Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 74: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật - Đào Thị Phượng

GV: Theo em, tại sao tác giả lại viết:

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

(Tác giả đã tổ chức, xếp đặt, miêu tả cây sen từ lá -> bông -> nhị rồi từ nhị -> lá -> bông để tạo ra sự tầng tầng lớp lớp của cây sen)

->Ngôn ngữ nghệ thuật đã được lựa chọn, tổ chức sắp xếp từ ngôn ngữ hàng ngày để đạt tới giá trị nghệ thuật thẩm mĩ.

GV: Qua phân tích ví dụ trên em hiểu thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật?

HS: Trả lời, GV ghi bảng.

GV: Ngôn ngữ nghệ thuật bao gồm những loại nào?

HS: Trả lời.

GV: Sự khác nhau giữa ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn ngữ sinh hoạt?

HS: phát hiện, trả lời.

Khác nhau:

+ NNSH: là lời ăn tiếng nói hàng ngày, dùng để trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.

+ NNNT: vừa có chức năng thông tin, vừa có chức năng thẩm mĩ.

 

docx9 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1020 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 74: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật - Đào Thị Phượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20.02.2016.
Ngày giảng: 25.02.2016.
GV hướng dẫn: Ngô Thị Liên.
Giáo sinh thực hiện: Đào Thị Phượng.
Tiết: 74
	PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
Mục đích yêu cầu.
Kiến thức.
Nắm được khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với các đặc trưng cơ bản của nó.
Kĩ năng.
Có kĩ năng nhận diện phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Thái độ.
Có ý thức trân trọng và giữu gìn sự trong sáng của ngôn ngữ nghệ thuật.
Năng lực.
Hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt.
Chuẩn bị.
Phương pháp.
Phân tích ngôn ngữ, thông báo – giải thích, giao tiếp tiếng Việt.
Phương tiện.
SGK Ngữ văn lớp 10 tập 2, tài liệu tham khảo, máy chiếu, bảng phụ.
Hình thức.
Học theo lớp, học theo nhóm.
Tổ chức hoạt động.
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ.
Bài mới.
Mỗi người đều có lối ăn mặc, ứng xử riêng mà ta thường gọi đó là phong cách. Ngôn ngữ cũng vậy, dựa trên những đặc trưng khác nhau người ta có thể phân chia chúng thành những phong cách ngôn ngữ khác nhau: hành chính, nghệ thuật, sinh hoạt, báo chí và chính luận.
Trong chương trình Ngữ văn 10 tập 1 các em đã được tìm hiểu về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một phong cách ngôn ngữ mới đó là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
GV chiếu hai ví dụ lên bảng để học sinh so sánh, đối chiếu.
HS quan sát ví dụ và trả lời câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì về đặc điểm của ngôn ngữ trong hai ví dụ trên?
+ Theo em trong hai ví dụ trên, ví dụ nào có sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật?
GV hướng dẫn HS tìm hiểu VD2 để thấy được chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật.
+ Bài ca dao trên nói về sự vật gì? (cây sen)
+ Bài ca dao trên cho chúng ta biết những thông tin gì về cây sen?
Nơi sống: Trong đầm.
+ Cấu tạo: thân, lá, bông, nhị.
+ Màu sắc: xanh của lá, trắng của bông, vàng của nhị.
+ Sự trong sạch: gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
->Ngôn ngữ nghệ thuật có chức năng thông tin.
GV: Dân gian gửi gắm tư tưởng gì qua bài ca dao này? (cái đẹp có thể hiện hữu và bảo tồn và hiện hữu ngay trong môi trường có nhiều cái xấu).
-> Khi văn bản nghệ thuật biểu hiện một vẻ đẹp, hướng con người tới tới tình cảm thẩm mĩ, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn con người thì khi đó ngôn ngữ nghệ thuật có chức năng thẩm mĩ.
 GV: Theo em, tại sao tác giả lại viết:
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
