU CHUNG
II-ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
1- 16 câu thơ đầu :Tình cảnh cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ
a)Từ câu 1 đến câu 8 :
- Những động tác đi đi lại lại, quanh quẩn, dạo hiện vắng, buông rèm, cuốn rèm, mong chờ chim thước báo tin ...
à Những hành động vô nghĩa vô nghĩa biểu lộ tâm trạng cô đơn lẻ loi của nàng - nỗi lòng không biết ngỏ cùng ai .
-Điệp ngữ bắc cầu :”Có đèn biết chăng ...đèn có biết...”
à Diễn tả tâm trạng buồn triền miên, kéo dài lê thê theo thời gian, dừng như không bào giờ ngừng, dứt....
- Câu hỏi tu từ :”Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?”
à Thể hiện nỗi khắc khoải chờ đợi và hy vọng -Hình ảnh :”hoa đèn”, “ngọn đèn” liên tưởng đến câu ca dao “Đèn thương nhớ ai mà đèn không tắt”: hình ảnh người thiếu nữ nhớ mong người yêu, chờ đợi khắc khoải, trằn trọc suốt năm canh không ngủ. Ở đây đoạn trích cũng sử dụng lại mô tiáp ngọn đèn để diễn tả tâm trạng người chinh phụ .
Tóm lại : Qua 8 câu thơ đầu, tâm trạng người chinh phụ được thể hiện đó là : nàng lẻ loi cô đơn ở mọi nơi, mọi lúc, trong nhà, ngoài hiên vắng, ban ngày, ban đêm... mức độ đã lên đến tột đỉnh .
 b)Từ câu 9 đến câu 16 :
- Khắc khoải nội tâm qua cảnh vật thiên nhiên
- Hai hình ảnh sử dụng biện pháp đảo ngữ :
Ban đêm : gà eo óc gáy
Ban ngày: hòe phất phơ rủ bóng
à Gợi nỗi thất vọng triền miên, dằng dặc
- Nhiều từ láy gợi hình, gợi ảnh :”eo óc”, “phất phơ”,”đằng đẵng”, “dằng dặc”
- Biện pháp so sánh :”Khắc giờ” như “niên”
“Mối sầu” dằng dặc tựa “miền biển xa”
à Tác giả dùng cảnh vật thiên nhiên để diễn tả tâm trạng con người, dùng ngoại cảnh để diễn tả nội tình : sự cô đơn lẻ loi của người chinh phụ vô bờ bến, không có giới hạn. Mối sầu của nàng trải dài theo thời gian và lan rộng trong không gian
- Những hành động : đốt hương,soi gương, gảy đàn là những công việc mà phụ nữ trẻ hay làm. Nhưng bây giờ đối với người thiếu phụ đều trở nên gượng ép, miễn cưỡng.
*Tóm lại : Bằng nghệ thuật miêu tả, tâm trạng đặc sắc, cùng những hình ảnh gợi hình gợi ảnh, tác giả đã khắc họa được tâm trạng cô đơn, lẻ loi, sầu muộn của người chinh phụ. 2. 8 câu thơ cuối: Nỗi nhớ nhung của người chinh phụ.
- Những hình ảnh thiên nhiên :
+Thiên nhiên thực:”gió đông”, “trời thăm thẳm”, “đường lên bằng trời”
+Thiên nhiên ước lệ : Non yên - nơi chiến trận ngoài biên ải xa xôi 
àKhông gian vô tận, bát ngát, diễn tả nỗi nhớ khôn nguôi, không tính đếm được .
- Tâm trạng của người chinh phụ đã chuyển từ cô đơn lẻ loi, sầu muộn đến nhớ thương người chồng, muốn giữ trọng tâm trạng đó đến người chồng nơi chiến trận xa xôi bằng ngọn gió đông.
- Những từ láy : “thăm thẳm”, “đau đáu”,”thiết tha” càng diễn tả nỗi lòng day dứt, chua xót, cắt cứa đến đau đớn của người chinh phụ .
- Câu thơ :”Cảnh buồn người thiết tha lòng”mang tính triết lý về tác động giữa con người với hoàn cảnh. Con người đã mang tâm trạng buồn mà gặp cảnh vật cũng buồn như : nghe tiếng côn trùng kêu trong mưa tro thì bóng người càng buồn hơn nữa .
Đời sau Nguyễn Du cũng có câu thơ tương tự:
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu nào giờ”
à Người chinh phụ nhớ nhung chồng đến day dứt, cắt cứa, đau đớn.
2’
HĐ2: GV hướng dẫn HS tổng kết
- Em hãy cho biết nét đặc sắc về nội dung của đoạ trích ?
- Nét đặc sắc về nghệ thuật được thể hiện trong đoạn trích ?
HĐ2: tổng kết
-Đoạn trích miêu tả tâm trạng cô đơn, lẻ loi, nhớ nhung của người chinh phụ
-Nghệ thuật miêu tả tâm trạng tài tình đã khắc họa khá rõ nét tâm trạng người chinh phụ .
III- TỔNG KẾT
1. Nội dung
- Đoạn trích miêu tả những cung bậc và sắc thái tình cảm khác nhau về nỗi cô đơn, lẻ loi, sầu nhớ ở người chinh phụ, khát khao được sống hạnh phúc lứa đôi .
2. Về nghệ thuật :
-Bằng nghệ thuật khắc họa tâm trạng tài tình đặc sắc, đoạn thơ đã diễn tả được khá nhiều sắc thái tâm trạng của người chinh phụ.
-Thể thơ song thất lục bát đã đáp ứng tốt những yêu cầu về cách diễn tả nội tâm. Nó như điệp khúc lặp đi lặp lại và nỗi cô đơn, buồn nhớ của người chinh phụ theo đó tuôn trào .
1’
HĐ3: HD hs củng cố.
Giá trị nhân đạo mà tác giả gửi gắm nơi đoạn trích
HĐ4: Củng cố.
*Ý nghĩa văn bản:
Ghi lại nỗi cơ đơn buồn khổ của người chinh phụ trong tình cảnh chia lìa; đề cao hạnh phúc lứa đơi và tiếng nĩi tố cáo chiến tranh phong kiến.
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1’)
- HS học bài cũ.
- Chuẩn bị bài mới: TÓM TẮT VĂN BẢN THUYẾT MINH.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

File đính kèm:

  • docTIET76-77.doc