Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 63: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
-Trọng đãi hiền tài: cho khoa danh, tước trật, nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long Hổ, bày tiệc Văn hỉ
-Tác giả lập luận: Những việc làm trên vẫn không lưu danh được đến đời sau -> Cần lập bia đá đề danh tiến sĩ.
*Ý nghĩa việc lập bia:
-Khuyến khích hiền tài
- Phấn chấn hâm mộ hiền tài, rèn luyện danh tiết.
-Làm cho đất nước hưng thịnh bền lâu.
Tiết 63: HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA (Thân Nhân Trung) YÊU CẦU CẦN ĐẠT Kiến thức Thấy được chính sách trọng người tài của triều đại do Lê Thánh Tông làm vua. Hiểu được vai trò của người tài đối với vận mệnh của 1 quốc gia Thấy được đây là bài viết có kết cấu chặt chẽ, lập luận khúc chiết, giàu sức thuyết phục và mang tính thời sự. Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản 1 tác phẩm văn học cổ Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp bằng những câu hỏi nêu vấn đề. Nhận diện tính chặt chẽ trong kết cấu, khúc chiết trong lập luận. Thái độ Quý trọng người hiền tài. Cố gắng nỗ lực học tập để trở thành người có ích. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Phương pháp Phát vấn, phân tích, bình giảng, chứng minh, thảo luận nhóm Phương tiện dạy học: Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo án. Học sinh: sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ Nêu vài nét về Nguyễn Trãi. Đọc thuộc lòng đoạn 1, 2 tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi. Nêu bố cục tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” Phân tích luận đề chính nghĩa được Nguyễn Trãi đưa ra trong tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” Vào bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Ghi chú HĐ1:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung: -Em hãy cho biết 1 vài nét về tác giả Thân Nhân Trung? -Em hãy cho biết 1 đôi điều về tác phẩm? HĐ2:Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản: -Tác giả TNT đã khẳng định tầm quan trọng của người hiền tài như thế nào? -Các đấng thánh đế, minh quân đã trọng đãi người hiền tài như thế nào? -Việc lầm bia có ý nghĩa như thế nào? -Theo em, bài học lịch sử rút ra từ việc đề bia văn miếu là gì? HĐ3: Hướng dẫn học sinh tổng kết Tìm hiểu chung: 1,Tác giả: -Thân Nhân Trung (1418-1499) -Đỗ tiến sĩ năm 1469 -Giỏi văn chương, được phong làm phó nguyên súy hội Tao Đàn. 2, Tác phẩm: -Thuộc lối văn nghị luận, thuộc thể kí -Là bài văn, ghi chép những việc trọng đại, tên tuổi, sự nghiệp của những người có công đức để truyền lại đời sau. -Bài văn bia được khắc năm 1484: Kể về việc Lê Thái Tổ dựng nước 1428, danh sách 33 vị tiến sĩ đã đỗ khoa Nhâm Tuất) ->Có vai trò quan trọng như 1 lời tự chung cho 82 tấm bia tiến sĩ ở Văn Miếu. II.Đọc – hiểu văn bản: 1,Tầm quan trọng của người hiền tài đối với đất nước: *Hiền tài là nguyên khí của quốc gia: -Hiền tài: người tài cao, học rộng, có đạo đức. Nguyên khí: chất khí ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật. ->Sự sống còn và phát triển của 1 quốc gia không thể thiếu những người hiền tài. -Tác giả lập luận: “Nguyên khí thịnh, thế nước mạnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu”-> So sánh sự đối lập để thấy rõ đây là chân lý hiển nhiên. =>Hiền tài có vai trò quan trọng với mỗi quốc gia. *Các đấng thánh đế minh vương đều trọng đãi người hiền tài: -Trọng đãi hiền tài: cho khoa danh, tước trật, nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long Hổ, bày tiệc Văn hỉ -Tác giả lập luận: Những việc làm trên vẫn không lưu danh được đến đời sau -> Cần lập bia đá đề danh tiến sĩ. *Ý nghĩa việc lập bia: -Khuyến khích hiền tài - Phấn chấn hâm mộ hiền tài, rèn luyện danh tiết. -Làm cho đất nước hưng thịnh bền lâu. 2, Bài học lịch sử rút ra từ việc khắc bia đề danh tiến sĩ: -Ở thời nào: “Hiền tài cũng là nguyên khí quốc gia” -Quan điểm của nhà nước ta: Giáo dục là quốc sách hàng đầu. III. Tổng kết -Nội dung: Hiền tài có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thịnh suy của 1 quốc gia. -Nghệ thuật: kết cấu chặt chẽ, lập luận khúc chiết, giàu sức thuyết phục và mang tính thời sự. DẶN DÒ Bài cũ: Nắm vững nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” Hệ thống kết cấu văn bản “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Bài mới Soạn bài tựa “Trích diễm thi tập”, “Thái sư Trần Thủ Độ”, “Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn”
File đính kèm:
- Tuan_21_Doc_them_Hien_tai_la_nguyen_khi_cua_quoc_gia.doc