(Tác giả đã tổ chức, xếp đặt, miêu tả cây sen từ lá -> bông -> nhị rồi từ nhị -> lá -> bông để tạo ra sự tầng tầng lớp lớp của cây sen)
->Ngôn ngữ nghệ thuật đã được lựa chọn, tổ chức sắp xếp từ ngôn ngữ hàng ngày để đạt tới giá trị nghệ thuật thẩm mĩ.
GV: Qua phân tích ví dụ trên em hiểu thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật?
HS: Trả lời, GV ghi bảng.
GV: Ngôn ngữ nghệ thuật bao gồm những loại nào?
HS: Trả lời.
GV: Sự khác nhau giữa ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn ngữ sinh hoạt?
HS: phát hiện, trả lời. 
Khác nhau:
+ NNSH: là lời ăn tiếng nói hàng ngày, dùng để trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảmđáp ứng nhu cầu của cuộc sống.
+ NNNT: vừa có chức năng thông tin, vừa có chức năng thẩm mĩ.
GV: Ngôn ngữ nghệ thuật có những đặc trưng nào?
GV Đưa ví dụ, hướng dẫn HS phân tích:
GV: Qua bài thơ em cảm nhận được hình tượng gì? (bánh trôi).
HS: Trả lời.
GV: Ví dụ trên có phải tác giả chỉ muốn nói đến hình tượng bánh trôi hay không? Hay muốn nói đến một đối tượng nào khác nữa?
HS: Trả lời.
(Bánh trôi nước: hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến -> có sự đồng cảm, chia sẻ)
GV: Người viết đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong ví dụ trên và tác dụng?
HS: phát hiện, trả lời.
(Biện pháp tu từ ẩn dụ, nhằm ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ và niềm cảm thông sâu sắc với số phận của họ - GV giảng thêm).
GV: Tính hình tượng là gì?
HS: Trả lời.
GV: Để tạo ra tính hình tượng, người viết có thể sử dụng những biện pháp tu từ nào?
HS: Trả lời.
GV cho HS lấy thêm ví dụ về tính hình tượng??
VD1: Nhân hóa.
“Con sóng dưới lòng sâu 
. 
Hướng về anh - một phương”
 (Sóng – Xuân Quỳnh)
VD2: So sánh
 Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
 (Ca dao)
GV: Tính hình tượng tạo ra đặc điểm gì cho ngôn ngữ nghệ thuật?
HS: Trả lời.
GV:Tình cảm, thái độ mà tác giả gửi gắm qua hai câu thơ?
HS: Trả lời.
(Câu thơ là lời của Thúy Kiều trước mộ Đạm Tiên, vừa thể hiện số phận bi kịch của người phụ nữ đồng thời thể hiện tư tưởng nhân đạo của tác giả).
GV: Em hiểu thế nào là tính truyền cảm?
GV So sánh phong cách của nhà thơ Xuân Diệu và nhà thơ Huy Cận.
+ Xuân Diệu viết với hồn thơ sôi nổi, rạo rực với khát vọng sống và cống hiến hết mình. (Vội vàng).
+ Huy Cận là hồn thơ sâu lắng, trong sáng tác của mình đều chất chứa một nỗi buồn vô tận bao trùm cả không gian. (Tràng giang).
GV: Tính cá thể hóa là gì?
HS: Trả lời.
GV tổ chức, hướng dẫn HS làm bài tập.
GV đưa ra bài tập mới, yêu cầu HS phát hiện được ngôn ngữ sử dụng là ngôn ngữ nghệ thuật và chỉ ra (chứng minh) các đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật.
HS: trả lời.
Gợi ý:
+ Ngôn ngữ dùng trong tác phẩm văn chương.
+ Chức năng thông tin: cho biết hành động của cô gái (tát nước), thời gian, địa điểm diễn ra hành động.
+ Tư tưởng thẩm mĩ: thể hiện vẻ đẹp trong lao động, gợi lên ở người đọc sự rung động trước vẻ đẹp của con người trong lao động, sản xuất nông nghiệp.
+ Từ ngữ, hình ảnh có giá trị gợi tả, gợi cảm: “tát nước bên đàng, múc ánh trăng vàng, hỡi, sao” có giá trị nghệ thuật.
Gợi ý:
+ So sánh
 Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
 (Ca dao)
+ Ẩn dụ: 
Ngày ngày mặt trời đi qua chân lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chin mùa xuân.
 (Viếng lăng Bác).
+ Nhân hóa:
Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình.
 (Ánh trăng – Nguyễn Duy)
Gợi ý:
Canh cánh: luôn thường trực trong lòng.
+ Rắc: vần trắc.
+ Giết: tội ác của giặc, thể hiện thái độ của người viết.
Gợi ý:
Điểm giống nhau:
+ Đều lấy cảm hứng từ mùa thu.
+ Xây dựng thành công hình tượng mùa thu.
Khác nhau:
+ Về hình tượng: Mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến với bầu trời bao la, trong xanh, tĩnh lặng, nhẹ nhàng. Trong thơ Lưu Trọng Lư, mùa thu có âm thanh xào xạc, lá vàng lúc chuyển mùa. Trong thơ Nguyễn Đình Thi cảm nhận được sự hồi sinh của dân tộc trong mùa thu.
+ Về từ ngữ: Nguyễn Khuyến chú ý đến từ ngữ chỉ mức độ về khoảng cách, màu sắc, trạng thái hành động. Lưu Trọng Lư chú ý dùng âm thanh biểu hiện cảm xúc. Nguyễn Đình Thi miêu tả trực tiếp hình ảnh và cảm xúc.
+ Về nhịp điệu: Thơ Nguyễn Khuyến nhịp điệu nhẹ nhàng. Thơ Lưu Trọng Lư nhịp điệu chậm, buồn, đầy băn khoăn, trăn trở. Thơ Nguyễn Đình Thi nhịp điệu vui say, náo nức.
=> Các tác giả ở các thời đại khác nhau, tâm trạng khác nhau( 1 nhà thơ cổ điển, 1 nhà thơ lãng mạn, 1 nhà thơ cách mạng).
Ngôn ngữ nghệ thuật.
Ví dụ.
+ VD1: Cây sen sống ở ao, hồ, đầm. Đặc điểm: thân và rễ bám sâu vào bùn ở đáy nước. Lá to bản rộng màu xanh, có bông màu trắng hồng.
Ngôn ngữ cô đọng, chính xác, trung hòa, không biểu cảm.
+ VD2: Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
 Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
 (Ca dao)
Ngôn ngữ gợi tả, sinh động, giàu sức biểu cảm.
Khái niệm.
+ Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
+ Nó là ngôn ngữ được tổ chức, xếp đặt, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và có giá trị nghệ thuật.
Phân loại.
+ Ngôn ngữ tự sự: truyện, tiểu thuyết, bút kí, kí sự
+ Ngôn ngữ thơ: ca dao, vè, thơ,
+ Ngôn ngữ sân khấu: kịch, tuồng, chèo,
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Tính hình tượng.
Ví dụ:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
 (Bánh trôi nước – HXH)
Khái niệm.
Là khả năng tạo ra những hình tượng nhờ cách diễn đạt ngôn ngữ có hình ảnh, màu sắc, âm thanh, biểu tượng,, người đọc dùng tri thức, vốn sống của mình để liên tưởng, suy nghĩ và rút ra những bài học nhất định.
+ Biện pháp tu từ tạo hình tượng: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ.
+ Hệ quả tất yếu của tính hình tượng là tính đa nghĩa, hàm súc. (lời ít, ý nhiều). 
Tính truyền cảm.
Ví dụ.
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
 (Nguyễn Du – Truyện Kiều)
Khái niệm.
+ Tính truyền cảm trong ngôn ngữ nghệ thuật là làm cho người đọc (nghe) cùng vui, buồn, yêu, thích, như chính người viết, tạo ra sự giao cảm, hòa đồng cuốn hút, gợi cảm xúc cho người đọc.
Tính cá thể hóa.
Ví dụ.
Khái niệm. 
+ Là khả năng sáng tạo giọng điệu riêng, phong cách riêng của mỗi nhà văn.
+ Thể hiện ở cách dùng từ, đặt câu, sử dụng hình ảnh, giọng điệu.
Ghi nhớ (SGK –T101)
Luyện tập.
Bài 1: 
Hãy chỉ ra đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật trong bài ca dao sau:
 “Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?”
Bài 2.
Sưu tầm, lấy ví dụ về các phép tu từ thường được sử dụng để tạo tính hình tượng.
Bài 3:
Chọn từ ngữ thích hợp để đưa vào chỗ trống.
Nhật kí trong tù // một tấm lòng yêu nước.
(biểu hiện, phản ánh, thấm đượm, canh cánh, bộc lộ)
Ta tha thiết tự do dân tộc
Không chỉ vì một dải đất riêng
Kẻ đã // trên mình ta thuốc độc
// màu xanh cả Trái Đất thiêng.
+ Dòng 3: gieo, vãi, phun, rắc.
+ Dòng 4: hủy, diệt, tiêu, triệt, giết.
Bài 4/T162:
 So sánh hình ảnh mùa thu qua các bài thơ:
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu
Nước biếc trông như từng khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
 (Thu vịnh – Nguyễn Khuyến)
Em không nghe mùa thu
Lá thu rơi xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô
 (Tiếng thu – Lưu Trọng Lư)
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha.
 (Đất nước – Nguyễn Đình Thi).
Củng cố, dặn dò.
Học bài cũ.
Chuẩn bị bài mới.

File đính kèm:

  • docxTuan_28_Phong_cach_ngon_ngu_nghe_thuat.docx
Giáo án liên quan